Mách Bạn 10 Cách Bấm Huyệt Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nên Thử

Cập nhật: 04/04/2024

Bấm huyệt chữa mất ngủ là một phương pháp tự nhiên lành tính đang được áp dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Tùy theo tình trạng bệnh, bạn có thể áp dụng 10 mẹo bấm huyệt dưới đây để dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Bấm huyệt chữa mất ngủ là gì?

Bấm huyệt chữa mất ngủ là một phương pháp trị bệnh tự nhiên có nguồn gốc từ Y học cổ truyền Trung Quốc. Liệu pháp chữa bệnh này có tính an toàn cao và thường được kết hợp với châm cứu cùng các bài thuốc thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ.

Bấm huyệt chữa mất ngủ
Bấm huyệt chữa mất ngủ lá phương pháp tác động trực tiếp lên các huyệt đạo nhằm đả thông kinh mạch, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Theo quan niệm của Đông y, mỗi bộ phận trên cơ thể đều được kết nối với các huyệt đạo nhất định. Tình trạng ách tắc khí huyết tại các huyệt đạo có thể xảy ra khi cơ thể cảm thấy căng thẳng hoặc chịu tác động của các yếu tố ngoại tà xâm nhập dẫn đến mất thăng bằng và gây ra nhiều bệnh tật, bao gồm cả tình trạng mất ngủ. Mẹo bấm huyệt chữa mất ngủ được thực hiện nhằm mục đích đả thông kinh mạch, giảm tắc nghẽn, giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn.

Lợi ích khi áp dụng mẹo bấm huyệt chữa mất ngủ

Phương pháp bấm huyệt chữa mất ngủ được thực hiện đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân như:

  • Kích thích sản sinh serotonin và endorphin làm giảm lo âu, căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
  • Làm thư giãn thần kinh và giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc hơn.
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.
  • Cải thiện khả năng tuần hoàn máu lên não.
  • Cân bằng năng lượng.
  • Kích thích cơ chế tự chữa lành tổn thương trong cơ thể, bao gồm cả các vấn đề ở não bộ và dây thần kinh.
  • Giảm đau đầu, đau nhức xương khớp và các chứng đau ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Tăng khả năng miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, tiểu đường, xương khớp, tiêu hóa… Qua đó, cải thiện tình trạng mất ngủ cho bệnh nhân.

Đối tượng có thể bấm huyệt chữa mất ngủ

Phương pháp bấm huyệt có thể áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng bị mất ngủ. Bao gồm:

  • Mất ngủ cấp tính
  • Mất ngủ mãn tính
  • Mẹ bị mất ngủ sau sinh
  • Mất ngủ ở thanh niên
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ngủ chập chờn không sâu giấc
  • Buồn ngủ nhưng không ngủ được
  • Khó ngủ
  • Mất ngủ ở người già…
mẹo bấm huyệt chữa mất ngủ
Bấm huyệt chữa mất ngủ là một phương pháp an toàn, được áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng

Tuy nhiên, cần thận trọng tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ khi có ý định áp dụng mẹo chữa mất ngủ cho những đối tượng sau:

  • Người có trục trặc về tuần hoàn máu ở bàn chân, loét chân, có cục máu đông hay viêm tĩnh mạch chân.
  • Người mắc bệnh về tuyến giáp
  • Nhiễm nấm da
  • Bệnh nhân bị động kinh.
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang hành kinh
  • Thiếu tiểu cầu
  • Thủng dạ dày
  • Viêm vòi trứng vỡ
  • Dễ bị bầm tím da hoặc chảy máu
  • Viêm ruột thừa
  • Vùng bấm huyệt bị viêm nhiễm, lở loét hoặc có vết thương hở.

Mất ngủ bấm huyệt nào?

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, thầy thuốc có thể tác động đến các huyệt đạo gồm:

  • Huyệt An miên
  • Thái xung
  • Ấn đường
  • Thận Du
  • Kiên Tỉnh
  • Thái dương
  • Thần môn
  • Thiên Trụ
  • Tam âm giao
  • Dũng tuyền.

Các huyệt đạo nằm trên sơ đồ phản chiếu được phân bố ở những vị trí khác nhau trên cơ thể. Thao tác day ấn huyệt được thực hiện đúng cách sẽ mang đến những tác dụng riêng nhưng đều hướng đến mục đích cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị mất ngủ.

10 cách bấm huyệt chữa mất ngủ hiệu quả

Tùy theo tình trạng mất ngủ của mỗi bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ tác động vào một hay nhiều huyệt đạo cùng lúc. Cách thực hiện cho từng huyệt như sau:1. Huyệt Thận du

  • Vị trí: Huyệt Thận du bao gồm 2 huyệt được phân bổ ở hai bên đầu của cột sống lưng. Chúng cách thắt lưng cỡ 5cm.
  • Cách bấm huyệt dễ ngủ: Trước tiên, người thực hiện cần làm ấm các đầu ngón tay bằng cách chà sát hai bàn tay vào nhau. Dùng lực của 3 ngón tay day và ấn vào huyệt Thận du trong khoảng 4 nhịp đếm rồi thả lỏng. Lặp lại 5 lần liên tục.
  • Tác dụng: Giảm đau nhức, kích thích giấc ngủ kéo đến nhanh hơn và tạo giấc ngủ sâu cho người bệnh.
bấm huyệt dễ ngủ
Day bấm huyệt Thận du giúp điều trị mất ngủ, giảm đau nhức

2. Huyệt Thái xung

  • Vị trí: Huyệt Thái xung nằm ở mu bàn chân với vị trí ngay dưới kẽ hở ngón chân.
  • Cách bấm huyệt dễ ngủ: Sử dụng đầu ngón tay cái day ấn huyệt Thái xung với lực vừa phải trong khoảng 3 phút liên tục. Kết hợp với động tác bấm huyệt chữa mất ngủ trên các huyệt đạo khác mỗi ngày để nhanh chóng thu được kết quả tốt.
  • Tác dụng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, ổn định huyết áp, nâng cao chức năng hoạt động của tim mạch, đào thải độc tố cho cơ thể, thanh nhiệt, điều hòa giấc ngủ.

3. Huyệt Thiện Trụ

  • Vị trí: Sau gáy, cách khoảng 1.5cm so với hộp sọ.
  • Cách bấm huyệt dễ ngủ: Sử dụng đầu ngón tay cái day ấn nhẹ nhàng vào huyệt Thiên trụ trong 10 phút. Vừa day vừa xoa tròn trên huyệt để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.
  • Tác dụng: Giảm đau nhức xương khớp, tê bì tứ chi, làm thư giãn thần kinh, chữa mất ngủ.

4. Huyệt An Miên

  • Vị trí: Cách dái tai cỡ 1.2 cm và gần sát lỗ tai. Để xác định được huyệt, bạn có thể quan sát phía sau đầu và tìm đến điểm có khung xương nhô lên.
  • Mẹo bấm huyệt chữa mất ngủ: Bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thả lỏng. Người thực hiện dùng 2 ngón trỏ xoa vào nhau để làm nóng đầu ngón tay. Sau đó day ấn huyệt An Miên trong vài phút rồi từ từ đưa ngón tay xuống dưới cổ sao cho bệnh nhân cảm nhận rõ ràng sự nóng ấm truyền ra từ đầu ngón tay.
  • Tác dụng: Việc day ấn huyệt An Miên có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mất ngủ bằng cách tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, giúp làm thư giãn, giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu lên não.
bấm huyệt an miên chữa mất ngủ
Bấm huyệt An miên có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giảm mất ngủ.

5. Huyệt Dũng tuyền

  • Vị trí: Huyệt Dũng tuyền nằm ngay vị trí lõm trên gan bàn chân. Khoảng cách từ huyệt đến ngón chân cái cỡ 5cm.
  • Thao tác bấm huyệt chữa mất ngủ: Bệnh nhân được hướng dẫn ngồi ở tư thế khoanh chân. Thầy thuốc dùng đầu ngón tay cái day ấn huyệt với lực vừa phải kết hợp xoa bóp trong khoảng 10 phút. Thực hiện mỗi ngày cho đến khi bệnh mất ngủ được chữa khỏi hẳn.
  • Tác dụng: Tăng tuần hoàn máu, làm thư giãn thần kinh, thiết lập chu kỳ thức – ngủ.

6. Huyệt Thần môn:

  • Vị trí: Bạn có thể tìm thấy huyệt Thần môn nằm ở trên ngấn cổ tay, vị trí đối xứng với ngón tay út.
  • Cách bấm huyệt dễ ngủ: Dùng đầu ngón tay day ấn huyệt khoảng 7 – 10 lần liên tục với lực từ nhẹ đến mạnh rồi giữ nguyên trong 20 giây. Áp dụng mỗi ngày trước khi đi ngủ.
  • Tác dụng: Làm thông kinh mạch, làm tăng lưu lượng máu lên não, ổn định nhịp tim, cải thiện chứng hồi hộp và giúp giấc ngủ có chất lượng tốt hơn.

7. Huyệt Kiên tỉnh

  • Vị trí: Huyệt nằm ở vùng trung tâm 2 bên bả vai
  • Cách bấm huyệt dễ ngủ: Day ấn huyệt với lực vừa phải bằng đầu ngón tay trong khoảng 4 giây. Lặp lại 3 – 4 lần liên tục cho hai bên huyệt.
  • Tác dụng: Làm thư giãn cơ bắp, tăng nguồn năng lượng có lợi trong cơ thể, trị khó ngủ, mất ngủ và các triệu chứng khác liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

8. Huyệt Tam âm giao

  • Vị trí: Tại cổ chân, cách mắt cá chân một đoạn 5cm.
  • Cách bấm huyệt chữa mất ngủ: Ấn và xoay tròn đầu ngón tay trên huyệt Tâm âm theo chiều kim đồng hồ trong 5 giây. Thực hiện động tác này 8 lần để huyệt nóng lên.
  • Tác dụng: Tăng cường lưu thông máu, giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, làm thư giãn cơ bắp, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.
Bấm huyệt Tam âm giao chữa mất ngủ
Bấm huyệt Tam âm giao giúp chữa mất ngủ bằng cách tăng tuần hoàn máu lên não, làm thư giãn thần kinh và hệ thống cơ bắp

9. Huyệt Ấn Đường

  • Vị trí: Phía trên sống mũi, giữa hai đầu lông mày.
  • Cách bấm huyệt dễ ngủ: Sử dụng đầu ngón tay cái day ấn nhẹ vào huyệt 10 lần liên tục. Sau đó tiến hành miết nhẹ ở khu vực dưới chân mày để cải thiện tuần hoàn máu lên não. Hiệu quả có thể thấy rõ sau khoảng 15 ngày áp dụng.
  • Tác dụng: Làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, mang đến giấc ngủ nhanh và sâu hơn.

10. Huyệt Thái Dương

  • Vị trí: Dưới đuôi lông mạch, cách khoảng 1cm.
  • Cách bấm huyệt dễ ngủ: Xoa hai lòng bàn tay với nhau để làm nóng các đầu ngón tay. Sau đó, tiến hành day ấn nhẹ nhàng lên huyệt Thái Dương 4 – 5 lần liên tục kết hợp vuốt nhẹ từ vùng trán xuống đến đuôi mắt.
  • Tác dụng: Thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, chữa mất ngủ ở người già, thanh niên và các đối tượng khác.

Bấm huyệt chữa mất ngủ có hiệu quả không?

Mẹo bấm huyệt chữa mất ngủ đã được áp dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Phương pháp này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh và mạch máu, giúp cải thiện tuần hoàn máu lên não, giải tỏa căng thẳng, giảm đau và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân.Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011, 50 bệnh nhân bị mất ngủ được điều trị bằng liệu pháp bấm huyệt. Kết quả ghi nhận, các triệu chứng bệnh cải thiện rõ ở những bệnh nhân bị mất ngủ cấp tính ngay trong thời gian đầu. Sau khoảng 4 tuần điều trị, chất lượng giấc ngủ của những bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính cũng được nâng cao.Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính chất tương đối. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hiện đại với quy mô lớn hơn để đưa ra được kết luận chính xác về hiệu quả thực sự của phương pháp chữa mất ngủ bằng châm cứu.Thực tế cho thấy, mẹo chữa mất ngủ bằng bấm huyệt còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định như:

  • Không cho tác dụng ngay lập tức.
  • Thời gian điều trị có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.
  • Hiệu quả đến từ từ nên không thích hợp với người bị mất ngủ nặng.
  • Tùy theo cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người mà hiệu quả nhận được có thể khác nhau.

Như vậy, không phải trường hợp nào chữa mất ngủ bằng bấm huyệt cũng có hiệu quả. Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân cần xác định mức độ thích hợp bằng cách thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Bấm huyệt chữa mất ngủ có an toàn không?

Bấm huyệt là phương pháp tự nhiên nhưng không an toàn tuyệt đối. Một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ sau khi điều trị như:

  • Có cảm giác nâng nâng
  • Đau ngoài vị trí bấm huyệt
  • Chân mềm
  • Nhạy cảm
  • Buồn nôn…

Hầu hết các tác dụng phụ đều không quá nghiêm trọng và có thể biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn khi tự bấm huyệt tại nhà hoặc người thực hiện không có kinh nghiệm chuyên môn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các địa chỉ bấm huyệt chữa mất ngủ uy tín, có thầy thuốc, chuyên gia được đào tạo bài bản.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC