Cách Châm Cứu Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả, Giúp Bạn Ngủ Ngon

Châm cứu chữa mất ngủ là liệu pháp điều trị bệnh sử dụng kim nhọn tác động trực tiếp lên các huyệt đạo phù hợp trong hệ thống kinh lạc, giúp đả thông khí huyết, điều hòa và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Phương pháp này khá an toàn, ít khi gây tác dụng phụ nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Quá trình châm cứu cũng cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả tối ưu.

Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp gì?

Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp điều trị bệnh đang được Y học cổ truyền áp dụng rộng rãi. Liệu pháp này không dùng thuốc thảo dược hay thuốc Tây mà trực tiếp sử dụng kim châm, điếu ngải hay điện châm tác động lên các huyệt đạo phản chiếu với hệ thần kinh nằm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.

Cách châm cứu chữa mất ngủ
Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp điều trị bệnh tự nhiên có tính an toàn cao và được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền

Phương pháp châm cứu được ứng dụng trong điều trị mất ngủ và nhiều vấn đề khác về sức khỏe từ hàng nghìn năm trước khi nền y học hiện đại chưa phát triển và mọi hình thức chữa bệnh đều là tự nhiên. Theo quan niệm của Đông y, các bộ phận trên cơ thể con người có sự kết nối chặt chẽ với nhau thông qua hệ thống khí huyết và các kinh lạc có chức năng điều hòa khí huyết giúp cho cơ thể luôn được khỏe mạnh, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

Sự xuất hiện của trạng thái bệnh lý có thể được biểu hiện tại hệ kinh lạc. Đây cũng chính là nơi tiếp nhận kích thích từ châm cứu thông qua các huyệt đạo để khắc phục bệnh mất ngủ.

Y học cổ truyền cho rằng, bệnh mất ngủ có thể phát sinh khi có các yếu tố ngoại nhân, tà khí xâm nhập qua kinh lạc vào cơ thể hoặc do chính khí hư. Điều này dẫn đến sự ách tắc trong việc vận hành kinh khí ở đường kinh. Thủ thuật châm cứu được thực hiện nhằm mục đích tác động vào các huyệt đạo tương ứng để đả thông kinh mạch, loại bỏ các yếu tố gây bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

Với phương pháp châm cứu chữa mất ngủ, người bệnh thường được chỉ trị liệu liên tục và nhắc đi nhắc lại trong một thời gian nhất định tùy theo mức độ bệnh, thể trạng, khả năng đáp ứng cũng như nguyên nhân gây bệnh ở từng cá nhân. Đôi khi, châm cứu có thể được kết hợp với các bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y hoặc xoa bóp, bấm huyệt để tạo ra tác động mạnh hơn, giúp bạn nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

Tác dụng của châm cứu chữa mất ngủ

Cách chữa mất ngủ bằng châm cứu có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, giải phóng sự tắc nghẽn ở hệ thống kinh mạch. Điều này mang đến nhiều tác dụng cho bệnh nhân bị mất ngủ. Bao gồm:

  • Làm thư giãn thần kinh
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Kích thích cơ chế tự chữa các tổn thương trong cơ thể, bao gồm tổn thương ở hệ thần kinh.
  • Tăng cường sản sinh hormone endorphin có tác dụng giảm đau, hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau vào giữa đêm khiến cho người bệnh ngủ chập chờn không ngon giấc.
  • Tăng cường tuần hoàn máu lên não
  • Kiện tỳ, dưỡng thần
  • Kích thích sản sinh nhiều serotonin giúp an thần, cải thiện tâm trạng, tạo cung phản xạ buồn ngủ, thúc đẩy giấc ngủ kéo đến nhanh hơn.

Châm cứu chữa mất ngủ tác động đến các huyệt nào?

Nhiều huyệt đạo có thể được tác động cùng lúc để khắc phục bệnh mất ngủ. Đây là các huyệt chi phối hoạt động của hệ thần kinh cũng như một số tạng phủ trong cơ thể có ảnh hưởng đến giấc ngủ (chẳng hạn như gan, thận…).

Các huyệt đạo châm cứu chữa mất ngủ bao gồm:

  • Thần môn: Huyệt Thần môn nằm ở lằn chỉ cổ tay. Đây được xem là vị trí huyệt có kinh khí tại tâm mạnh nhất.
  • Thái xung: Vị trí huyệt nằm ngay không gian giữa ngón cái và ngón trỏ của hai bàn chân. Thầy thuốc có thể tác động vào huyệt này để tăng cường chức năng đào thải độc tố cho gan.
  • Thượng tinh: Huyệt thượng tinh nằm trên đường dọc giữa đầu, tính từ mép tóc trước trán lên trên khoảng 1 thốn. Châm cứu vào huyệt này có tác dụng giảm đau đầu, cải thiện tình trạng chóng mặt, các vấn đề về mắt, mũi, đồng thời giúp bệnh nhân bớt lo âu, căng thẳng.
  • Tam âm giao: Châm cứu vào huyệt Tam âm giao tạo ra những tác động đến gan và thận, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ có liên quan đến các vấn đề xảy ra ở hai cơ quan này.Vị trí huyệt nằm ngay phía trên mắt cá chân.
  • An miên: Huyệt An miên nằm sau tai và có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp giảm nhức đầu, căng thẳng, chóng mặt, điều trị bệnh mất ngủ.
  • Chương môn: Huyệt nằm ngay phần đầu xương sườn tự do số 11. Việc tác động đến huyệt Chương môn giúp cải thiện các cơn đau ở vùng thắt lưng, ngực, cạnh sườn, đồng thời giúp bệnh nhân khắc phục các vấn đề ở đường tiêu hóa.
  • Thái khê: Huyệt nằm ngay chỗ lõm mắt cá chân. Đây là nơi tập trung kinh khí rất mạnh và đóng vai trò quan trọng với sinh mạng.
  • Huyệt Bách hội: Huyệt Bách hội là ở giữa đỉnh đầu, điểm giao nhau giữa đường dọc giữa đầu và đường ngang nối liền hai đỉnh vành tai. Khi châm cứu chữa mất ngủ, thầy thuốc thường tác động lên huyệt này nhằm mục đích tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần, cải thiện tình trạng mất ngủ, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình.
  • Nội quan: Huyệt Nội quan nằm ngay khe mạch của tay. Để khắc phục tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, ói mửa, trầm cảm, căng thẳng quá mức bác sĩ sẽ châm kim vào huyệt Nội quan.
châm cứu trị mất ngủ tại huyệt Nội Quan
Châm cứu vào huyệt Nội quan có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng, chống trầm cảm, điều trị mất ngủ

Ngoài ra, thầy thuốc có thể tác động vào các huyệt đạo khác chưa được liệt kê. Số lượng huyệt châm cứu và thời gian điều trị ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sau khi thăm khám, thầy thuốc sẽ xây dựng phác đồ châm cứu chữa mất ngủ phù hợp nhất cho bạn.

Các phác đồ châm cứu điều trị mất ngủ

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, Y học cổ truyền chia bệnh mất ngủ thành nhiều thể khác nhau. Các huyệt đạo cần châm cứu chữa mất ngủ phù hợp với từng dạng bệnh là:

Thể Tâm – Tỳ suy yếu:

  • Tam âm giao
  • Thái bạch
  • Túc tam lý
  • Nội quan
  • Tâm du
  • Cách du

Thể Tâm huyết hư:

  • Nội quan
  • Thần môn
  • Tâm du
  • Cách du
  • Huyết hải
  • Thái xung
  • Trung đô

Thể Tâm – Thận bất giao:

  • Tam âm giao
  • Quan nguyên
  • Khí hải
  • Thận du
  • Thái khê.

Thể Can huyết hư:

  • Can du
  • Cách du
  • Tam âm giao
  • Huyết hải
  • Thái xung.

Thể Thận âm hư – Can hay Đởm hỏa vượng:

  • Tam âm giao
  • Quan nguyên
  • Khí hải
  • Thận du
  • Tả bách hội
  • Thái xung
  • Khâu hư.

Thể vị khí không điều hòa:

  • Tả thiên đột
  • Trung quản
  • Thiên khu
  • Tam âm giao
  • Túc tam lý
  • Thái bạch
  • Nội quan
  • Tỳ du
  • Vỵ du.

Quy trình châm cứu chữa mất ngủ

Phác đồ châm cứu trị mất ngủ được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Tư vấn cho bệnh nhân hiểu hơn về phương pháp châm cứu, những lợi ích có thể đạt được qua quá trình điều trị cùng một số vấn đề liên quan.
  • Bước 2: Thầy thuốc thăm khám để xác định rõ tình trạng mất ngủ, sức khỏe tổng thể cũng như nguyên nhân gây bệnh để xây dựng phác đồ phù hợp.
  • Bước 3: Hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế thích hợp và sát trùng vùng da cần châm. Xác định vị trí huyệt đạo và từ từ đẩy kim vào một cách nhẹ nhàng. Một số trường hợp có thể kết hợp với điện châm để tăng độ kích thích.
  • Bước 4: Kim châm được rút ra khỏi cơ thể
  • Bước 5: Sát trùng vùng da vừa tác động và lên lịch hẹn cho buổi châm cứu tiếp theo.
quy trình chữa mất ngủ bằng châm cứu
Châm cứu chữa mất ngủ phải thực hiện đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả cao

Thời gian châm cứu chữa mất ngủ thường kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày thực hiện một lần hoặc trị liệu theo sự sắp xếp của thầy thuốc. Thông thường, sau khi rút kim, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi tại cơ sở châm cứu trong một thời gian nhất định để theo dõi phản ứng của cơ thể.

Ưu nhược điểm của phương pháp chữa mất ngủ bằng châm cứu

Cách chữa mất ngủ bằng châm cứu có những ưu nhược điểm nhất định. Bạn nên tìm hiểu kỹ để nắm rõ lợi ích và nguy cơ có thể gặp trước khi quyết định điều trị bằng phương pháp này.

Ưu điểm:

  • Cải thiện các triệu chứng bệnh mất ngủ một cách tự nhiên, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau, thúc đẩy quá trình tự phục hồi trong cơ thể.
  • Không xâm lấn nên hạn chế được cảm giác đau đớn cũng như sự tổn thương cho các cơ quan khác.
  • An toàn, không gây tác dụng phụ khi được thực hiện đúng cách.
  • Giúp bệnh nhân hạn chế được sự lệ thuộc vào các loại thuốc ngủ có nhiều tác dụng phụ trong Tây y.
  • Nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Nhược điểm:

  • Châm cứu cho tác dụng từ từ, cần áp dụng trong một thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ ràng.
  • Không thích hợp với người bị mất ngủ nghiêm trọng.
  • Người bệnh không thể tự mình châm cứu tại nhà bởi nếu tác động sai huyệt hoặc thao tác không đúng kỹ thuật có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Địa chỉ châm cứu chữa mất ngủ uy tín?

Quá trình châm cứu chữa mất ngủ cần được thực hiện tại các cơ sở uy tín, có thầy thuốc hay đội ngũ nhân viên kỹ thuật đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Bạn có thể cân nhắc tìm đến các địa chỉ sau:

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Biệt thự số B31, ngõ 70, đường Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc số 145, đường Hoa Lan, P.2, Quận Phú Nhuận, TPHCM.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Số 37A, Ngõ 97, đường Văn Cao, Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Hoặc 179, đường Nguyễn Văn Thương, P. 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Bệnh viện châm cứu Trung ương: Số 49 – Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Hà Nội.
  •  Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: Số 29 – Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM cơ sở 3: 221B, đường Hoàng Văn Thụ, P. 8, Phú Nhuận, Tp.HCM.
  • Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM: Số 273 – 275, đường Nguyễn Văn Trỗi, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Ngày đăng: 21/03/2023 - Cập nhật lúc 10:41 pm , 21/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc