5 Cách Chữa Mất Ngủ Bằng Gừng Đơn Giản Mà Cực Hiệu Quả

Cập nhật: 09/04/2024

Sử dụng chữa mất ngủ là một trong những mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng. Gừng là nguyên liệu quen thuộc dễ tìm, được đánh giá cao về hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Sau đây là một số cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo. 

Công dụng chữa mất ngủ của gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc, thường có trong gian bếp của các gia đình, không chỉ được sử dụng làm gia vị để tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn là vị thuốc đa công dụng, có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Gừng thuộc họ thực vật Zingiberaceae, gừng tươi trong y học cổ truyền được gọi là sinh khương, vị cay, tính ấm, nổi tiếng với công dụng giải độc, tiêu hành thủy, tán hàn ôn trung.

Sử dụng có thể hỗ trợ thư giãn tinh thần, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn
Sử dụng có thể hỗ trợ thư giãn tinh thần, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn

Trong gừng có các thành phần hóa học chính như 2 – 3% tinh dầu, 5% chất nhựa dầu, chất béo, tinh bột, các thành phần khác như zingeron, zingerola, shogaola. Trong tinh dầu gừng có chứa β phelandren, α camphen, geraniol, citral bocneola, zingiberene… Gừng là vị thuốc có rất nhiều công dụng, có mặt rộng rãi trong nhiều bài thuốc trị bệnh của dân gian và y học cổ truyền. Thường được dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cảm mạo, phong hàn, nôn mửa, ăn uống không tiêu, đổ mồ hôi trộm, mất tiếng, ho, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc…Sở dĩ gừng thường được dân gian sử dụng để chữa mất ngủ là vì:

  • Trong gừng có chứa các hoạt chất có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên, tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Trong cao chiết gừng khô có chứa shogaol và gingerol, đây là 2 thành phần có tác dụng chống co thắt, ức chế sự vấn động tự nhiên. Sử dụng gừng có  thể giúp gây ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon giấc hơn.
  • Trong tinh dầu của gừng có chứa nhiều hoạt chất như Nonanal, Borneol, Zingiberol, Chavicol, Methyl heptenone, Citral, Zingiberene… Có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kích hoạt não, làm giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ kèm theo đau đầu, chóng mặt, ngủ không ngon giấc do thiếu máu não.
  • Gừng có chứa Cineol, có đặc tính giảm đau, chống viêm, có tác dụng giảm đau đầu, đau nhức xương khớp. Do đó, sử dụng gừng có thể giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Ngoài ra, gừng còn thường được sử dụng để hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường, giảm cholesterol, giảm ốm nghén, chống viêm, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, áp xe răng, viêm nha chu… Gừng cũng là thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, cải thiện các triệu chứng về tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, kích thích tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu, tăng cường hấp thu dinh dưỡng…

5 Cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản, dễ thực hiện

Gừng là thảo dược đi vào 3 kinh phế, tỳ và vị, được cho là vô cùng tốt cho sức khỏe, có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ cho người khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được gừng, hơn nữa, gừng chỉ phát huy tốt công dụng nếu được sử dụng đúng cách. Nếu bạn đang băn khoăn không biết trị mất ngủ bằng gừng tươi sao cho hiệu quả thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Dùng trà gừng chữa mất ngủ

Trà gừng là thức uống được sử dụng rất phổ biến, được cho là cách chữa mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện nhất. Trà gừng không chứa caffeine, là trà thảo dược giúp an thần, làm ấm cơ thể, giảm đau nhức đầu, tăng cường lưu thông máu, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, xoa dịu thần kinh. Cải thiện tình trạng mất ngủ do thiếu máu não, do các vấn đề về tiêu hóa hay do các bệnh lý về xương khớp gây đau nhức, khó chịu, mất ngủ.Nguyên liệu:

  • Vài lát gừng tươi
  • 150ml nước nóng

Cách thực hiện: 

  • Gừng tươi rửa sạch, cắt thành lát mỏng
  • Cho gừng tươi vào ấm hoặc tách trà
  • Hãm với 150ml nước sôi trong 15 – 20 phút
  • Để dễ uống, bạn có thể cho ít đường hoặc đường phèn vào khuấy đều
  • Sử dụng trà gừng khi còn ấm, trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng để cải thiện chứng mất ngủ.

Lưu ý: Trà gừng có thể cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ, làm dịu cơn đau đầu, đau dạ dày, làm trung hòa acid, thư giãn tinh thần, làm ấm cơ thể. Khi sử dụng gừng, không nên đập dập, gừng tươi sau khi đập dập sẽ sinh ra độc tố, gây hại cho tế bào gan, lâu ngày có thể gây ung thư thực quản, ung thư gan.

2. Cách chữa mất ngủ bằng cách sử dụng tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng có mùi thơm đặc trưng, độc đáo, là cách sử dụng gừng mà ít tác dụng phụ nhất. Tinh dầu gừng nếu được sử dụng ở nồng phù hợp sẽ không gây độc hại. Loại tinh dầu này có tính ấm, có thể thư giãn tinh thần, có tác dụng cải thiện chất lượng lượng giấc ngủ, giảm cảm giác lo âu, bồn chồn, giúp kích  thích sự dũng cảm, can đảm, hỗ trợ điều trị trầm cảm.Trong tinh dầu gừng có chứa Zingibain, có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm đau nhức đầu, đau nhức cơ, viêm khớp… giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, tinh dầu này còn giúp long đờm, giảm khó thở, giảm đau họng, cải thiện các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản, ho, cảm cúm, cảm lạnh.

Nguyên liệu: 

  • Tinh dầu gừng

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy vài giọt tinh dầu gừng, cho vào máy khuếch tán tinh dầu. Dùng máy khuếch tán tinh dầu để giúp lan tỏa mùi hương, xoa dịu thần kinh, cải thiện các vấn đề về hô hấp.
  • Cách 2: Cho vài giọt tinh dầu gừng vào một miếng khăn giấy, đặt xuống dưới gối hoặc cho vài giọt tinh dầu vào vài bóng bông gòn, cho vào chén hoặc đĩa nhỏ rồi đặt ở gần giường ngủ.

3. Cách chữa mất ngủ bằng gừng và mật ong

Bên cạnh chỉ sử dụng gừng, để tăng hiệu quả chữa mất ngủ của nguyên liệu này, chúng ta có thể kết hợp gừng với mật ong. Mật ong có chứa Trytophan, là tiền chất của serotonin, sẽ được chuyển hóa thành hormone giấc ngủ melatonin. Đây là loại hormone có tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, tái đồng bộ chu kỳ giấc ngủ và hỗ trợ sửa chữa các mô.Không chỉ vậy, mật ong còn chứa glucose, có tác dụng duy trì đường huyết ở mức ổn định, có thể cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng não, giúp não thư giãn và nghỉ ngơi. Một thành phần khác không kém phần quan trọng trong mật ong là Fructose, được chuyển hóa về dạng glycogen, là nguyên liệu quan trọng của giấc ngủ. Thiếu hụt glycogen sẽ gây đói bụng cồn cào, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Cách 1: Dùng gừng ngâm mật ong

Nguyên liệu:

  • 500g gừng tươi
  • 1 lít mật ong nguyên chất
  • 1 hũ thủy tinh có nắp đậy (khoảng 2 lít)

Cách thực hiện:

  • Gừng phơi dưới nắng cho vỏ se lại, đập nhẹ củ gừng để làm rơi đất cát rồi đem đi rửa sạch, chà kỹ vỏ rồi để ráo
  • Dùng dao cạo sơ lớp vỏ của củ gừng, không cạo sạch vỏ vì vỏ gừng cũng chứa nhiều dưỡng chất, cắt thành lát mỏng, phơi nắng cho se đều 2 mặt gừng
  • Xếp gừng vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào hũ, lắc đều cho mật phủ kín, đem gừng ngâm mật ong đặt ở nơi khô ráo thoáng mát
  • Sau 1 tháng, bạn có thể lấy ra sử dụng, mỗi sáng hoặc tối pha 1 – 2 muỗng canh mật ong với nước ấm để uống.

Cách 2: Dùng trà gừng mật ong

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 lát gừng tươi
  • 1 thìa cà phê nguyên chất
  • 200ml nước nóng

Cách thực hiện: 

  • Củ gừng tươi rửa sạch, cắt lấy 2 – 3 lát mỏng
  • Cho gừng tươi vào tách hoặc ấm trà, hãm với 200ml nước nóng trong 15 – 20 phút
  • Sau khi trà gừng còn hơi ấm thì cho mật ong vào khuấy đều
  • Uống khi còn ấm, trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng để giúp dễ ngủ hơn.

Lưu ý: Không dùng gừng và mật ong cho phụ nữ mang thai, người dị ứng với phấn hoa, mật ong, người bị xơ gan, rối loạn chức năng đường ruột, người huyết áp thấp, người mới phẫu thuật hoặc người mắc chứng tiểu đường.

4. Ngâm chân bằng gừng tươi trị mất ngủ

Ngâm chân là một trong những cách trị mất ngủ bằng gừng tươi an toàn, tương đối hiệu quả được khuyến khích sử dụng. Ngâm chân là phương pháp cân bằng âm dương, kích thích các huyệt vị và các vùng phản xạ, đồng thời hỗ trợ điều hòa khí huyết, hồi phục chức năng não bộ, thần kinh. Liệu pháp này có thể giúp thư giãn cơ thể, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và kích thích khả năng tự phục hồi của não bộ.

Ngâm chân với gừng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể
Ngâm chân với gừng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể

Cách 1: Ngâm chân với gừng và muối

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi
  • 1 thìa cà phê muối biển

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi rửa sạch, để vỏ, cắt thành lát mỏng
  • Đun sôi nước, cho gừng vào, đun thêm 5 phút nữa cho sôi lại
  • Đổ nước gừng ra chậu, cho vào vài hạt muối, khuấy đều cho tan
  • Chờ cho nước còn ấm, khoảng 38 – 42 độ C thì dùng nước này ngâm chân khoảng 15 – 20 phút
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy tình trạng mất ngủ được cải thiện.

Cách 2: Ngâm chân với gừng và dấm ăn

 Nguyên liệu:

  • 60g gừng tươi
  • 100g dấm ăn

Cách thực hiện:

  • Cho gừng tươi và dấm vào nồi, sắc với lượng nước vừa phải
  • Đổ nước ra thau/chậu, thấy nước còn ấm khoảng 38 – 42 độ C thì dùng nước này ngâm chân trong 15 – 20 phút.

5. Cách chữa mất ngủ bằng gừng và rượu trắng

Ngoài việc kết hợp gừng với mật ong, chúng ta cũng có thể sử dụng gừng và rượu trắng để gia tăng hiệu quả của gừng. Rượu trắng có tác dụng như một chất dẫn có thể làm tăng tính ấm và công dụng của gừng. Rượu vị ngọt cay, mùi thơm, độ cồn từ 39 – 45, có màu trong vắt, độ tinh khiết cao, có tác dụng trợ tiêu hóa, khai vị, thông kinh, khu phong tán hàn, thấp tý.Kết hợp rượu trắng với gừng dùng để massage chân sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tán phong hàn, giảm đau, giảm sưng viêm, giúp thư giãn gân cơ, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Cách làm này cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn, đặc biệt thích hợp với những người phải thường xuyên đứng, ngồi một chỗ hoặc đi lại quá nhiều.Nguyên liệu:

  • Vài củ gừng tươi
  • 1 ít rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi rửa sạch, để vỏ, giã nát rồi cho vào hũ thủy tinh
  • Cho rượu vào hũ, đổ cho ngập gừng rồi đậy kín, ngâm trong 1 tháng
  • Mỗi lần lấy 1 ít rượu gừng thoa lên lòng bàn chân
  • Massage nhẹ nhàng để giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết.

Lưu ý: Rượu gừng tương đối nóng, dễ gây kích ứng, bạn nên thoa thử một ít rượu lên da, nếu không có phản ứng bất thường như ngứa rát, nổi mẩn đỏ thì mới sử dụng.

Một số lưu ý khi chữa mất ngủ bằng gừng

Dùng gừng chữa mất ngủ là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Thực tế cho thấy, gừng có tính ấm, mùi hương độc đáo, có thể an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tốt các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, gừng chỉ là nguyên liệu thiên nhiên, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc. Việc dùng gừng chữa mất ngủ là có căn cứ nhưng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các hoạt chất trong gừng còn ở dạng tự nhiên, do đó, hiệu quả là tương đối chậm, còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ngoài ra, gừng chữa mất ngủ chỉ có tác dụng với các trường hợp mất ngủ ở mức độ vừa và nhẹ
  • Sử dụng gừng chữa mất ngủ đáp ứng tương đối tốt với các tình trạng mất ngủ do căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc có liên quan đến vấn đề tiêu hóa, thiếu máu não, máu lưu thông không tốt…
  • Gừng tuy là nguyên liệu thiên nhiên an toàn nhưng trong một số trường hợp, gừng có thể gây dị ứng, các triệu chứng thường gặp là ngứa cổ họng, phát ban, nổi mề đay… Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên ngưng sử dụng và tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời nếu nghiêm trọng
  • Chữa mất ngủ bằng gừng chỉ áp dụng trong thời gian ngắn, từ 10 – 15 ngày rồi ngưng, không nên sử dụng kéo dài để tránh gây âm hư nội nhiệt, tổn âm thương mắt, tự ra mồ hôi trộm, đau bụng hỏa nhiệt… Do đó, tuyệt đối không nên lạm dụng để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Gừng không thích hợp sử dụng cho người cao huyết áp, viêm loét dạ dày, tá tràng, phụ nữ mang thai nửa chu kỳ cuối, người bị bệnh tim, bệnh gan, sỏi mật, người hay bị xuất huyết…

Có thể thấy, có rất nhiều cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng mà bạn có thể tham khảo tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng gừng chỉ thích hợp với trường hợp vừa và nhẹ, nếu bạn mất ngủ nghiêm trọng, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC