Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối nguy hiểm không? Cách chữa trị

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Chị em nên áp dụng ngay những cách chữa trị an toàn dưới đây để sớm tìm lại được giấc ngủ ngon và duy trì được thai kỳ khỏe mạnh cho đến ngày sinh đẻ.

Bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối là gì?

Bà bầu bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối là một dạng thường gặp của bệnh rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này xảy ra khiến cho bà bầu khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ bị đánh thức giữa đêm và không thể quay trở lại tiếp tục ngủ bình thường.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối là vấn đề rất nhiều mẹ bầu đang gặp phải

Trong thời gian mang bầu, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi lớn, nhất là sự thay đổi trọng lượng của thai nhi. Lúc này, tử cung phải giãn rộng nhằm đảm bảo không gian phát triển cho em bé trong bụng khiến cho các cơ quan nội tạng, thần kinh cũng như cột sống bị chèn ép. Tình trạng này gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và khiến cho nhiều mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối.

Hiện tượng mất ngủ xảy ra thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ khiến các mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải mỗi sáng thức dậy mà. Điều này cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối phải làm sao để lấy lại được giấc ngủ ngon nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Bao gồm:

Do sự phát triển của thai nhi:

Thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ, nhất là về cân nặng. Lúc này, em bé trong bụng mẹ thường xuyên xoay chuyển, đạp hay thậm chí là nhào lộn trong bụng. Mặc dù đây là một triệu chứng tốt cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh nhưng cũng gây không ít khó chịu cho mẹ. Một số bé hoạt động mạnh vào ban đêm khiến chị em khó ngủ, ngủ không yên giấc và thậm chí là mất ngủ.

Đi tiểu nhiều lần:

Ở phụ nữ mang thai, khối lượng máu tăng cao đồng nghĩa với việc thận phải hoạt động liên tục với công suất tăng lên từ 30 – 50% để chất độc trong máu. Quá trình này không chỉ khiến lượng ure tăng lên mà còn đào thải ra nhiều nước tiểu khiến mẹ bầu thường xuyên mót tiểu, kể cả vào ban đêm.

Càng về những tháng cuối của thai kỳ, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn do dạ con nới rộng và chèn ép lên bàng quang. Bị mất ngủ, khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối chính là một hậu quả tất yếu.

Hồi hộp, căng thẳng quá mức:

Gần đến ngày sinh nở, xen lẫn với cảm giác lo lắng, bà bầu còn mang trong mình tâm trạng hồi hộp khi sắp được gặp con. Điều này gây ra tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương và khiến cho không ít bà bầu bị mất ngủ 3 tháng cuối.

Chuột rút cơ bắp:

Chuột rút là hiện tượng có thể xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào trong những tháng cuối của thai kỳ. Những cơn chuột rút thường mang theo cảm giác đau dữ dội, nhất là ở đùi hay bắp chân. Chúng khiến mẹ bị đánh thức giữa đêm và khó quay trở lại giấc ngủ.

Ngủ không đúng tư thế:

Trong 3 tháng cuối, bụng bầu lớn vượt mặt khiến cho chị em khó tìm được tư thế ngủ thích hợp. Nhiều mẹ thậm chí phải ngủ ngồi. Tình trạng này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến mất ngủ, ngủ không đủ giấc.

mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Tư thế nằm không phù hợp khiến cho nhiều mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng cuối

Các vấn đề về cơ xương khớp:

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến cho các cơ và dây chằng bị giãn nở, suy yếu. Điều này khiến cho các khớp xương trở lên lỏng lẻo hơn. Chính vì vậy, bà bầu sẽ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau lưng, đau nhức xương khớp. Nguy cơ bị chấn thương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp cũng tăng cao hơn. Tất cả những yếu tố này đều có thể trở thành nguyên nhân khiến cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối.

Tăng nhịp tim:

Để cung cấp máu đến dạ con, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn so với lúc chưa mang thai. Tình trạng này có thể dẫn đến hồi hộp, đánh trống ngực và khiến cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối bị mất ngủ.

Các vấn đề về tiêu hóa:

Táo bón, buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, ăn lâu tiêu, trào ngược dạ dày là những vấn đề ở đường tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chế độ ăn thiếu chất xơ, tẩm bổ quá nhiều, ít vận động hoặc do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố. Chúng khiến các mẹ khó chịu và dễ bị mất ngủ.

Khó thở:

Quá trình phát triển của dạ con khiến cho đường hô hấp cũng như cơ hoành bị chèn ép dẫn đến khó thở. Trong khi đó nhu cầu oxy cuối thai kỳ lại tăng cao khiến cho các mẹ phải hít thở sâu liên tục để dung nạp được nhiều oxy vào cơ thể. Điều này càng làm chị em cảm thấy mệt mỏi, khó khăn khi hít thở.

Hiện tượng trên diễn ra suốt cả ngày và có xu hướng trầm trọng hơn vào ban đêm khiến cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối.

Các nguyên nhân khác:

  • Giường hay nệm ngủ quá cứng
  • Ăn khuya nhiều hoặc dùng bữa tối quá muộn
  • Phòng ngủ nóng hoặc lạnh quá mức, có nhiều tiếng ồn
  • Để đèn sáng khi ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích vào buổi chiều tối, chẳng hạn như trà, cà phê.
  • Các vấn đề về sức khỏe: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn tiền đình,…
  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Triệu chứng nhận biết mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối

Bệnh mất ngủ có thể biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau tùy theo từng cá nhân. Các triệu chứng có thể gặp ở bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc hàng giờ đồng hồ cũng chưa ngủ được.
  • Ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ tỉnh dậy dù chỉ nghe tiếng động nhỏ.
  • Giấc ngủ ngắn, thức dậy quá sớm.
  • Sau khi ngủ dậy, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, vẫn buồn ngủ nhưng không thể ngủ được, thường xuyên ngủ gật vào ban ngày.

Các triệu chứng trên có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi biến mất. Đôi khi, bệnh mất ngủ diễn ra trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ và kéo dài cho đến sau sinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của chị em.

Các dạng mất ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối

Mất ngủ có nhiều dạng khác nhau. Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể gặp các dạng bệnh mất ngủ sau:

Mất ngủ cấp tính:

  • Các triệu chứng bệnh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
  • Thời gian bị mất ngủ có thể kéo dài tù vài ngày đến vài tuần.
  • Bệnh khởi phát khi bà bầu vừa trải qua một sự kiện căng thẳng ( chẳng hạn như mất người thân), thay đổi môi trường sống, xuất hiện tiếng ồn quá mức hoặc do tác dụng phụ của thuốc…

Mất ngủ thoáng qua:

  • Thời gian bệnh kéo dài không quá 1 tuần.
  • Các triệu chứng chỉ nhẹ, thoáng qua
  • Hầu hết các trường hợp đều than phiền về tình trạng khó đi vào giấc ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối.

Mất ngủ mãn tính:

  • Bị mất ngủ kinh niên.
  • Triệu chứng mất ngủ xuất hiện ít nhất 3 ngày/tuần và kéo dài trong ít nhất 1 tháng.
  • Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do ảnh hưởng của các bệnh lý tiềm ẩn.
  • Một số mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối vô căn, tức không tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối dạng mãn tính
Một số bà bầu bị mất ngủ mãn tính trong 3 tháng cuối

Mất ngủ duy trì:

  • Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: Khó ngủ, dễ thức dậy giữa đêm nhưng khó trở lại giấc ngủ, ngủ dậy quá sớm và không có được giấc ngủ sâu.
  • Nguyên nhân gây mất ngủ duy trì chủ yếu có liên quan đến sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn tiền đình,..) hoặc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, hội chứng chân không yên…

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra không ít tác động tiêu cực đến sức khỏe của chị em. Dưới đây là những tác hại rõ ràng nhất:

  • Mất ngủ gây mệt mỏi kéo dài, mất tỉnh táo, kém tập trung khi làm việc.
  • Suy kiệt sức khỏe
  • Gây thiếu oxy ở não bộ khiến mẹ dễ bị đau đầu, cao huyết áp, chóng mặt.
  • Khó sinh, làm tăng nguy cơ phải sinh mổ.
  • Kéo dài quá trình chuyển dạ khiến mẹ chịu nhiều đau đớn.
  • Thay đổi tính tình, căng thẳng, dễ nổi nóng, cáu gắt hoặc thậm chí là trầm cảm.
  • Da bị suy yếu, nhanh lão hóa, chảy xệ và xuất hiện nhiều vết rạn da hơn.
  • Làm tăng nguy cơ bị rối loạn huyết áp và nhiều vấn đề về sức khỏe.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, bà bầu bị mất ngủ nghiêm trọng trong 3 tháng cuối còn gây ra không ít vấn đề cho thai nhi như:

  • Chậm phát triển trí não: Ngủ không đủ giấc gây kích thích sản sinh nhiều hormone ở thùy trước tuyến yên. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng cân và ức chế sự phát triển trí não của em bé trong bụng.
  • Hay hờn dỗi, quấy khóc: Tâm lý của mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng đến tính cách của con sa khi chào đời. Do bị mất ngủ trong 3 tháng cuối, nhiều mẹ hay cáu gắt, dễ nổi nóng. Do vậy, một số trẻ khi chào đời cũng hay hờn khóc, gắt ngủ vào ban đêm.
  • Thiếu máu sơ sinh: Các mẹ bị hay bị mất ngủ trong khoảng thời gian từ 23 giờ đêm tới 3 giờ sáng sẽ khiến trẻ sau khi chào đời có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn.

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối được chẩn đoán như thế nào?

Các phương pháp đang được thực hiện để chẩn đoán mất ngủ cho bà bầu trong 3 tháng cuối bao gồm:

chẩn đoán cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Các phương pháp chẩn đoán bệnh cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối chủ yếu là kiểm tra sức khỏe và tiền sử bệnh lý liên quan
  • Khám sức khỏe, kiểm tra các triệu chứng đang gặp phải
  • Kiểm tra tiền sử bệnh lý, thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc để chẩn đoán nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Theo dõi các triệu chứng xảy ra khi bị mất ngủ và ghi chép vào cuốn nhật ký giấc ngủ để thuận tiện hơn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán dạng mất ngủ cùng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Trắc nghiệm tâm lý
  • Đo đa ký giấc ngủ…

Cách chữa trị an toàn cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm, sắp sinh đẻ nên chị em cần đặc biệt thận trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị mất ngủ. Quá trình chữa trị cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Chỉ sử dụng thuốc trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối trong trường hợp cần thiết. Loại thuốc được lựa chọn cần đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và không gây hại cho thai nhi.
  • Áp dụng liệu pháp tâm lý đối với các mẹ bầu có biểu hiện căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

Dưới đây là một số giải pháp an toàn có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối:

1. Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp

Nằm nghiêng sang trái là tư thế ngủ lý tưởng nhất cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Ở tư thế này, chị em sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Thêm vào đó, việc nằm nghiêng sang trái cũng không làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và hạn chế áp lực chèn ép từ dạ con lên các cơ quan nội tạng hay cột sống. Nhờ vậy, mẹ bầu sẽ giảm thiểu được đáng kể cảm giác khó chịu trong lúc ngủ và có được giấc ngủ ngon hơn.

Khi ngủ, chị em có thể kê thêm một chiếc gối mềm giữa hai chân hoặc đặt gối trước và sau người để nâng đỡ bụng bầu và giúp cột sống lưng được thư giãn.

2. Vệ sinh giấc ngủ cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối

Vệ sinh giấc ngủ bao gồm những việc làm cần thiết giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thiết lập đồng hồ sinh học cho giấc ngủ bằng cách ấn định giờ đi ngủ và giờ thức dậy vào những khung giờ cố định mỗi ngày.
  • Trong trường hợp có thói quen ngủ trưa, bà bầu chỉ nên chợp mắt khoảng 30 – 45 phút. Không nên ngủ trưa quá nhiều gây khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm.
  • Không sử dụng các đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, nước trà, ca cao, chocolate hay soda 6 tiếng trước khi đi ngủ. Chất này có thể gây hưng phấn thần kinh, khiến cơ thể tỉnh táo trong suốt 6 tiếng hoặc lâu hơn kể từ khi bạn dùng các đồ uống trên.
  • Ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 – 3 tiếng. Tránh sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, đường hoặc chứa gia vị cay trong 4 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Nếu gần đến giờ đi ngủ mà cảm thấy đói bụng, mẹ chỉ nên dùng một ít thức ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút – 1 tiếng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để thần kinh được thư giãn, đồng thời làm tăng tuần hoàn máu và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối cần tránh vận động mạnh trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nệm có độ mềm vừa phải và thường xuyên vệ sinh phòng ngủ.
  • Tắt hết các bóng đèn để phòng ngủ đủ tối, giúp chị em dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Nếu sử dụng máy điều hòa, hãy điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với khả năng thích ứng của cơ thể. Đừng mở quá lạnh.
  • Lựa chọn phòng ngủ yên tĩnh, tránh xa khu vực có tiếng ồn.
  • Tránh làm việc, xem điện thoại, máy tính hay tivi trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bà bầu nên nghe một bản nhạc không lời nhẹ nhàng, đọc sách, ngồi thiền hoặc nhờ người thân mát xa để dễ ngủ hơn.
  • Tắm hoặc ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Tập thói quen đi ngủ sớm, tốt nhất là từ 9 – 10 giờ tối.
bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối chữa thế nào
Tập thói quen đi ngủ sớm và đúng giờ có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ cho bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối

3. Chữa mất ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối bằng liệu pháp tâm lý

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có dấu hiệu căng thẳng, lo âu quá mức hoặc bị trầm cảm có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Với phương pháp này, chị em sẽ được trò chuyện với chuyên gia tâm lý kết hợp với thư giãn để giải tỏa những vướng mắc trong lòng, qua đó giảm stress, giải tỏa căng thẳng và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

4. Rời giường và làm gì đó nếu không buồn ngủ

Một số bà bầu trằn trọc mãi vẫn không ngủ được nhưng vẫn cố gắng nằm với hy vọng sẽ chóng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, hiệu quả nhận được thì ngược lại, càng nằm càng cảm thấy tỉnh táo hơn.

Hãy rời giường và thử làm một việc gì đó khiến năng lượng của bạn cạn dần và làm thần kinh được thư giãn để dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Chẳng hạn như:

  • Đọc một cuốn sách yêu thích
  • Nghe nhạc
  • Sắp xếp lại đồ đạc trong phòng ngủ cho gọn gàng hơn
  • Ngồi thiền
  • Tập cách hít thở chữa mất ngủ

5. Tập yoga trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách tập yoga. Phương pháp này có tác dụng làm thư giãn toàn thân, tăng cường lưu thông máu lên não, điều hòa huyết áp và giúp chị em ngủ ngon giấc hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, trước khi luyện tập bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn các bài tập thích hợp.

Dưới đây là một số tư thế yoga trị mất ngủ an toàn cho phụ nữ có thai:

Tư thế thiền tòa sen an thần, giảm stress, cải thiện tâm trạng:

  • Chị em ngồi thẳng lưng trên tấm thảm. Thả lỏng toàn bộ cơ thể kết hợp duỗi thẳng hai chân.
  • Gập hai đầu gối vào và xếp chéo chân lên nhau sao cho gót chân được đưa vào trong hết cỡ và chạm vào đùi.
  • Đặt hay tay lên đầu gối, lòng bàn tay ngửa lên trên tạo thành tư thế ngồi tòa sen.
  • Hít thở thật sâu và chậm rãi để tinh thần được thư giãn tối đa. Trong quá trình thực hiện, đầu óc nên thả lỏng và tránh suy nghĩ đến bất cứ việc gì.
  • Cố gắng giữ tư thế trên càng lâu càng tốt.
bài tập yoga cho mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối
Bài tập yoga tư thế thiền tòa sen có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối

– Bài tập ngồi xoay người giảm đau lưng, giúp bà bầu sâu giấc trong 3 tháng cuối:

  • Bà bầu ngồi trên sàn bà co chân trái lại
  • Bắt chéo chân phải sang ngang chân trái kết hợp chống tay trái ra phía sau lưng, tay phải đi đưa lên trước.
  • Xoay đầu sang bên trái để cơ lưng được kéo căng.
  • Duy trì tư thế trên trong 30 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác trên với bên còn lại.

Tư thế em bé điều tiết cảm xúc, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ điều trị mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ

  • Ngồi quỳ trên sàn sao cho mông đặt vững vàng trên hai gót chân.
  • Duỗi thẳng hai tay về phía trước rồi kéo gập phần thân trên xuống cho đến khi trán và hai lòng bàn tay chạm sàn.
  • Mở rộng hai đầu gối và duỗi hai bàn chân thẳng ra. Từ từ đưa bàn chân vào phía trong để ngón cái chạm nhau.
  • Thư giãn toàn bộ cơ thể và giữ tư thế này trong khoảng 7 – 10 giây.
  • Lặp lại tư thế em bé vài lần liên tục.

6. Điều trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối bằng liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương là một cách khắc phục an toàn cho bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Phương pháp này tận dụng các loại tinh dầu thiên nhiên có đặc tính an thần để giảm căng thẳng và giúp bà bầu dễ ngủ hơn trong những tháng cuối của thai kỳ. Bao gồm tinh dầu oải hương, tinh dầu sả, tinh dầu hoa ngọc lan tây, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu hoa oải hương…

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể sử dụng các loại tinh dầu trên để chữa mất ngủ theo nhiều cách khác nhau như:

  • Đưa lọ tinh dầu lại gần mũi và ngửi trực tiếp.
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong miếng khăn giấy rồi đặt dưới gối ngủ.
  • Thêm 2 – 3 giọt tinh dầu vào trong bồn nước ấm và ngâm mình trong đó 10 phút để thư giãn, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Sử dụng máy xông tinh dầu.
  • Thoa tinh dầu mà mát xa cổ, vai và các vùng hay bị đau nhức, chuột rút.

7. Điều trị mất ngủ cho bà bầu trong 3 tháng cuối bằng trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối mà không gây tác dụng phụ. Tùy theo sở thích cá nhân, chỉ em có thể thử dùng các loại trà sau:

  • Trà hoa cúc: Lấy 4 – 5 bông hoa cúc khô bỏ vào ấm hãm với nước sôi trong 15 phút. Uống nguyên chất hoặc có thể cho thêm lượng mật ong vừa đủ để tạo vị ngọt. Nhờ chứa nhiều apigenin, trà hoa cúc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ và giúp bà bầu ngủ sâu giấc hơn. Duy trì uống 2 – 3 tách trà mỗi ngày cũng là cách ngủ nhanh đang được nhiều người áp dụng.
  • Trà bồ công anh: Bổ sung nhiều sắt, canxi và vitamin A – những dưỡng chất cần thiết cho giấc ngủ ngon. Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có thể tìm mua trà túi lọc về sử dụng hoặc dùng lá và rễ cây khô để hãm trà.
  • Trà bạc hà: Giúp giảm đau, làm thư giãn thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Khi sử dụng, chị em chỉ cần lấy vài lá bạc hà đem hãm với 150ml nước sôi và thưởng thức.
bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối uống trà bạc hà
Uống trà bạc hà là một cách chữa bệnh tự nhiên cho mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối

8. Dùng thuốc bác sĩ kê đơn chữa mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Nếu các phương pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, chị em có thể sử dụng thuốc trị mất ngủ do bác sĩ kê đơn. Chú ý tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn để hạn chế những rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu có thể tác động đến giấc ngủ. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc ăn uống thiếu khoa học có thể khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối.

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh mất ngủ, khi xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày chị em cần lưu ý:

  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi cho giấc ngủ như: Vitamin A, B12, C, D, E, magie, sắt, kali, canxi.
  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tác dụng an thần tự nhiên, chẳng hạn như hạt sen, anh đào, hạt óc chó, hạnh nhân, rau diếp, cá hồi, lạc tiên…
  • Hạn chế ăn nhiều bánh ngọt, kẹo, bánh mì trắng, đồ chiên rán, thức ăn nhanh vì chúng có ít chất dinh dưỡng lại làm tăng nặng tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.
  • Kiêng dùng các thức uống sau: Nước ngọt có ga, bia, rượu, trà đen, cà phê, soda, trà sữa hay nước chocolate. Chúng có tính kích thích, gây mất ngủ và không tốt cho thai nhi.
  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng vì chúng làm gia tăng nguy cơ bị táo bón, trào ngược dạ dày thực quản và khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối.
  • Bổ sung các món ăn trị mất ngủ vào thực đơn. Chẳng hạn như canh gà hầm củ sen, canh hến linh chi, cháo trứng gà hạt kê…

Cách phòng ngừa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối

Để giảm nguy cơ bị mất ngủ khi mang bầu 3 tháng cuối, chị em có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Thiết lập một chu kỳ sinh hoạt, đi ngủ và thức dậy ổn định vào những khung giờ cố định trong ngày và nghiêm túc thực hiện để tạo thành thói quen tốt cho đồng hồ sinh học.
  • Đi ngủ sớm vào buổi tối, tốt nhất là bắt đầu lên giường ngủ từ 9- 10 giờ tối.
  • Không nghĩ đến công việc hay bất cứ vấn đề nào khác trước lúc đi ngủ.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút để cải thiện thể trạng, giúp dễ chuyển dạ, giải phóng nguồn năng lượng dư thừa và ngủ ngon giấc hơn.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Không ăn quá khuya.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, nhất là vào buổi chiều tối.
  • Tạo không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoải mái, yên tĩnh và đủ tối để đầu óc được thư giãn và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Nếu có bất kỳ vấn đề gì lo lắng, hãy chia sẻ với bạn đời, người thân hoặc các chuyên gia tâm lý để thông suốt hơn. Đây cũng là cách giúp bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối nhanh chóng tìm lại được giấc ngủ ngon.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng: 21/03/2023 - Cập nhật lúc 10:56 am , 21/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc