Mất Ngủ Buồn Nôn Có Phải Bệnh? Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Cập nhật: 09/04/2024

Tình trạng mất ngủ buồn nôn là một triệu chứng phức tạp, có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và vấn đề sức khỏe khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này thường là do hormone Cortisol tăng cao, căng thẳng quá mức, thai kỳ hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Điều quan trọng là xác định các yếu tố nguy cơ, mức độ nghiêm  trọng của các triệu chứng và có kế hoạch điều trị, xử lý hợp lý.

Mất ngủ buồn nôn
Mất ngủ buồn nôn có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính khác

Mất ngủ buồn nôn là bệnh gì?

Cảm giác buồn nôn, mệt mỏi và buồn ngủ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, có một số điều kiện có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn nao vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc.Đôi khi mất ngủ buồn nôn không có nguyên nhân cơ bản, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến một số tình trạng khác. Dưới đây là một số nguyên nhân liên quan, bạn có thể tham khảo và tìm biện pháp xử lý hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

1. Tăng hormone Cortisol

Buồn nôn thường không liên quan đến việc thiếu ngủ và có thể xảy ra liên quan đến một hoặc nhiều bệnh lý cơ bản. Một yếu tố cơ bản dẫn đến mất ngủ và buồn nôn là do nồng độ Cortisol tăng cao. Cortisol là một loại hormone căng thẳng có thể dẫn đến mất ngủ tăng cân và gây ra cảm giác buồn bã, thất vọng, mệt mỏi quá mức.Cortisol được tạo ra trong tuyến thượng thận, chịu trách nhiệm cho cảm giác buồn nôn và trạng thái bối rối hoặc giận dữ. Bên cạnh đó, Cortisol cũng liên quan đến nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Điều chỉnh lượng đường trong máu
  • Giảm viêm
  • Điều hòa trao đổi chất

Cortisol quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, hormone này cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng không mong muốn, bao gồm mất ngủ buồn nôn, tăng cân, nổi mụn, mệt mỏi nghiêm trọng, cáu gắt hoặc khó tập trung.Nồng độ Cortisol sẽ tăng cao theo thời gian, dẫn đến nhiều mối đe dọa hoặc nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc vượt qua khả năng kiểm soát, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

2. Lo lắng quá mức

Lo lắng, cảm giác hồi hộp, căng thẳng là phản ứng phổ biến  và hầu hết mọi người đều trải qua cảm giác này. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tình trạng này thường xuyên hoặc nếu lo lắng quá mức không tương xứng với tình trạng hiện tại, bạn có thể mắc chứng rối loạn lo âu quá mức.

Tình trạng lo âu thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Ban đêm thường ít bận rộn hơn so với ban ngày, điều này khiến tâm trí ít tập trung vào công việc hoặc các vấn đề gia đình. Thay vào đó, khi về đêm bạn có nhiều khả năng tập trung vào sự lo lắng hoặc các vấn đề các nhân.Tất cả các lo lắng đều có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn hoặc nôn. Vì lo lắng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ban đêm, do đó bạn có thể buồn nôn về đêm, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn.Các triệu chứng khác khi lo lắng quá mức bao gồm:

  • Bồn chồn
  • Khó tập trung
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Hoảng sợ
  • Đổ mồ hôi
  • Khó ngủ hoặc thường xuyên thức giấc vào đêm
  • Khó suy nghĩ bất cứ điều gì, ngoài trừ các lo lắng

Lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó, nếu cảm giác lo lắng không biến mất, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này xảy ra khi cơ giữa thực quản và dạ dày không thắt chặt đúng cách, dẫn đến dịch tiêu hóa trong dạ dày di chuyển lên thực quản.Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nợ nóng, cảm giác khó chịu ở ngực. Người bệnh cũng có thể cảm thấy vị đắng ở phía sau miệng. Buồn nôn cũng có thể liên quan đến tình trạng trào ngược.Các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) bao gồm:

  • Khó nuốt
  • Cảm giác như có gì đó mắc kẹt trong cổ họng
  • Ho khan
  • Đau ở ngực hoặc bụng trên
  • Nôn mửa
  • Hen suyễn

Ăn khuya có thể làm tăng các triệu chứng trào ngược, bao gồm mất ngủ buồn nôn. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm xuống, đặc biệt là sau khi ăn một bữa ăn lớn, khiến axit dễ dàng trào lên thực quản. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh không nên nằm sau khi ăn và nên ăn tối trước khi ngủ ít nhất 4 – 6 giờ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

4. Thai kỳ

Buồn nôn là một triệu chứng rất phổ biến của thai khi. Buồn nôn khi mang thai được gọi là ốm nghén, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng và có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ lúc gần sáng.

Sự gia tăng hormone gây ra cảm giác buồn nôn khi mang thai. Tình trạng mất ngủ buồn nôn khi mang thai thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 và kết thúc vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Ốm nghén dẫn đến buồn nôn và mất ngủ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, trừ khi thai phụ không thể giữ thức ăn hoặc không thể ngủ được.

5. Các vấn đề sức khỏe khác

Đôi khi mất ngủ buồn nôn có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Tuần hoàn máu não kém: Tuần hoàn kém có thể dẫn đến thiếu oxy lên não, gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ.
  • Hạ đường huyết: Mất ngủ và chế độ ăn uống không phù hợp có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, hạ đường huyết vào ban ngày. Khi lượng đường huyết xuống thấp sẽ dẫn đến buồn nôn, chóng mặt.
  • Đau nửa đầu: Đôi khi cơn đau nửa đầu có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ buồn nôn, khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ tiền mãn kinh hoặc ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, chán ăn hoặc thay đổi tâm trạng.
  • Tổn thương thần kinh: Mất ngủ buồn nôn có thể liên quan đến suy nhược thần kinh hoặc rối loạn tiền đình.

Căng thẳng quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ buồn nôn. Tuy nhiên, tình trạng này cũng liên quan đến nhiều nguyên nhân khác, bao gồm các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc tổn thương thần kinh. Do đó, nếu các triệu chứng mất ngủ, buồn nôn kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Mất ngủ buồn nôn có nguy hiểm không?

Khi ngủ không đủ giấc mà cơ thể cần sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Các ảnh hưởng ban đầu có thể bao gồm khó tập trung, cảm thấy mệt mỏi quá mức, dễ nổi giận, lo lắng và một số vấn đề về hiệu suất khác.Mất ngủ kinh niên kèm theo các dấu hiệu khác, chẳng hạn như buồn nôn, giảm cân hoặc tăng cân, các tác hại của mất ngủ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Một số hậu quả sức khỏe liên quan đến mất ngủ buồn nôn  bao gồm:

  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch và cao huyết áp
  • Lo lắng quá mức
  • Trầm cảm
  • Suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch

Mất ngủ kinh niên có thể góp phần dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính nghiêm trọng. Do đó, người bệnh bị mất ngủ được khuyến cáo theo dõi các triệu chứng và đến bệnh viện nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Biện pháp khắc phục tình trạng buồn nôn mất ngủ

Mất ngủ buồn nôn thường là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm căng thẳng, lo lắng, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý thần kinh. Để điều trị tình trạng này, người bệnh được khuyến khích đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, điều trị chứng mất ngủ buồn nôn có thể bao gồm các biện pháp:

1. Sử dụng thực phẩm chống buồn nôn

Để cải thiện cơn buồn nôn, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm chống buồn nôn. Chẳng hạn như bạc hà đã được chứng minh là có thể làm giãn cơ dạ dày, từ đó giảm cảm giác buồn nôn. Do đó, nếu buồn nôn bạn có thể uống một tách trà bạc hà hoặc ăn một viên kẹo bạc hà. Ngoài ra, trà gừng hoặc kẹo gừng, cũng có thể cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa, chống buồn nôn và giữ cho huyết áp ổn định.

mẹo chữa đau đầu, mất ngủ
Sử dụng các loại trà thảo mộc và uống đủ nước có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ buồn nôn

Một số loại thực phẩm chống buồn nôn khác có thể bao gồm:

  • Nước: Điều quan trọng khi buồn nôn là giữ đủ lượng nước cần thiết để thay thế các chất điện giải đã mất.
  • Chuối: Chuối là món ăn nhẹ bổ dưỡng và giàu năng lượng. Ăn một quả chuối có thể hỗ trợ chống buồn nôn, bổ sung lượng kali cần thiết và cải thiện các triệu chứng nôn nao, mệt mỏi.
  • Các loại trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như bạc hà hoặc hoa cúc được chứng minh là có thể giảm cảm giác buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, uống trà thảo mộc cũng giúp tăng cường lượng chất lượng trong cơ thể và làm dịu cơn buồn nôn.

Ngoài ra, người mất ngủ buồn nôn được khuyến khích ăn thức ăn lành mạnh và không ăn các bữa ăn lớn. Hãy tránh xa các loại carbs phức tạp, bởi vì quá trình chuyển hóa thức ăn có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải. Ăn một chế độ ăn giàu protein và rau xanh, tránh sử dụng caffeine và các loại đồ uống kích thích có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.Mất ngủ buồn nôn là cảm giác khó chịu và có thể gây chán ăn. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm có thể cải thiện chứng buồn nôn, chẳng hạn như gừng và một số loại trà thảo mộc. Điều quan trọng là hãy uống nhiều nước và đồ uống chứa chất điện giải để đảm bảo sức khỏe tổng thể.

2. Uống đủ nước

Các triệu chứng mất ngủ buồn nôn có thể được cải thiện bằng cách uống một cốc nước lọc hoặc đồ uống bù điện giải.Giữ đủ lượng nước cần thiết là điều quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần. Khoảng 60% cơ thể là nước và khoảng 90% máu là nước. Mặc dù không có sự thống nhất chung về lượng nước cần được tiêu thụ hàng ngày, tuy nhiên hầu hết người trưởng thành cần uống 1.5 – 2 lít mỗi ngày để đảm bảo các chức năng cơ thể hoạt động bình thường.Nước có thể đệm các mô não, tủy sống và các mô nhạy cảm khác. Mất nước gây ảnh hưởng đến cấu trúc não, làm chậm đến quá trình sản xuất hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Tình trạng mất nước cũng dẫn đến mất ngủ buồn nôn, mệt mỏi và căng thẳng.Lượng nước cần thiết mỗi ngày ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào mức độ hoạt động, lượng mồ hôi và cân nặng. Không có lượng nước cố định cần uống hàng ngày, tuy nhiên bạn được khuyến cáo uống nước khi khát và cố gắng uống khoảng 1.5 – 2 lít mỗi ngày.

3. Tắm nước ấm

Sau các hoạt động thể chất, học tập hoặc công việc, hãy tắm nước ấm và thư giãn trong để cải thiện tình trạng mất ngủ. Trong khi tắm nước ấm, bạn có thể thắp nến thơm, nghe một vài bản nhạc yêu thích để cảm thấy thư giãn, giảm áp lực và tăng cường chất lượng giấc ngủ.

4. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh

Mất ngủ có thể dẫn đến buồn nôn và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Việc xây dựng giấc ngủ chất lượng là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số lưu ý phổ biến để có giấc ngủ chất lượng bao gồm:

  • Tập thể dục: Việc tham gia vào một số hoạt động thể chất hàng ngày có thể khắc phục chứng mất ngủ. Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, giải phóng endorphin giúp bạn luôn cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cố tránh tập thể dục trước khi ngủ ít nhất là 2 giờ để tránh gây khó ngủ.
  • Thực hành thói quen tốt khi ngủ: Các thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể giúp cơ thể nhận thức được thời gian cần đi ngủ, thức dậy và điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức phù hợp. Ngoài ra, nên hạn chế hoặc tránh ngủ trưa, điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.
  • Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng mất ngủ buồn nôn. Không ăn các bữa ăn lớn trước khi đi ngủ từ 4 – 6 giờ để tránh nguy cơ trào ngược và khó ngủ. Bạn cũng nên tránh sử dụng caffeine, rượu và các chất kích thích khác, điều này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Nếu khó ngủ hoặc buồn nôn vào buổi tối, hãy uống sữa ấm hoặc trà hoa cúc trước khi đi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ tối: Khi phòng ngủ tối, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Hãy sử dụng rèm cửa hoặc tắm che mắt nếu phòng ngủ quá sáng.
  • Thư giãn trước khi ngủ: Cố gắng hoàn thành công việc vào ban ngày hoặc đầu buổi tối, tránh làm việc ngay trước khi đi ngủ. Tránh mang công việc vào phòng ngủ hoặc lên giường, điều này có thể gây căng thẳng và mất ngủ.

 5. Áp dụng kỹ thư giãn

Khi mất ngủ buồn nôn, bạn nên bước ra khỏi phòng và hít thở sâu. Điều này có thể giúp kiểm soát nhịp thở, làm dịu cơn buồn nôn và giúp bạn quay lại giấc ngủ dễ dàng hơn.

Có một số liệu pháp thư giãn phổ biến, chẳng hạn như:

  • Đọc sách: Đọc sách là một trong những cách tốt nhất để thư giãn, làm dịu tâm trí và giúp bạn đi ngủ nhanh chóng hơn. Hãy đọc những loại sách yêu thích, tuy nhiên nên tránh sách tư duy, toán học hoặc các loại sách kích thích, chẳng hạn như sách trinh thám, tiểu thuyết kinh dị.
  • Liệu pháp hương thơm: Các loại tinh dầu có thể giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tinh dầu oải hương và hoa cúc được cho là phù hợp nhất đối với giấc ngủ.
  • Nghe nhạc: Có một số bài nhạc thư giãn, dịu nhẹ và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Hãy thử các âm thanh nhẹ nhàng, tiếng sóng vỗ, tiếng mưa hoặc các tiếng ồn trắng khác để đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

Mất ngủ buồn ngủ khi nào cần đến bệnh viện?

Người bệnh nên đến bệnh viện nếu tình trạng mất ngủ buồn nôn xảy ra thường xuyên. Bác sĩ có thể đề nghị các lối sống phù hợp cũng như đề xuất các liệu pháp hành vi để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay khi:

  • Cảm thấy cơn buồn nôn thường xuyên hơn và kéo dài trong suốt cả ngày
  • Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức

Mất ngủ buồn nôn có thể bắt đầu từ nhiều điều kiện sức khỏe khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, lo lắng quá mức, mang thai hoặc rối loạn thần kinh. Các triệu chứng này thường được điều trị bằng các biện pháp tự nhiên, chẳng hạn như thay đổi phong cách sống, uống nhiều nước, tạo thói quen ngủ lành mạnh.Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài hoặc nếu bị đau đầu dữ dội, giảm cân không rõ nguyên nhân cùng với buồn nôn vào ban đêm, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định các nguyên nhân gây mất ngủ buồn nôn và đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC