Hướng dẫn 2 cách điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không và lưu ý khi dùng

Cách điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao, đơn giản, an toàn và rất dễ thực hiện. Lá trầu không có thể ức chế hoạt động của nấm men, hỗ trợ làm sạch âm hội, giúp ngứa và chống viêm. Tuy nhiên để biện pháp mang lại hiệu quả cao, người bệnh nên tham khảo các hướng dẫn đúng và trao đổi với người có chuyên môn.

Điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không
Điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao, an toàn và rất dễ thực hiện

Tác dụng điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Nấm âm đạo hay nấm phụ khoa, là tình trạng nhiễm nấm candida ở âm đạo, dẫn đến ngứa ngáy, đau rát, tiết dịch âm đạo bất thường và khó chịu nói chung. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm nấm âm đạo không nghiêm trọng và đáp ứng các phương pháp điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc kháng nấm.

Trong đó, cách điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không là một biện pháp phổ biến, nhận được sự đánh giá cao về hiệu quả cũng như các cách thực hiện đơn giản. Thực tế cho thấy, lá trầu không có thể ức chế hoạt động của nấm phụ khoa, hỗ trợ kháng khuẩn và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát, tấy đỏ ở âm đạo.

Cách nấu la trầu không xông vùng kín
Lá trầu không có chứa các hoạt chất chống viêm, chống nấm và hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhiễm nấm ở âm đạo

Theo Đông y, trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hắc, có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, kháng viêm và chống nấm. Theo Tây y, trầu không có thành phần dược tính cao, chẳng hạn như chứa nhiều tinh dầu, chất xơ, tanin, protein và vitamin. Các hoạt chất này có tác dụng ức chế sự lây lan của vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của các bào từ nấm. Do đó, trầu không thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiễm nấm và phục hồi vết thương.

Theo các nghiên cứu, điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao nhờ vào khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn và nấm gây hại. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng điều trị ngứa rát, sưng tấy, hỗ trợ khử mùi hôi và giúp âm đạo luôn khô thoáng.

Ngoài việc điều trị nấm phụ khoa, trầu không cũng được sử dụng để vệ sinh khu vực sinh dục và ngăn ngừa các nguy cơ viêm nhiễm.

Hướng dẫn 2 cách điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không chỉ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện đúng phương pháp. Do đó, điều quan trọng là có kế hoạch cũng như cách thực hiện đúng. Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia về cách dùng lá trầu không chữa nấm phụ khoa, người bệnh có thể tham khảo.

1. Vệ sinh vùng kín bằng nước trầu không

Ngâm, rửa và vệ sinh âm đạo với lá trầu không là cách đơn giản nhất nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao. Ngoài việc điều trị nấm phụ khoa, phương pháp này cũng hỗ trợ làm sạch âm hộ, chống viêm, khử mùi và giúp khu vực sinh dục luôn khô thoáng.

Cách xông lá trầu trị huyết trắng
Dùng lá trầu không ngâm rửa vùng kín có thể hỗ trợ chống ngứa, chống viêm và các triệu chứng nhiễm nấm khác

Cách thực hiện phương pháp như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không, mang đi rửa sạch với nước, để ráo sau đó vò nát.
  • Đun lá trầu không đã sơ chế với 2 lít nước trong 5 – 10 phút.
  • Đợi đến khi nước nguội hoặc còn ấm, thì dùng để ngâm rửa, vệ sinh khu vực sinh dục.
  • Dùng khăn mềm, lại để lau lại vùng kín.
  • Áp dụng biện pháp 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp lá trầu không với trà xanh để tăng cường tác dụng chống viêm và khử trùng. Sử dụng khoảng 10 lá trầu không kết hợp với 10 lá trà xanh, mang đi rửa sạch, vò nát, đun sôi cùng 2 lít nước. Khi dùng, lọc bỏ xác lá, dùng khăn sạch thấm nhúng vào nước để vệ sinh khu vực nhiễm nấm 2 – 3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Chọn nguồn lá trầu không sạch, không phun thuốc trừ sâu và không nhiễm các loại nấm hoặc giun sán khác để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro khác.

2. Xông hơi lá trầu không

Bên cạnh biện pháp vệ sinh và ngâm rửa, xông hơi cũng là một cách điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao. Xông hơi sẽ giúp các hoạt chất có trong tinh dầu lá trầu không bốc hơi theo nước, thâm nhập sâu vào âm đạo và hỗ trợ loại bỏ nấm hiệu quả.

Xông hơi định kỳ với lá trầu không có thể chống lại các triệu chứng như nóng rát, ngứa ngáy, tấy đỏ và tình trạng khó chịu nói chung. Điều quan trọng là thực hiện đúng cách để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Lá trầu không và muối có tác dụng gì
Xông hơi với lá trầu không có thể cải thiện các triệu chứng nhiễm nấm cũng như giúp vùng kín luôn khô thoáng

Cách xông hơi điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không như sau:

  • Chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không, mang đi rửa sạch với nước muối, để ráo nước sau đó vò nát.
  • Đun sôi lá trầu không đã chuẩn bị với 2 lít nước với lừa vừa. Sau khi nước sôi thì cho vào một ít muối sạch, đun thêm 1 – 2 phút thì tắt bếp.
  • Cho dung dịch ra chậu, để cho nguội bớt. Sau đó ngồi ở tư thế cao hơn chậu nước trong 10 phút để hơi nước bốc lên âm đạo.
  • Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi xông hơi, có thể sử dụng nước lá trầu không để vệ sinh vùng kín, giúp ngăn ngừa mùi hôi, viêm nhiễm cũng như ngăn nấm âm đạo phát triển.

Lưu ý khi xông hơi cần chú ý đến khoảng cách để tránh gây bỏng rát cũng như tổn thương vùng da xung quanh âm đạo. Nếu cảm thấy nóng rát, hãy điều chỉnh độ cao đến khi cảm thấy phù hợp.

Lưu ý khi dùng lá trầu chữa nấm âm đạo

Cách điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả cho các trường hợp nhẹ, mới khởi phát và không có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng. Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc không được cải thiện sau một thời gian áp dụng biện pháp, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

La trầu không có chữa được nấm âm đạo không
Giữ vệ sinh vùng kín, thường xuyên giặt và phơi quần lót để phòng ngừa nguy cơ nhiễm nấm

Ngoài ra, khi áp dụng cách chữa nấm âm đạo bằng lá trầu không, người bệnh cần chú ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Trong lá trầu không có chứa hoạt chất tanim, hỗ trợ chống nấm và thúc đẩy chữa lành các tổn thương. Tuy nhiên nếu lạm dụng có thể dẫn đến đau rát âm đạo và tổn thương niêm mạc da. Do đó, chỉ áp dụng biện pháp tối đa 2 – 3 lần mỗi tuần.
  • Chỉ dùng lá trầu không để vệ sinh bên ngoài hoặc xông hơi âm đạo. Tránh việc thụt rửa sâu vào bên trong. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng nồng độ pH bên trong âm đạo và khiến tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trầu không có tính ấm và không phù hợp để đắp trực tiếp lên da. Do đó người bệnh không giã nát trầu không và thoa lên âm đạo, điều này sẽ gây bỏng rát, kích ứng và tổn thương da.
  • Lựa chọn lá trầu không có nguồn gốc rõ ràng, sạch, chất lượng và không nhiễm các tạp chất để đảm bảo sức khỏe.
  • Chú ý vệ sinh khu vực sinh dục thường xuyên. Thay quần lót mỗi ngày. Giặt quần lót thường xuyên và phơi dưới ánh nắng để tránh nấm mốc phát triển.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su cũng như quan hệ chung thủy để hạn chế nguy cơ nhiễm nấm âm đạo. Nếu có thể, hãy kiêng quan hệ trong thời gian điều trị nấm phụ khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt. Điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống nấm và nhiều bệnh lý khác.

Điều trị nấm âm đạo bằng lá trầu không chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, các biện pháp điều trị nấm phụ khoa tại nhà, bao gồm chữa nấm bằng lá trầu không, có thể không phù hợp với một số bệnh nhân và khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ có chuyên môn

Tham khảo thêm;

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 11:54 am , 12/07/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc