Chán ăn mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Chán ăn mất ngủ có một mối liên hệ tương đối phức tạp và chặt chẽ. Hai tình trạng này có thể ảnh hưởng lẫn nhau, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe khác. Điều quan trọng là xác định các nguyên nhân để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Chán ăn mất ngủ
Chán ăn mất ngủ có thể gây mệt mỏi, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính khác

Chán ăn mất ngủ là gì?

Chán ăn là một một dạng của chứng rối loạn ăn uống và mất ngủ là một tình trạng phổ biến của chứng rối loạn giấc ngủ. Không phải ai mắc chứng chán ăn đều mất ngủ, tuy nhiên chán ăn có thể làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ và giấc ngủ chất lượng kém.

Một số nghiên cứu về tình trạng mất ngủ chán ăn cho biết:

  • Chất lượng giấc ngủ thấp, giấc ngủ bị gián đoạn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và góp phần dẫn đến chán ăn.
  • Mất ngủ và thức dậy quá sớm có liên quan đến trọng lượng cơ thể thấp và chứng ăn tâm thần.
  • Thiếu ngủ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng trong chứng biến ăn tâm thần. Điều này có liên quan đến chức năng não, chẳng hạn như sản xuất hormone điều chỉnh giấc ngủ, thức giấc, sự thèm ăn, đói và no.

Chất lượng và số lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone. Do đó, mất ngủ có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các tổn thương liên quan đến mất ngủ, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm cũng góp phần dẫn tình trạng sụt cân, chán ăn, trọng lượng cơ thể thấp.

Mất ngủ có thể dẫn đến chán ăn, ngược lại, chán ăn cũng có thể gây mất ngủ. Cụ thể, loại và số lượng thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, bởi vì thực phẩm chứa  nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để điều tiết quá trình sản xuất hormone điều hòa giấc ngủ. Ăn uống không đủ chất dẫn đến não không có đủ năng lượng để hoạt động bình thường và thiếu hụt các vitamin, khoáng chất sẽ gây cản trở sự sản xuất hormone điều hòa giấc ngủ.

Các khoáng chất, chẳng hạn như sắt, magie và kẽm là những chất cần thiết để có một giấc ngủ ngon. Bệnh nhân chán ăn thường thiếu hụt các vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như canxi, sắt, magie, vitamin A, C, D, E, K và kẽm, điều này có thể dẫn đến mất ngủ.

Mối liên hệ giữa mất ngủ và chán ăn

Nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa giấc ngủ và chứng chán ăn. Không phải tất cả những người có giấc ngủ kém đều bị chán ăn và không phải tất cả những người chán ăn đều bị mất ngủ. Tuy nhiên các vấn đề này có thể phát sinh cùng nhau với mối liên hệ rõ ràng.

Nhiều chuyên gia tin rằng mất ngủ và chán ăn là mối quan hệ hai chiều. Điều này nghĩa là chán ăn có ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và mất ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng thèm ăn. Mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng và cần được chứng minh thêm, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, người bị mất ngủ chán ăn nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với chuyên gia để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây chán ăn và mất ngủ

Có nhiều yếu tố nguy cơ và nguyên nhân dẫn đến mất ngủ chán ăn, chẳng hạn như:

1. Rối loạn tiêu hóa

Chán ăn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến đau rát, ợ nóng, ợ chua, viêm và tổn thương ống thực quản. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn và nôn, đặc biệt là khi sử dụng các loại thực phẩm kích thích.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Tình trạng này có thể dẫn đến đau dạ dày, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến chán ăn và rối loạn giấc ngủ.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Các triệu chứng kèm theo bao gồm nôn ra máu, mệt mỏi, tụt huyết áp, đi ngoài phân đen, chán ăn, mất ngủ.

2. Tổn thương thần kinh

Mất ngủ chán ăn ở người lớn tuổi thường có liên quan đến các tổn thương và thần kinh, chẳng hạn như rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức hoặc rối loạn các hormone trong não. Bên cạnh đó, chán ăn cũng liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm:

chán ăn mất ngủ là bệnh gì
Căng thẳng, lo lắng quá mức hoặc suy nhược thần kinh có thể dẫn đến mất ngủ và biếng ăn
  • Suy nhược thần kinh: Các triệu chứng suy nhược thần kinh xảy ra khi não bộ hoạt động quá mức trong thời gian kéo dài. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi quá mức, đau đầu, rối loạn tiền đình.
  • Rối loạn lo âu: Các triệu chứng phổ biến bao gồm căng thẳng, lo lắng quá mức, mất ngủ, chán ăn, hoảng loạn.
  • Rối loạn tâm trạng: Các biểu hiện phổ biến bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.

Một người mắc chứng biếng ăn cũng có thể do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, chất kiểm soát thói quen ăn uống. Sự thiếu hụt dopamine có thể gây ảnh hưởng đến serotonin, tác động đến việc kiểm soát các xung động, dẫn đến trầm cảm, lo lắng và mất ngủ.

3. Tuyến thượng thận hoạt động kém

Các tổn thương chức năng thận có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản sinh cortisol. Điều này dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể với các dấu hiệu ban đầu là mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.

Các dấu hiệu kèm theo khi tuyến thượng thận hoạt động kém bao gồm:

  • Mệt mỏi mãn tính, uể oải, thiếu sức sống
  • Chán ăn, khó ngủ, thường xuyên thức giấc vào ban đêm và khó ngủ lại sau khi thức giấc.
  • Nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường, huyết áp thấp.
  • Sốt, cơ thể ớn lạnh, dễ đổ mồ hôi.
  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng, hoặc đau ở đùi lan xuống chân.

4. Suy giáp

Suy giáp là một tình trạng rối loạn tuyến giáp, xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Điều này dẫn đến chán ăn mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, kiệt sức và suy nhược cơ thể.

Các dấu hiệu khác khi suy giảm tuyến giáp bao gồm:

  • Ăn không ngon
  • Táo bón
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc
  • Da khô, kém sức sống hoặc tái xanh
  • Đau cơ và đau khớp
  • Thay đổi nhịp tim

5. Mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi kéo dài là một trong những nguyên nhân phổi biến dẫn đến chán ăn mất ngủ. Mệt mỏi thường đi kèm với các dấu hiệu ở nhiều cơ quan khác nhau, chẳng hạn như:

Mệt mỏi chán ăn mất ngủ
Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn tiền đình, thường xuyên đau đầu, chóng mặt
  • Sốt nhẹ
  • Suy giảm khả năng tập trung
  • Đau họng kèm nổi các hạch ở cổ
  • Đau tức ngực, đau cơ và đau khớp
  • Tim đập nhanh
  • Hồi hộp
  • Đổ nhiều mồ hôi

6. Tiền sử gia đình và di truyền

Tình trạng chán ăn mất ngủ cũng phổ biến hơn ở những người có tiền sử tình trạng này trong gia đình. Các nghiên cứu cho thấy, một người có nguy cơ mắc chứng chán ăn cao hơn 7 – 12 lần nếu là thành viên trong gia đình có tiền sử tình trạng này.

Mặc dù có sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình với chứng chán ăn mất ngủ, nhưng không có bằng chứng về liên kết di truyền trong tình trạng này.

Tuy nhiên, môi trường sống vẫn là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến chán ăn mất ngủ. Cha mẹ chăm sóc quá mức hoặc kiểm soát cuộc sống riêng của con cái cũng có thể gây ảnh hưởng đến phong cách, ngoại hình, tính cách, chế độ ăn uống, cân nặng và chất lượng giấc ngủ. Môi trường sống không phù hợp cũng góp phần dẫn đến chứng chán ăn mất ngủ.

7. Phong cách sống không phù hợp

Trong một số trường hợp, các thói quen xây dựng trong cuộc sống hàng ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn mất ngủ. Những người có hành vi ăn uống bất thường hoặc những người quan tâm đến hình ảnh, cân nặng, chẳng hạn như người mẫu, diễn viên, thường có nhiều áp lực trong việc cần duy trì vẻ ngoài, do đó vô tình tạo ra thói quen ăn uống không lành mạnh. Điều này có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất, gây mất ngủ, khó ngủ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ chán ăn

Chán ăn mất ngủ là một dạng rối loạn sức khỏe có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân và yếu tố rủi ro để có kế hoạch điều trị, xử lý phù hợp. Một số biện pháp cải thiện tình trạng chán ăn mất ngủ phổ biến bao gồm:

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Giấc ngủ chất lượng và ăn uống đủ chất có thể cải thiện sức khỏe tổng thể. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể cải thiện giấc ngủ, chấm dứt tình trạng chán ăn. Dưới đây là một số loại thực phẩm  có chứa các khoáng chất và vitamin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ:

Chán ăn mất ngủ tự dưng buồn hay khóc
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa nguy cơ chán ăn
  • Canxi: Có trong các sản phẩm từ sữa, cá hồi, cà mòi, rau lá xanh, hạnh nhân, mật đường đen, bông cải xanh, bắp cải, quả sung, sữa dê, váng sữa, sữa chua.
  • Magie: Có trọng hạt bí ngô, hạnh nhân, rau bina, hạt điều, đậu phộng, rau lá xanh.
  • Vitamin A:  Có trong gan bò, xúc xích gan, dầu gan cá, cá thu, cá hồi, cá ngừ vây xanh.
  • Vitamin C: Có nhiều trong ổi, mận, sơ ri, ớt, nho đen, trái cây họ cam quýt.
  • Vitamin D: Có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nấm.
  • Vitamin E: Thường phổ biến trong dầu mầm lúa mì, dầu ô liu, hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, bơ đậu phộng, củ cải đường, rau bina, bí đỏ, ớt chuông đỏ.
  • Vitamin K: Có nhiều trong gan bò, rau lá xanh, bông cải xanh, rau bina, bắp cải, rau diếp.
  • Kẽm: Có nhiều trong thịt, động vật có vỏ, hàu, các loại đậu, hạt, quả hạch, thịt gà sẫm màu.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, có thể tăng cường hương vị, tránh cảm giác chán ăn và góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Điều trị tâm lý

Liệu pháp tâm lý có thể cải thiện chứng chán ăn mất ngủ. Các liệu pháp tâm lý có thể thay đổi suy nghĩ, hành vi của người bệnh, đồng thời cải thiện các người bệnh phản ứng với tình huống gây mất ngủ và chán ăn.

Đây là một số liệu pháp điều trị chứng biếng ăn mất ngủ bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Hình thức trị liệu này giúp giải quyết các mâu thuẫn trong vấn đề thực phẩm, trọng lượng cơ thể, đồng thời gian khuyến khích các hành vi lành mạnh để tăng cường chất lượng giấc ngủ.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng: Liệu pháp này có thẻ giúp người bệnh nhận ra các tác nhân tiêu cực và thay đổi cách phản ứng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Liệu pháp này giúp kiểm soát căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Các kỹ thuật khác bao gồm liệu pháp tâm động học, điều trị dựa trên gia đình và liệu pháp giữa các cá nhân. Các liệu pháp điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn, do đó người bệnh không tự ý áp dụng phương pháp để tránh các rủi ro liên quan.

3. Sử dụng thuốc

Ngoài các liệu pháp tâm lý, người mắc chứng chán ăn mất ngủ có thể cần sử dụng thuốc chống trầm cảm để loại bỏ cảm xúc lo âu, căng thẳng quá mức và trầm cảm. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Prozac và Zyprexa.

Một trong những tác dụng của thuốc chống loạn thần là tăng cân. Do đó, thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị chứng chán ăn ở người lớn. Bên cạnh đó, thuốc cũng được đề nghị sử dụng để cải thiện các biến chứng chán ăn, chẳng hạn như bệnh tim hoặc tổn thương tim mạch.

Thuốc điều trị mất ngủ chán ăn được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

4. Tạo thói quen ngủ lạnh mạnh

Xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, điều chỉnh hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa nguy cơ chán ăn. Một số lưu ý để có giấc ngủ chất lượng bao gồm:

chán ăn mệt mỏi mất ngủ phải làm sao
Xây dựng thói quen và môi trường ngủ lành mạnh có thể giúp giấc ngủ chất lượng hơn
  • Thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần và ngày nghỉ.
  • Thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc ngồi thiền.
  • Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Loại bỏ các vật dụng hoặc hành động có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chẳng hạn như điện thoại, máy tính, tiếng ồn lớn hoặc đèn sáng.
  • Giường ngủ, chăn gối, nệm cần đảm bảo sự thoải mái tối thiểu. Điều này có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn cũng như hạn ngừa tình trạng thức giấc giữa đêm.

5. Nhập viện nếu cần thiết

Chán ăn mất ngủ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên yêu cầu nhập viện để được chăm sóc hoặc theo dõi thường xuyên nếu:

  • Giảm cân nghiêm trọng
  • Suy dinh dưỡng
  • Rối loạn nhịp tim
  • Trầm cảm nặng
  • Suy nghĩ hoặc có hành vi tự sát

Điều trị nội trí cần thiết nếu người bệnh không thể kiểm soát các triệu chứng hoặc không thể ngủ được trong nhiều đêm. Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chẩn đoán cần thiết và lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Lời khuyên cho người chán ăn mất ngủ

Để điều trị tình trạng chán ăn mất ngủ hiệu quả cao, có một số lời khuyên người bệnh cần lưu ý, chẳng hạn như:

  • Trao đổi với bác sĩ khi cần thiết: Điều quan trọng là đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp lúc.
  • Phương pháp điều trị thích hợp: Việc điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể và tình hình sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ có thể cân nhắc về thể chất, cảm xúc và các vấn đề liên quan đến đề nghị biện pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị: Sử dụng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Chán ăn mất ngủ có mối quan hệ phức tạp, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Điều quan trọng là điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để cơ thể phục hồi tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 21/03/2023 - Cập nhật lúc 10:41 pm , 21/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc