Phương pháp chữa mất ngủ bằng diện chẩn an toàn và hiệu quả

Chữa mất ngủ bằng diện chẩn là phương pháp kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, tác động lên các huyệt vị trên khuôn mặt, từ đó giúp bạn ngủ nhanh cũng như sâu hơn. Tuy nhiên diện chẩn cần được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chữa mất ngủ bằng diện chẩn
Chữa mất ngủ bằng diện chẩn có thể giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ thư giãn và giúp bạn đi ngủ nhanh chóng hơn

Chữa mất ngủ bằng diện chẩn có hiệu quả không?

Diện chẩn là phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh dựa các huyệt vị trên khuôn mặt. Theo các nghiên cứu, trên mặt chứa nhiều điểm nhạy cảm được gọi là Sinh huyệt, tương ứng các nhiều bộ phận trên toàn cơ thể, được gọi là Đồ hình phản chiếu. Chữa mất ngủ bằng diện chẩn bao gồm việc thực hiện các động tác như day ấn, bấm huyệt, xoa bóp lên các huyệt vị tương ứng, từ đó cải thiện tình trạng khó ngủ hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc.

Các động tác diện chẩn có thể kích thích dây thần kinh điều khiển chức năng nghỉ ngơi của cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, diện chẩn cũng được cho là có thể giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện tiêu hóa, từ đó giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

Diện chẩn chữa mất ngủ cũng tập trung vào việc làm tăng nồng độ melatonin, một loại hormone giúp đi ngủ dễ dàng hơn và giảm hormone căng thẳng trong cơ thể. Theo một số nghiên cứu, diện chẩn có liên quan đến việc giúp bạn đi ngủ nhanh hơn, ngủ lâu hơn, thức giấc ít thường xuyên hơn trong đềm và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ vào buổi sáng.

Có nhiều phương pháp chữa mất ngủ bằng diện chẩn khác nhau. Tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với người có chuyên môn để cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Phác đồ diện chẩn chữa mất ngủ hiệu quả nhất

Chữa mất ngủ bằng diện chẩn là một trong những phương pháp dưỡng sinh hàng đầu, có thể giúp cho mỗi người bệnh chủ động trong việc điều chỉnh giấc ngủ, cải thiện sức khỏe tổng thể và phòng ngừa các rủi ro liên quan mà chưa cần sử dụng đến thuốc. Để chữa mất ngủ, bạn có thể tham khảo một số bước như sau:

1. Cào đầu vào ban ngày

Mất ngủ kinh niên có thể xảy ra khi hệ thống thần kinh và não bộ bị căng thẳng quá mức. Trong trường hợp này, động tác cào đầu có thể giúp cho toàn bộ đầu óc được thư thái, từ đó giúp bạn đi ngủ dễ dàng, nhanh chóng và chất lượng hơn.

diện chẩn chữa mất ngủ
Động tác cào đầu diện chẩn chữa mất ngủ có thể giúp thư giãn đầu óc và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Đầu tiên, bạn có thể dùng mười đầu ngón tay, sao cho các đầu ngón tay vuông góc với bề mặt da, cào đầu từ thái dương đến gáy. Đẩy nhẹ cả mười đầu ngón tay một cách nhẹ nhàng từ trước ra sau khoảng 15 – 20 lần. Các động tác chữa mất ngủ bằng diện chẩn này có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày, chỉ cần cào rất nhẹ nhàng, không cần sử dụng quá nhiều lực.

Động tác cào đầu này có thể giúp đầu óc thông thoáng, giải tỏa căng thẳng, áp lực công việc và cuộc sống. Điều này góp phần giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Ngoài ra, động tác cào đầu cũng giúp giảm số lượng tóc bạc, giúp mọc tóc mới.

Tuy nhiên động tác cào đầu này chỉ nên thực hiện vào ban ngày. Nếu được thực hiện trước khi đi ngủ, động tác cào đầu sẽ càng làm cho bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.

2. Dùng cây lăn tác động lên mặt vào ban ngày

Trong phương pháp chữa mất ngủ bằng diện chẩn này, bạn sử dụng cây lăn sừng để lăn lên khắp mặt. Theo diện chẩn, tất cả những bất ổn trong cơ thể đều được thể hiện trên khuôn mặt. Do đó trên mặt có rất nhiều các sinh huyệt, do đó việc lăn lên khuôn mặt có thể tác động đến các sinh huyệt, từ đó giảm thiểu các vấn đề sức khỏe liên quan và cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ.

Bạn có thể sử dụng cây lăn đơn hoặc cây lăn cầu gai đôi để lăn khắp mặt. Việc lăn nhẹ nhàng khắp mặt có tác dụng tác động lên tất cả các sinh huyệt trên bề mặt da. Ngoài ra, động tác lăn cũng làm cho khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng và áp lực lên các dây thần kinh.

Lưu ý, khi lăn ở thái dương và mặt, bạn có thể lăn từ trái qua phải hoặc lăn từ phải qua trái đều được. Tuy nhiên ở phần cằm và quai hàm, bạn nên lăn bắt đầu từ dưới và kéo lên trên. Điều này có thể giúp giảm nếp nhăn, giúp da căng bóng và làm đẹp da.

Động tác lăn mặt nên thực hiện vào ban ngày, mỗi lần lăn khoảng 5 – 7 phút. Không nên lăn mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, điều này sẽ làm tăng lượng máu lưu thông đến não, dẫn đến tỉnh táo và khó ngủ. Việc lăn mặt vào ban ngày có thể giúp cơ thể tự điều chỉnh, cải thiện chu kỳ ngủ – thức và giúp bạn đi vào giấc ngủ ban đêm một cách tự nhiên nhất.

Ngoài việc lăn khắp mặt, bạn có thể sử dụng cây lăn cầu gai đôi để lắn vùng cổ vai gáy. Bởi vì một số người bị mất ngủ có thể bị đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu não hoặc do co cứng cổ vai gáy. Các tình trạng này có thể tác động đến các dây thần kinh và mạch máu, góp phần dẫn đến hiện tượng mất ngủ. Việc lăn cổ vai gáy có thể góp phần khắc phục tận gốc các nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó mang đến hiệu quả điều trị lâu dài nhất.

Khi lăn, bạn nên sử dụng một lực vừa phải, tác động lên cổ vai gáy bên trái khoảng 3 – 4 phút, sau đó lăn phần cổ vai gáy bên phải khoảng 3 – 4 phút. Thực hiện động tác trong khoảng 3 – 4 lần để giúp thư giãn tốt nhất. Bạn có thể lăn trực tiếp lên bề mặt da hoặc lăn qua một lớp áo mỏng để tránh gây rát hoặc tổn thương da.

3. Xoa ấm hai lòng bàn chân

Chân lạnh, đặc biệt là ở những người chân lạnh đến sáng, có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó ngủ hoặc gây mất ngủ vào sáng sớm. Do đó, việc xao ấm hai lòng bàn chân có thể giúp tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn.

phác đồ diện chẩn chữa mất ngủ
Xoa ấm hai lòng bàn chân có thể tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể và giúp bạn ngủ ngon hơn

Để xao ấm lòng bàn chân, bạn có thể sử dụng dầu gió hoặc các loại cao nóng, thoa vào lòng bàn chân, sau đó xoa nóng hai lòng bàn chân vào với nhau. Bạn có thể xoa từ 150 – 200 cái hoặc đến lúc lòng bàn chân cảm thấy ấm, lúc này bạn có thể thư giãn và đi ngủ. Việc xao ấm lòng bàn chân có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là trong mùa đông hoặc khi thời tiết lạnh.

4. Chữa mất ngủ bằng diện chẩn theo phác đồ yêu thương

Trong diện chẩn, phác đồ yêu thương 26 – 60 có tác dụng tăng cường tình yêu thương đối với bản thân và người khác. Đọc thành tiếng 26 – 60 (hai sáu – sáu mươi) để tha thứ cho bản thân, tha thứ cho người khác và mang tình yêu thương đến cho bản thân và cho mọi người. Phác đồ chữa mất ngủ bằng diện chẩn này có thể giúp thư giãn đầu óc, giúp bạn cảm thấy thoải mái, thả lỏng, đồng thời tập trung vào mong muốn có một giấc ngủ ngon.

5. Gõ vào huyệt an thần

Bước thứ năm khi chữa mất ngủ bằng diện chẩn là gõ vào huyệt ân thần (hay huyệt số 26) 200 lần trước khi đi ngủ. Huyệt là điểm giữa của hai đầu lông mày, có tác dụng ổn định nhịp tim và giúp tinh thần thư giãn. Bên cạnh đó, tác động lên huyệt cũng có thể giúp thải độc, giáng khí, an thần và giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Buổi tối sau khi đã nằm trên giường ngủ, bạn có thể sử dụng ngón tay giữa gõ nhẹ nhàng lên huyệt an thần trong khoảng 200 cái. Khi bấm huyệt, bạn nên sử dụng bàn tay trái, điều này giúp phản ánh chính xác nhịp đập của tim, hỗ trợ thư giãn và an thần hiệu quả hơn. Ngoài ra, huyệt an thần rất nhạy cảm, do đó khi gõ lên huyệt cần nhẹ nhàng, để giúp bạn đi ngủ nhanh chóng mà không gây tổn thương đến não bộ hoặc các dây thần kinh.

6. Bấm hoặc dán cao bộ ổn định thần kinh

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ thường liên quan đến các vấn đề tinh thần, chẳng hạn như các áp lực công việc vào ban ngày chưa được giải quyết, có thể dẫn đến căng thẳng vào buổi tối. Ngoài ra, việc thay đổi không gian sống hoặc rắc rối trong các mối quan hệ cá nhân cũng có thể dẫn đến bất an và khó ngủ. Tóm lại, các yếu tố từ bên ngoài có thể tác động đến thần kinh, dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Bộ huyệt ổn định thần kinh có hai bộ huyệt. Bộ thứ nhất bao gồm các huyệt 124, 34, 0 và bộ thứ hai gồm các huyệt 1, 26, 37, 50, 103, 106, 267 và 300. Bạn có thể chọn một trong hai bộ huyệt này để dán keo hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Bộ huyệt Diện Chẩn chữa mất ngủ
Bộ huyệt ổn định thần kinh trong diện chẩn chữa mất ngủ có thể tác động đến các dây thần kinh, từ đó giúp thư giãn và ngủ ngon hơn

Việc dán cao bộ huyệt ổn định thần kinh chữa mất ngủ bằng diện chẩn thường được áp dụng cho người không có tiền sử cao huyết áp. Bạn có thể sử dụng cao dán salonpas, lợi dụng sức nóng của cáo dán để tác động đến các huyệt, từ đó giúp ngủ ngon hơn. Trong trường hợp người bệnh huyết áp cao, bạn có thể sử dụng cây dò diện chẩn, day lên các huyệt, mỗi huyệt khoảng 30 tiếng đếm.

Việc tác động lên bộ huyệt ổn định thần kinh có thể thực hiện 1 – 3 lần mỗi ngày. Trong trường hợp chỉ thực hiện được 1 lần hãy ưu tiên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa mất ngủ bằng diện chẩn mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp an thần và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Tuy nhiên, diện chẩn cần được thực hiện bởi bác sĩ y học cổ truyền hoặc người có chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan. Trong trường hợp mất ngủ nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Lời khuyên cho người mất ngủ

Để phương pháp diện chẩn chữa mất ngủ đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thay đổi lối sống, cải thiện các thói quen đi ngủ và thiết lập phòng ngủ phù hợp để giúp bạn ngủ ngon hơn. Một số lưu ý cho người bị mất ngủ bao gồm:

  • Tránh các bữa ăn lớn, sử dụng caffeine và rượu trước khi đi ngủ.
  • Tập thể dục và vận động thể chất trong ngày, đặc biệt là ở ngoài trời.
  • Cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ, bao gồm cà phê, nước ngọt, socola và ca cao, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày nghỉ.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Tránh sử dụng điện thoại thông minh, TV, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
  • Thiết lập phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ.
  • Thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc thiền định để đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hoặc khi cách diện chẩn chữa mất ngủ không mang lại hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chẩn đoán nguyên nhân cơ bản và đề nghị các biện pháp quản lý các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 21/03/2023 - Cập nhật lúc 10:57 pm , 21/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc