Mề Đay Mãn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Điều Trị

Mề đay mãn tính là bệnh lý nghiêm trọng về da mà ai cũng có thể gặp phải. Theo thống kê y khoa, có tới 20% số người mắc bệnh nổi mề đay. Trong đó chỉ có khoảng ½ số bệnh nhân bị mề đay ở cấp độ mãn tính khỏi bệnh sau một năm, số người còn lại bị mề đay đeo bám đến hết đời. Vậy mề đay cấp mãn tính là gì và người bệnh cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính là tình trạng phản ứng trên da, các nốt mẩn đỏ và sưng thi nhau xuất hiện rồi biến mất. Tình trạng này thường kéo dài trong hơn 6 tuần và tái phát thường xuyên sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh có thể gây ra nhiều khó chịu, rắc rối và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng mề đay mãn tính

Bệnh mề đay có hai cấp độ cấp tính và mãn tính. Nếu gặp phải mề đay dạng mãn tính người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:

Hình ảnh mề đay mãn tính
Hình ảnh mề đay mãn tính
  • Hàng loạt nốt đỏ hoặc đồng màu với da xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể
  • Những nốt mẩn có kích thước khác nhau, chúng có thể thay đổi hình dạng, xuất hiện và mờ dần nhiều lần khi có phản ứng da.
  • Cảm giác ngứa ngáy, cảm giác này có thể rất nghiêm trọng
  • Sưng đau (phù mạch) tại các vị trí như mí mắt, môi và bên trong cổ họng

Nhìn chung mề đay cấp tính và mề đay dạng mãn tính có các triệu chứng rất giống nhau. Hai cấp độ này thường được phân biệt dựa trên thời gian các dấu hiệu bệnh tồn tại.

Với mề đay cấp tính các triệu chứng bệnh mề đay thường xuất hiện đột ngột và hết nhanh trong vài tuần hoặc vài ngày. Khi chuyển biến sang giai đoạn mề đay mãn tính, người bệnh sẽ phải chịu đựng mề đay lâu hơn trong hơn 6 tuần. Tình trạng này thường xuất hiện trở lại sau khi các đợt mề đay đã chấm dứt.

Mề đay cấp mãn tính có nguy hiểm không?

Khi mắc mề đay cấp tính, mề đay có thể diễn biến theo kiểu sốc phản vệ. Khi đó người bệnh có thể bị tím tái, khó thở, nôn mửa, sốt cao, đau quặn bụng. Có trường hợp bị tụt huyết áp, trụy tim mạch, người bệnh bị đe dọa về tính mạng nếu cấp cứu không kịp thời.

Bệnh mề đay mãn tính không đặt người bệnh vào những nguy cơ của phản ứng sốc phản vệ. Tuy nhiên sự tồn tại dai dẳng, thường xuyên tái phát của bệnh này gây ra những phiền toái không hề nhỏ đối với cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Người bệnh phải chịu đựng những triệu chứng bệnh kéo dài sẽ khiến họ khó tập trung trong mọi hoạt động sống và khó có giấc ngủ ngon lành. Đồng thời da bị biến dạng, mất thẩm mỹ cũng là vấn đề đáng lo ngại khi nó khiến người bệnh tự ti khi tiếp xúc với mọi người.

Nguyên nhân gây bệnh

Mề đay ở cấp mãn tính gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vì vậy không ai mong muốn căn bệnh này xảy ra. Vậy vì sao bệnh lý này lại xuất hiện?

Hiện nay có tới hơn 50% trường hợp nổi mề đay dạng mãn tính nhưng chưa xác định được chính xác nguyên nhân (mề đay mãn tính vô căn). Đối với những trường hợp còn lại, các chuyên gia chỉ ra rằng, mề đay dạng mãn tính xuất hiện là do cơ thể có phản ứng giải phóng histamin và một số hóa chất hòa vào máu.

Những tác nhân gây nổi mề đay dị ứng kéo dài
Những tác nhân gây nổi mề đay dị ứng kéo dài

Những phản ứng kích ứng da gây nổi mề đay cấp mãn tính thường được kích hoạt bởi những nguyên nhân như:

  • Do côn trùng hoặc ký sinh trùng
  • Do yếu tố vật lý: Nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời…
  • Do thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, đồ uống có chất kích thích…
  • Do môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi…
  • Kích ứng với một số thành phần thuốc: Thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai…
  • Do tác nhân dễ gây dị ứng: Lông thú, phấn hoa, hóa chất, chất liệu vải quần áo…

Nắm rõ những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay bạn có thể phòng tránh và giảm thiểu được 50% nguy cơ mắc phải tình trạng nổi mề đay kéo dài.

Cách điều trị mề đay mãn tính

Hiện nay chữa mề đay cấp độ mãn tính có hai phương pháp chính là chữa theo Tây y và chữa bệnh bằng Đông y. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Chữa nổi mề đay mãn tính theo Tây Y

Với phương pháp này, cách chữa phổ biến và hiệu quả nhất được áp dụng trong hầu hết các trường hợp là dùng thuốc.

Thuốc Tây chữa mề đay mãn tính là cách chữa phổ biến
Thuốc Tây chữa mề đay mãn tính là cách chữa phổ biến

Người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc khác nhau tùy theo mức độ bệnh lý và các dấu hiệu của bệnh. Một số loại thuốc thường được áp dụng có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng Histamin dạng tiêm hoặc dạng uống.
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc trị hen suyễn có kháng histamin
  • Kháng thể nhân tạo đơn dòng
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Ưu điểm

Những loại thuốc chữa bệnh mề đay mãn tính Tây y mang giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng, nhất là những trường hợp nổi mề đay dị ứng do sự giải phóng histamin. Nhờ vậy người bệnh không phải chịu đựng sự hành hạ của các mảng mề đay.

Nhược điểm

Mặc dù thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh nhưng chúng thường hướng đến mục tiêu kiểm soát các triệu chứng bệnh. Vì vậy khi ngừng thuốc triệu chứng có thể quay lại và diễn biến trầm trọng hơn.

Đồng thời những loại thuốc Tây y thường đi kèm những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy khi điều trị nổi mề đay cấp độ mãn tính người bệnh có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ do sử dụng thuốc lâu ngày. Vì vậy các bác sĩ thường nghiên cứu kỹ tình trạng bệnh để chỉ định thuốc phù hợp nhất, tránh tác dụng phụ.

Chữa nổi mề đay mãn tính bằng Đông y

Bên cạnh thuốc tây y, điều trị mề đay bằng Đông y cũng là cách chữa được nhiều người bệnh áp dụng. Cách chữa này chủ yếu sử dụng các bài thuốc từ thảo dược để điều trị bệnh. Người bệnh có thể chữa bằng cách sử dụng những bài thuốc từ những loại thảo dược như: Đinh lăng, lá khế, kinh giới, lá đơn đỏ, Đan Sâm, Phòng phong…

Ưu điểm

Những bài thuốc Đông Y có thành phần là các loại thảo dược trong tự nhiên nên rất lành tính. Chúng không gây tích tụ trong cơ thể nên có thể sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc Đông y giúp chữa mề đay từ căn nguyên
Thuốc Đông y giúp chữa mề đay từ căn nguyên

Những loại thảo dược được kết hợp với nhau có tác dụng bài độc, tăng lưu thông máu, thanh nhiệt, tiêu viêm, bồi bổ cơ thể. Nhờ vậy bệnh mề đay mãn tính được điều trị từ căn nguyên nên bệnh ít tái phát hơn.

Nhược điểm

Hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào sự hấp thụ và cơ địa của người bệnh. Thời gian mang lại hiệu quả điều trị của thuốc Đông y khá chậm.

Nổi mề đay mãn tính có thể trở nên trầm trọng và kéo dài suốt đời nếu không được điều trị hoặc chữa trị không phù hợp. Vì vậy người bệnh nên đến gặp các bác sĩ để được khám, nhận những chỉ dẫn phù hợp và an toàn nhất.

Ngăn ngừa và phòng tránh bệnh mề đay

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính còn chưa được xác định chính xác nhất. Tuy nhiên nhiều trường hợp đã chỉ ra các phản ứng da có thể dẫn đến nổi mề đay kéo dài. Vì vậy để phòng bệnh người bệnh cần chú ý:

  • Đi tầm soát dị ứng để xác định những nguyên nhân gây phản ứng dị ứng da
  • Tránh xa các yếu tố dễ gây kích ứng và phản ứng da
  • Vệ sinh da và môi trường sống thường xuyên để tránh nguy cơ bị các loại ký sinh trùng và vi khuẩn tấn công.
  • Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm
  • Khi đi ra khỏi nhà nên mặc đồ bảo hộ để da được bảo vệ tốt hơn
  • Không gãi nếu bị nổi mẩn ngứa mề đay
  • Mặc trang phục rộng rãi
  • Có thể bôi kem chống ngứa dịu nhẹ để giảm ngứa.

Mề đay mãn tính là căn bệnh dai dẳng và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh. Căn bệnh này chưa xác định rõ nguyên nhân những bạn có thể góp phần bảo vệ da của mình bằng cách nắm vững các tác nhân gây bệnh. Trường hợp đã mắc bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bác sĩ đã đưa ra để kiểm soát bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 10:59 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo

Bài viết nhiều người đọc