Mất Ngủ Khó Thở Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Mất ngủ khó thở có thể là triệu chứng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó, cần được sớm thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, thích hợp. Nếu bạn đang băn khoăn không biết mất ngủ khó thở là bệnh gì, cách xử lý ra sao thì hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây mất ngủ khó thở

Mất ngủ khó thở là tình trạng ngủ không ngon giấc, khó đi vào giấc ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được, giấc ngủ không sâu, chất lượng giấc ngủ không tốt, ngủ được nhưng dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại… Kèm theo đó là hiện tượng thở hụt hơi, hơi thở đứt quãng, tức ngực, người mệt mỏi, thở gấp, thở khó, hô hấp khó khăn, cảm giác thiếu hụt oxy. Mất ngủ kèm theo hụt hơi, thở mệt có thể diễn ra từ mức nhẹ đến nặng, xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài.

Mất ngủ, khó thở, thở mệt nhọc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Mất ngủ, khó thở, thở mệt nhọc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ khó thở, có thể xuất phát từ yếu tố sinh lý hoặc liên quan đến bệnh lý. Một số nguyên nhân có thể khiến chúng ta dễ bị mất ngủ khó thở như:

1. Thường xuyên sử dụng caffeine, chất kích thích

Chứng mất ngủ, khó thở rất dễ xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, caffeine. Đây là các chất có thể làm tăng hoạt động của hệ thần kinh, nếu bạn sử dụng điều độ với lượng vừa phải thì không sao. Tuy nhiên, nếu cơ thể nhạy cảm hoặc dùng trong thời gian dài với lượng lớn thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và gây khó thở, thở mệt.

Các chất kích thích, caffeine thường có nhiều trong cà phê, thuốc lá, chất an thần, rượu bia đồ uống có cồn… Những người có vấn đề về tim mạch, huyết áp khi sử dụng sẽ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, đánh trống ngực, mất ngủ, khó thở, huyết áp tăng cao, người mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, đôi khi còn gây tổn thương gan thận. Nếu bạn hay bị mất ngủ khó thở và thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, sử dụng rượu bia… thì đây có lẽ chính là nguyên nhân.

2. Mất ngủ khó thở do mang thai

Tình trạng mất ngủ, khó thở xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Lý do là lúc này cơ thể có nhiều thay đổi, sự gia tăng của hormone progesterone, tim phải hoạt động nhiều, thận cũng gia tăng năng suất lọc máu. Điều này khiến chị em rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc hay bị đau tức ngực, khó thở, thở hụt hơi, dễ mệt mỏi.

Nhiều người thường nghĩ rằng bà bầu, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu sẽ ngủ nhiều, ngủ ngon hơn bình thường. Tuy nhiên, hormone progesterone gây buồn ngủ nhiều vào ban ngày, mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, chất lượng giấc ngủ không còn được tốt như trước. Hơn nữa, do phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh nên càng khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu hơn.

3. Do tác dụng phụ của thuốc

Đã có rất nhiều phản hồi về tình trạng mất ngủ khó thở sau khi sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định, đặc biệt là thuốc điều trị covid-19. Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra ở người tiêm vắc xin ngừa covid và người đã từng mắc covid-19. Trong tất cả các di chứng của căn bệnh này, thì khó ngủ, mất ngủ, ho, khó thở, thở hụt hay là phổ biến nhất.

Nguyên nhân có thể liên quan đến việc hệ miễn dịch hoạt động quá mức, lượng chemokine hoặc cytokine trong cơ thể được sản sinh quá nhiều, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây khó ngủ. Trong khi đó, tình trạng khó thở là do các tổn thương trên phổi chưa được hồi phục, hoặc do tổn thương phổi để lại di chứng khiến người bệnh dễ bị hụt hơi, hít thở khó khăn, khó thở khi vận động, thực hiện các công việc gắng sức…

4. Do tâm lý căng thẳng, rối loạn lo âu

Tâm lý căng thẳng, stress, hay lo lắng hoặc do mắc chứng rối loạn lo âu cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ, khó thở. Người bị rối loạn lo âu thường dễ bị rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi quá độ khiến tim đập nhanh, người run rẩy, đánh trống ngực, khó thở, đổ nhiều mồ hôi. Các cơn lo âu hay xuất hiện đột ngột, không rõ nguyên nhân thậm chí còn khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ do lo lắng, sợ hãi. Đôi khi chứng rối loạn lo âu còn làm người bệnh dễ bị tỉnh giấc, hay giật mình giữa đêm do ác mộng.

Căng thẳng, rối loạn lo âu có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị mất ngủ, khó thở
Căng thẳng, rối loạn lo âu có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị mất ngủ, khó thở

5. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khó thở khi ngủ cũng có thể do:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hạ đường huyết
  • Huyết áp thấp
  • Sử dụng quá nhiều thực phẩm khó tiêu…

Mất ngủ khó thở là bệnh gì?

Nếu chứng mất ngủ, thở hụt hơi của bạn không có liên quan đến yếu tố sinh lý thì rất có thể tình trạng này là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra triệu chứng này, có thể kể đến như:

1. Bệnh lý về tim mạch

Trường hợp bạn bị mất ngủ, khó thở, tim đập nhanh, căng thẳng, người vã mồ hôi, thở hụt hơi, cảm giác đau tức ngực, thiếu oxy… thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về tim mạch, nhất là các bệnh về tim. Thường là:

  • Rối loạn nhịp tim: Là bệnh lý mà tần số tim trở nên quá chậm hoặc quá nhanh. Đặc trưng bởi các triệu chứng như mất ngủ, khó thở, tim đập nhanh, rung trong lồng ngực, chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, khó tập trung, người vã mồ hôi, cảm giác đau tức trong lồng ngực…
  • Suy tim: Là bệnh lý thường gặp, xảy ra khi tim bị suy giảm khả năng bơm máu. Đặc trưng bởi các triệu chứng như khó thở khi gắng sức, thở hổn hển khi lên cầu thang, ngủ không ngon giấc, khó ngủ, khi ngủ dậy thấy nặng mí mắt, buổi chiều thấy chân bị phù nhẹ… Nếu nghiêm trọng thì có thể khó thở ngay khi đánh răng, rửa mặt, kể cả lúc nằm nghỉ ngơi…
  • Rối loạn thần kinh tim: Thuộc dạng rối loạn thần kinh thực vật hoặc có liên quan đến chứng rối loạn lo âu. Đặc trưng bởi các triệu chứng như khó thở, khó ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, tim đập nhanh, hồi hộp, hít thở không thông…

2. Bệnh lý về hô hấp

Đôi khi tình trạng mất ngủ, không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ của bạn không phải do bệnh lý tim mạch mà có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp. Thường gặp là:

  • Viêm xoang: Đây là bệnh lý thường gặp, xay ra khi các lỗ thông giữa xoang và hốc mũi bị sưng viêm dẫn đến tắc nghẽn. Bệnh nếu không sớm được điều trị sẽ làm tăng tiết dịch ở hốc xoang, khiến chất nhầy và mủ đọng trong xoang dẫn đến đau nhức đau, nhạy cảm ở mũi, nghẹt mũi, khó mũi. Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ. Không những thế, bệnh viêm xoang còn khiến nước mũi và dịch chảy về sau cổ họng gây ho, ngứa họng và gây đau đầu, đau trán làm chúng ta khó ngủ, không thể ngủ ngon giấc được.
  • Viêm phế quản: Là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc đường thở khiến lòng ống thở bị thu hẹp, ảnh hưởng nhiều đến khả năng thông khí của người bệnh, hay gây ra đờm ở cổ họng, khó thở, ho nhiều… Nếu tình trạng này nghiêm trọng sẽ khiến người bệnh hay bị mất ngủ, khó ngủ, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng, làm đảo lộn đồng hồ sinh học của người bệnh.
  • Bệnh lý khác: Ngoài ra, mất ngủ, khó thở cũng có thể có liên quan đến một số bệnh lý nhưng viêm họng, viêm tiểu phế quản…

3. Mất ngủ khó thở do bệnh lý về phổi

Một người thường xuyên bị mất ngủ, khó thở có thể xuất phát từ các bệnh lý về phổi. Có thể kể đến như:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Là tình trạng các khoang khí, luồng khí trong phổi bị tắc nghẽn, do nhiều nguyên nhân thường liên quan đến khói thuốc lá, các chất khí, hạt vật chất kích thích. Bệnh gây ra các triệu chứng như khó thở, ho khan có đờm, khò khè liên tục, nhiễm trùng ngực thường xuyên… Nếu không sớm điều trị, có thể dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc do ho, thở hụt hơi.
  • Viêm phổi cấp và mãn tính: Viêm phổi là bệnh lý thường gặp, xảy ra khi mô phổi bị viêm nhiễm. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như khó thở, ho, ho có đờm, đau ngực khi thở hoặc ho, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi… Các triệu chứng của bệnh viêm phổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh dễ bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Mất ngủ, khó thở, thở hụt hơi, đau tức ngực rất có thể do bệnh về phổi gây ra
Mất ngủ, khó thở, thở hụt hơi, đau tức ngực rất có thể do bệnh về phổi gây ra

4. Do bệnh lý về thần kinh

Như đã đề cập, mất ngủ khó thở có thể liên quan đến yếu tố tâm lý, nhất là những người dễ bị stress, căng thẳng, lo âu, tâm lý không ổn định. Ngoài ra, các bệnh lý về thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mất ngủ, khó ngủ, thở hụt hơi, hồi hộp, đánh trống ngực cho người bệnh. Thường là:

  • Rối loạn tâm thần: Là thuật ngữ chung để chỉ cho tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm trạng, rối loạn phân ly, rối loạn nhân cách… Các chứng bệnh này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thể chất, có thể làm người bệnh mất ngủ kèm theo khó thở.
  • Trầm cảm: Trần cảm là một dạng rối loạn tâm thần, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính, dễ xuất hiện ở người bị sang chấn tâm lý, phụ nữ sau sinh, người bị tổn thương cơ thể, người hay bị áp lực dồn dập… Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, mất sức, khó thở, cảm giác nặng ở lồng ngực, dễ kích động hoặc chậm chạp, hay nghĩ đến cái chết, cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng…

Mất ngủ khó thở có nguy hiểm không?

Mất ngủ khó thở đặc trưng bởi những dấu hiệu gì? Có nguy hiểm không?” là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các chuyên gia, người mắc chứng mất ngủ, khó thở thường sẽ có những dấu hiệu như:

  • Khó ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được, trằn trọc không yên, người mệt mỏi nhưng không thể đi vào giấc ngủ
  • Có thể ngủ nhưng không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh giấc và khó ngủ trở lại
  • Khó thở, thở hụt hơi, người mệt mỏi, ngực đau tức khó chịu gây mất ngủ, khó ngủ, không thể chìm vào giấc ngủ
  • Khó thở, tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, căng thẳng, người đổ nhiều mồ hôi, không ngủ được, khó ngủ, mất ngủ…
  • Giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, không có năng lượng khi thức dậy vào hôm sau.

Tùy vào mức độ, nguyên nhân mà các ảnh hưởng của mất ngủ, khó thở đến mỗi người là không giống nhau. Nếu bạn bị mất ngủ, thở hụt hơi có liên quan đến việc thường xuyên sử dụng caffeine, chất kích thích, do mang thai, do stress thì không cần quá lo lắng. Chỉ cần vệ sinh giấc ngủ, thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cố gắng cải thiện bằng thảo dược, các biện pháp hỗ trợ là có thể cải thiện được.

Tuy nhiên, nếu mất ngủ kéo dài, thường xuyên, đặc biệt là có liên quan đến bệnh lý, nếu không kịp thời điều trị, cải thiện thì sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng mất ngủ kéo dài do bệnh lý, mất ngủ kinh niên không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà còn làm tâm trạng của chúng ta trở nên thất thường, hay thay đổi, dễ cáu giận, khó kiềm chế cảm xúc. Nghiêm trọng hơn, nếu có liên quan đến các bệnh về phổi, bệnh về tim về thần kinh mà không điều trị sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Cách xử lý khi bị mất ngủ khó thở

Khó thở, mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời. Có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Cách giảm mất ngủ, khó thở tạm thời

Trong trường hợp bạn bị khó thở, thở mệt, thở hụt hơi, thiếu oxy dẫn đến mất ngủ. Bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp cải thiện chứng khó thở tạm thời bằng cách:

  • Tập hít thở sâu: Hãy nằm xuống, đặt 2 tay lên bụng rồi tiến hành hít sâu qua mũi, để phổi chứa đầy khí, nín thở trong vài giây rồi thở chầm chậm bằng miệng, thực hiện 5 – 10 phút. Sau khi đã dễ thở hơn thì hít thở đều đặn, thư giãn tinh thần cho dễ ngủ.
  • Tìm tư thế thoải mái: Nếu thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ do chứng khó thở trong lúc ngủ, bạn cần chọn một tư thế thoải mái để cải thiện đường thở. Có thể nằm nghiêng một bên, kê cao đầu bằng 1 chiếc gối, dùng một chiếc gối khác kẹp giữa 2 chân đồng thời giữ thẳng lưng. Hoặc bạn có thể nằm ngửa, thẳng lưng, kê đầu bằng 1 – 2 chiếc gối, dưới đầu gối đặt thêm một chiếc gối nữa.
  • Sử dụng trà thảo dược: Các loại trà thảo dược thiên nhiên rất lành tính, độ an toàn cao. Bạn có thể sử dụng để giúp an thần, cải thiện đường thở, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn. Có thể sử dụng những loại trà như hoa nhài, trà tim sen, trà cúc la mã, trà hoa oải hương, trà hạt muồng muồng, trà gừng, trà mật ong…
  • Xông hơi thảo dược: Sử dụng các thảo dược thiên nhiên để xông hơi, thư giãn tinh thần, giải nhiệt, giải độc cho cơ thể đồng thời làm thông thoáng đường thở. Chúng ta có thể sử dụng các loại lá khô hoặc tươi đều được, có thể kể đến như bạc hà, ngải cứu, kinh giới, hương nhu, quế, bưởi, chanh, gừng, sả, ổi…
  • Ngâm chân: Một trong những cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao sức khỏe đơn giản như tương đối hiệu quả chính là ngâm chân với nước ấm. Bạn có thể ngâm chân với muối thảo dược hoặc nước lá ngải cứu để giúp thư giãn, ngủ ngon giấc hơn đều được.

2. Thăm khám bác sĩ

Trường hợp mất ngủ, khó thở có liên quan đến bệnh lý, nhất là các bệnh về tim mạch, hô hấp, thần kinh… Cách tốt nhất là người bệnh cần nhanh chóng thăm khám các bệnh viện, phòng khám uy tín, được đánh giá cao về chất lượng. Có rất nhiều bệnh lý gây ra hiện tượng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khó ngủ. Sau khi thăm khám lâm sàng, kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài
Nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài

Người bệnh tuyệt đối không nên mua thuốc trị mất ngủ, khó ngủ để sử dụng. Cũng không nên dùng thuốc điều trị bệnh mà chưa xác định mình mắc bệnh gì, mức độ ra sao. Các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ

Đối với người hay bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, để hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện phần nào chất lượng giấc ngủ, người bệnh nên:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng dưỡng chất, tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng an thần, thư giãn cơ thể, nâng cao sức khỏe sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Mất ngủ có thể do cơ thể suy nhược, khí huyết lưu thông không tốt, nội tạng trong cơ thể tổn thương… Chúng ta có thể cải thiện bằng cách đa dạng các nhóm dưỡng chất, đặc biệt là nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, C, A, E, vitamin nhóm B, sắt, magie, canxi cho cơ thể như trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, cá thu, cá hồi, cá ngừ, các loại nấm, thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, khoai tây, đậu nành, bắp cải, chuối…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có thể hỗ trợ trị mất ngủ như rau mồng tơi, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành, nấm mèo đen, rau muống, hạt sen, bột yến mạch, rau cải cúc, rau diếp xoăn, hoa thiên lý, đậu xanh, sữa chua, cà chua, quả anh đào…
  • Có thể cải thiện mất ngủ bằng các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe như gà hầm củ sen, canh hoa bách hợp nấu cá diếc, canh rau nhút nấu tôm, canh lạc tiên nấu thịt băm, canh hến linh chi, thịt bò xào hoa thiên lý, cháo long nhãn hạt dẻ…
  • Hạn chế ăn quá no vào buổi tối, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm khó tiêu trước khi đi ngủ

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Người thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ cần vệ sinh giấc ngủ của mình đồng thời cần xây dựng lối sống lành mạnh, điều chỉnh lại nhịp sinh học của mình để có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cụ thể:

  • Nên cố định giờ đi ngủ mỗi ngày, tránh thức quá khuya, tránh thường xuyên đảo lộn đồng hồ sinh học để cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Luyện tập, vận động hợp lý, đúng cách bằng các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, tập yoga…
  • Từ bỏ các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như sử dụng điện thoại thường xuyên, hay uống thức uống có chứa caffeine, uống nhiều nước trước khi đi ngủ, ăn khuya, ăn tối ngay trước khi ngủ…
  • Trước khi đi ngủ, bạn nên học cách thư giãn tinh thần, đừng nghĩ đến công việc hay vấn đề học tập, hãy ổn định tâm trạng, thả lỏng cơ thể, tập giải tỏa căng thẳng để tránh bị lo lắng, khó thở, mất ngủ.

3. Thực hành thiền định

Thiền định hoặc tập yoga là một trong những giải pháp nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể mà bạn có thể tham khảo. Đây là cách để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp cơ thể thư giãn, làm tinh thần thư thái. Khi thực hành thiền, bạn không cần phải ngồi kiết già, bán già, chỉ cần học cách kiểm soát hơi thở và biết cách thở bụng, đồng thời giữ cho tinh thần thư giãn, thân tâm an lạc thoải mái là được.

Nhìn chung, mất ngủ khó thở là tình trạng thường gặp, có xu hướng gia tăng sau đại dịch covid-19 và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bạn hay bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thở hụt hơi, thở mệt kéo dài, bạn cần nhanh chóng sắp xếp thời gian thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

 

Ngày đăng: 21/03/2023 - Cập nhật lúc 10:53 am , 21/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc