Mất Ngủ Rụng Tóc Có Phải Là Bệnh? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Cập nhật: 10/04/2024

Mất ngủ rụng tóc liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và điều kiện sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, người bệnh được khuyến khích đến bệnh viện, xác định nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

Mất ngủ rụng tóc
Mất ngủ rụng tóc cần được chăm sóc và điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người  bệnh

Nguyên nhân gây mất ngủ rụng tóc

Mất ngủ rụng tóc là một tình trạng không phổ biến, nhưng gây lo lắng, hoang mang và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân và một số điều kiện bệnh lý có thể dẫn đến rụng tóc và mất ngủ. Xác định được nguyên nhân là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng rụng tóc và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.Cụ thể, các nguyên nhân có thể gây mất ngủ rụng tóc như sau:

  • Tế bào tóc không được nghỉ ngơi: Mất ngủ khiến các cơ quan trên cơ thể, bao gồm các nang tóc, hoạt động quá mức, dẫn đến quá mệt mỏi và mất chức năng. Thiếu ngủ cũng khiến các tế bào biểu bì và mô sừng không được tái tạo, gây rụng tóc.
  • Các gốc tự do: Mất ngủ khiến các gốc tự do hoạt động quá mức, điều này góp phần thúc đẩy quá trình lão hóa, khiến tóc bị gãy rụng, xơ rối hoặc bạc.
  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rụng tóc, mệt mỏi, mất ngủ trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đang mang thai cũng dễ bị rụng tóc và mất ngủ hơn so với người khác.
  • Suy giảm quá trình tổng hợp các sắc tố: Mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, gây mất cân bằng các chất và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các chất. Điều này góp phần dẫn đến rụng tóc ở cả nam và nữ giới.
  • Cân nặng quá mức: Thừa cân và béo phì dẫn đến dư thừa các chất béo trong cơ thể, gây áp lực lên các cơ quan, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tăng nguy cơ rụng tóc. Cân nặng quá mức cũng dẫn đến các bệnh xương khớp, thoái hóa khớp và bệnh tiểu đường.

Mất ngủ rụng tóc có phải là bệnh không?

Mất ngủ rụng tóc, mệt mỏi liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và điều kiện sức khỏe cần được chăm sóc phù hợp. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất ngủ và rụng tóc:

1. Thiếu máu thiếu sắt

Về cơ bản, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sẽ gây giảm lượng oxy cung cấp cho các mô và cơ quan. Thiếu máu thường được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.Các triệu chứng phổ biến khi bị thiếu máu thiếu sắt bao gồm mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó thở, tim đập nhanh, da xanh xao nhợt nhạt. Bên cạnh đó, thiếu máu cũng gây mất ngủ rụng tóc và ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh.

Loại rụng tóc do thiếu máu thiếu sắt được gọi là Telogen Effluvium. Đây là một dạng rụng tóc từ khắp da đầu, lan tỏa đến khoảng 30% diện tích da đầu cùng lúc. Thông thường, tóc sẽ mọc lại một cách tự nhiên sau khi nguyên nhân cơ bản được xử lý. Các triệu chứng mất ngủ rụng tóc có thể kéo dài đến 6 tháng. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, chẳng hạn như hói đầu kiểu nam và rụng tóc kiểu nữ, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.Thiếu máu thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong chu kỳ mang thai, kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh. Tình trạng này thường được điều trị bằng cách thêm sắt vào chế độ ăn uống, thường là thông qua một đợt bổ sung cường độ cao theo hướng dẫn của bác sĩ để lấy lại lượng sắt bình thường.

2. Bệnh tuyến giáp

Các bệnh lý tuyến giáp là một nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến mất ngủ rụng tóc và một loạt các điều kiện sức khỏe khác, bao gồm mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc đau đầu. Bệnh lý tuyến giáp phổ biến ảnh hưởng đến giấc ngủ và tóc bao gồm suy giáp và cường giáp.Suy giáp còn được gọi là tuyến giáp hoạt động kém, có thể dẫn đến mệt mỏi, tăng cân, da và tóc khô. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị đau cơ, đau khớp, nhạy cảm với cái lạnh và cảm giác trầm cảm. Thông thường suy giáp sẽ được chẩn đoán thông qua xét nghiệm chức năng tuyến giáp, chẳng hạn như xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone. Suy giáp có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, tuy nhiên thường phổ biến ở phụ nữ và trẻ em. Suy giáp thường được điều trị bằng thuốc thay thế hormone uống hàng ngày để tăng nồng độ thyroxine.Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến lo lắng, căng thẳng, khó chịu, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, rụng tóc, mệt mỏi dai dẳng, sưng tấy, sưng cổ, nhạy cảm với nhiệt, tóc mỏng và giảm cân không rõ nguyên nhân. Theo thống kê, cường giáp có nguy cơ gây ảnh hưởng đến phụ nữ cao gấp 10 lần so với nam giới và thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Cường giáp có thể gây mất ngủ rụng tóc tạm thời. Tuy nhiên các triệu chứng này cần được điều trị phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng liên quan.Thông thường, cường giáp được điều trị bằng cách sử dụng thuốc carbimazole, propylthouracil hoặc thuốc chẹn beta. Một số loại thuốc này có thể khiến tình trạng rụng tóc trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cơ thể có thể tự điều chỉnh với thuốc và cải thiện các triệu chứng mất ngủ rụng tóc. Trong trường hợp, tình trạng này kéo dài hoặc rụng tóc không được cải thiện sau 1 tuần điều trị, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một tình trạng khiến lượng đường trong máu trở nên tăng cao hơn bình thường. Có hai dạng tiểu đường là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2, đều có thể dẫn đến mất ngủ rụng tóc.

Bệnh tiểu đường loại 1 là một rối loạn tự miễn dịch. Do đó, người bệnh tiểu đường loại 1 thường dễ mắc các bệnh lý khác, bao gồm mất ngủ, rụng tóc, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Rụng tóc ở người bệnh tiểu đường loại 1 thường là dạng tóc rụng theo từng mảng, có thể kéo dài đến 12 tháng hoặc nhiều năm.Cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều gây căng thẳng mãn tính, mệt mỏi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc duy trì các chức năng quan trọn. Điều này có thể gây mất ngủ kinh niên và rụng tóc kéo dài.Điều trị tiểu đường và ổn định lượng đường trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa rụng tóc và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

4. Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là một vấn đề phổ biến liên quan đến hệ thần kinh. Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác muốn di chuyển chân liên tục, thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Hội chứng này dẫn đến cảm giác râm ran như kiến bò từ bàn chân đến đùi và có thể làm tăng nguy cơ co giật các chi không chủ ý, bao gồm cánh tay. Hội chứng chân không yên phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.Trong các trường hợp nhẹ, các triệu chứng chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng hơn, các triệu chứng có thể xảy ra hàng ngày, thậm chí là nhiều lần mỗi đêm. Khi xảy ra thường xuyên, hội chứng chân không yên là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu ngủ, mất ngủ, lo lắng và tăng nguy cơ rụng tóc do mệt mỏi.Hội chứng chân không yên có thể gây mất ngủ rụng tóc mãn tính liên quan đến căng thẳng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm tóc khô, tóc mỏng và xơ xác.Thường xuyên mất ngủ rụng tóc  là một vấn đề y tế cân được điều trị và kiểm soát phù hợp. Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh và tránh các bệnh tật cũng như vấn đề sức khỏe liên quan. Do đó, nếu luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, rụng tóc mà không rõ nguyên nhân, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Mất ngủ rụng tóc có nguy hiểm không?

Mất ngủ và rụng tóc không gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số ảnh hưởng bao gồm:

  • Mất nhiều tóc, khiến tóc mỏng dần và tăng nguy cơ hói đầu. Điều này có thể dẫn đến thiếu tự tin và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
  • Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém và tăng các suy nghĩ tiêu cực.
  • Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính, bao gồm huyết áp cao, các bệnh lý tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Thúc đẩy tình trạng lão hóa da, ảnh hưởng đến quá  trình tái tạo tế bào, khiến da có nếp nhăn, sạm màu hoặc thiếu sự mịn màng.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ cảm mạo và mắc các bệnh lý đường hô hấp, tim mạch, thiếu máu não và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, mất ngủ rụng tóc kéo dài hoặc nghiêm trọng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp.

Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ rụng tóc hiệu quả

Mệt mỏi, trằn trọc gây rụng tóc cần được chăm sóc và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số mẹo đơn giản có thể giúp ngủ ngon hơn, tràn đầy năng lượng và ngăn ngừa tóc rụng.

1. Xây dựng thói quen ngủ khoa học

Xây dựng chu kỳ ngủ – thức tự nhiên của cơ thể còn được gọi là nhịp sinh học, là một trong những biện pháp điều trị mất ngủ kinh niên hiệu quả. Nếu giữ được một lịch trình ngủ – thức đều đặn, bạn có thể cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng hơn so với việc ngủ cùng số giờ tại các thời điểm khác nhau.

Rụng tóc nhiều
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian cố định, kể cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cách xây dựng thói quen ngủ khoa học như sau:

  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày: Điều này có thể giúp thiết lập đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Chọn thời gian đi ngủ khi cảm thấy mệt mỏi bình thường, điều này giúp bạn ngủ nhanh hơn mà không phải trằn trọc  và trở mình trên giường. Nếu ngủ đủ giấc bạn sẽ thức dậy vào sáng hôm sau mà không cần đồng hồ báo thức. Nếu bạn cần đồng hồ để thức dậy, bạn có thể cần ngủ sớm hơn.
  • Tránh ngủ ngủ nướng: Lịch trình ngủ đều đặn cần duy trì mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày nghỉ. Nếu cần ngủ bù hoặc mệt mỏi quá mức, bạn có thể ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút và không ngủ quá 30 phút vào ban ngày. Điều này cho phép bạn trả nợ ngủ mà không làm rối loạn nhịp ngủ – thức.
  • Ngủ trưa đúng cách: Ngủ trưa là cách tốt để bù lại giấc ngủ đã mất. Tuy nhiên đối với người mất ngủ hoặc thường xuyên buồn ngủ mà không ngủ được vào ban đêm, hãy tránh ngủ trưa hoặc ngủ không quá 20 phút và không ngủ sau 3 giờ chiều. Điều này giúp bạn ngủ nhanh và sâu hơn vào ban đêm.
  • Ăn sáng lành mạnh: Bữa sáng góp phần cân bằng nhịp sinh học và giúp cơ thể nhận biết thời gian cần thức dậy bắt đầu ngày mới. Ngược lại bỏ bữa sáng có thể làm chậm nhịp đường huyết, giảm năng lượng, tăng căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm.
  • Chống lại cơn buồn ngủ sau bữa tối: Nếu cảm thấy buồn ngủ trước giờ đi ngủ, hãy thực hiện các công việc gây xao nhãng, chẳng hạn như rửa bát, gọi điện cho bạn bè, chuẩn bị quần áo cho ngày hôm sau. Hãy cố gắng đi ngủ đúng giờ để tránh gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học.

2. Kiểm soát mức độ tiếp xúc với ánh sáng

Tiếp xúc với ánh sáng có thể điều chỉnh nồng độ melatonin sản sinh tự nhiên và chu kỳ ngủ – thức. Não sẽ tiết ra nhiều melatonin hơn khi trời tối, khiến bạn buồn ngủ và ít hơn vào buổi sáng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin của cơ thể và thay đổi nhịp sinh học.Để điều chỉnh nồng độ melatonoin và cải thiện tình trạng mất ngủ rụng tóc, bạn có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng, chẳng hạn như đi uống cà phê bên ngoài, ăn sáng hoặc tập thể dục buổi sáng.
  • Dành nhiều thời gian ở ngoài trời vào ban ngày chẳng hạn như tập thể dục, đi dạo.
  • Để càng nhiều ánh sáng tự nhiên vào nhà càng tốt, điều này giúp não bộ tỉnh táo và năng suất hơn vào ban ngày.

Một số lưu ý để ngủ ngon hơn vào ban đêm:

  • Tránh màn hình trong vòng 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính bảng, máy tính hoặc TV có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Không xem truyền hình vào ban đêm bởi vì ánh sáng từ màn hình có thể ngăn chặn melatonin và gây khó ngủ.
  • Để phòng ngủ tối bằng cách sử dụng rèm dày để chặn ánh sáng từ cửa sổ hoặc sử dụng tấm che mắt khi ngủ.

Ngoài ra, nếu thường xuyên thức dậy giữa đêm, bạn nên để đèn ngủ dịu nhẹ để đảm bảo an toàn. Tránh sử dụng đèn có công suất lớn, điều này có thể gây khó ngủ trở lại.

3. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm và cảm thấy ít buồn ngủ hơn vào ban ngày. Tập thể dục cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng mất ngủ rụng tóc, ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên, nhằm giúp cơ thể phục hồi sau khi thức dậy.

Để có giấc ngủ chất lượng hơn, hãy tập thể dục đúng cách. Tập thể dục giúp tăng tốc độ trao đổi chất, tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích các hormone như cortisol. Tuy nhiên, bạn nên tập thể dục vào buổi sáng, tránh tập vào buổi chiều tối và gần giờ đi ngủ. Điều này có thể gây hưng phấn và rối loạn giấc ngủ.Cố gắng hoàn thành các bài tập vừa phải đến mạnh ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ. Nếu vẫn khó đi vào giấc ngủ, hãy tập luyện sớm hơn. Ngoài ra, các bài tập thư giãn, ít tác động như yoga hoặc kéo giãn nhẹ nhàng vào buổi tối có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ.Các đối tượng mất ngủ rụng tóc đặc biệt, chẳng hạn như phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con, nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tập thể dục để tránh các rủi ro liên quan.

4. Chế độ ăn uống phù hợp

Thói quen ăn uống ban ngày có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Để cải thiện tình trạng mất ngủ rụng tóc, bạn có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, chẳng hạn như nhiều rau xanh, trái cây, chất béo lành mạnh và hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế caffeine và nicotine có thể giúp cải thiện các vấn đề mất ngủ. Tương tự, hút thuốc lá có thể gây kích thích và gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt là khi bạn hút thuốc gần giờ đi ngủ.
  • Tránh các bữa ăn lớn vào ban đêm, đặc biệt là bữa ăn giàu chất béo, có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Các loại thức ăn cay và giàu axit cũng có thể gây khí chịu cho dạ dày, dẫn đến mất ngủ.
  • Tránh uống rượu trước khi ngủ, điều này có thể giúp bạn ngủ suốt đêm mà không bị thức giấc.
  • Tránh uống quá nhiều chất lỏng vào buổi tối, điều này có thể ngăn tình trạng cần đi vệ sinh suốt đêm và giúp bạn ngủ sâu hơn.

Đối với một số người, một bữa ăn nhẹ như một bát ngũ cốc nhỏ, một ít sữa chua hoặc một quả chuối, có thể thúc đẩy giấc ngủ. Do đó, nếu đói bạn có thể cân nhắc các bữa ăn nhẹ khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.

5. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn

Tức giận, lo lắng, căng thẳng có thể khiến bạn mất ngủ rụng tóc và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Thực hiện các bước quản lý mức độ căng thẳng có thể hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc, học cách hạn chế các thói quen gây lo lắng, giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn. Một số thói quen tốt cho giấc ngủ chẳng hạn như tắm nước ấm, giảm bớt ánh sáng, nghe nhạc hoặc sách nói cũng thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.Các kỹ thuật thư giãn cũng xuất phát từ các thói quen ban ngày. Não bộ bị kích thích vào ban ngày và chậm lại vào ban đêm, để chuẩn bị cho việc đi ngủ. Do đó, làm việc, kiểm tra thư điện tử hoặc mạng xã hội thường xuyên vào ban đêm, có thể gây khó ngủ. Do đó, hãy tạo thói quen làm việc lành mạnh, tránh làm việc gần giờ đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng cần trấn tĩnh tâm trí để ngủ sâu và chất lượng hơn.Để thư giãn, bạn có thể tham khảo bài tập hít thở sâu. Bài tập này có thể kích hoạt phản ứng thư giãn, làm giảm nhịp tim, huyết áp và mức độ căng thẳng để giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Các bước hít thở thư giãn như sau:

  • Nằm xuống giường và nhắm mắt lại
  • Đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng
  • Hít vào bằng mũi, bàn tay đặt trên bụng sẽ nâng lên, bàn tay đặt trên ngực sẽ ít hoặc không di chuyển
  • Thở ra bằng miệng, đẩy hết không khí ra ngoài trong khi co bụng, tay đặt trên bụng sẽ di chuyển và tay đặt trên ngực sẽ ít di chuyển
  • Tiếp tục hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng trong 5 – 10 phút cho đến khi cảm thấy thư giãn

6. Cải thiện môi trường ngủ

Cải thiện môi trường ngủ có thể giúp não bộ thư giãn, giảm căng thẳng trong ngày và giúp bạn ngủ ngon hơn. Đôi khi chỉ cần những thay đổi rất nhỏ trong môi trường ngủ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với chất lượng giấc ngủ.

Một số lưu ý về môi trường để cải thiện tình trạng mất ngủ rụng tóc như sau:

  • Giảm tiếng ồn: Nếu không thể tránh các tiếng ồn từ hàng xóm, giao thông hoặc những thành viên khác trong nhà, hãy thử sử dụng các tiếng ồn trắng, tiếng quạt hoặc sử dụng nút bịt tai khi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ: Hầu hết mọi người sẽ ngủ ngon hơn trong khoảng 20 – 23 độ C với hệ thống thông gió đầy đủ. Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Đảm bảo rằng giường ngủ thoải mái: Giường cần đủ chỗ để xoay trở, duỗi người thoải mái. Nếu thường xuyên thức dậy với tình trạng đau lưng, cổ, đau vai gáy, hãy thử thay đổi độ cứng của đệm, gối để cải thiện các triệu chứng.
  • Không sử dụng giường với mục đích khác: Giường chỉ để ngủ và quan hệ tình dục. Không làm việc khác trên giường, chẳng hạn như xem TV, ăn hoặc xử lý công việc.

7. Ngủ lại nếu thức giấc giữa đêm

Một số người có thể bị thức giấc giữa đêm và gặp khó khăn khi ngủ lại. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngủ lại nhanh chóng  và dâu hơn:

  • Tránh căng thẳng: Nếu thức giấc giữa đêm hãy tránh căng thẳng nếu bạn không thể ngủ lại được. Hãy tập trung vào cảm giác của cơ thể hoặc thực hành hít thở sâu để thư giãn và ngủ lại một cách tự nhiên.
  • Thiền: Nếu không thể ngủ lại được, hãy thực hiện các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thiền, hình dung thư giãn cơ bắp liên tục. Điều này có thể giúp thư giãn, dời sự chú ý ra khỏi tình trạng mất ngủ rụng tóc và giúp trẻ hóa cơ thể.
  • Ra khỏi giường: Nếu không thể ngủ lại được trong vòng 15 phút, hãy ra khỏi giường và thực hiện một số hoạt động yên tĩnh, không kích thích, chẳng hạn như đọc sách. Hãy để đèn mờ và tránh nhìn vào màn hình máy tính để đảm bảo cơ thể có thể đi vào giấc ngủ ngay sau đó.
  • Tạm hoãn các lo lắng: Nếu thức giấc giữa đêm và cảm thấy lo lắng về điều gì đó, hãy ghi chú lại điều đó ra giấy và hoãn lo lắng về điều đó cho đến ngày hôm sau. Tương tự, nếu có điều gì làm tỉnh táo, bạn nên ghi điều đó ra giấy để não bộ chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Cách khắc phục tình trạng rụng tóc nhanh chóng

Mất ngủ rụng tóc có thể là tạm thời và được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên nếu bạn muốn tóc mọc nhanh, sợi tóc chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ tái rụng tóc, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

  • Bổ sung Biotin: Biotin là một loại vitamin B giúp giảm rụng tóc. Một số loại thực phẩm có chứa biotin bao gồm cá, thịt, các loại hạt, khoai lang, bông cải xanh, súp lơ trắng. Ngoài ra, có một số sản phẩm bổ sung biotin cũng có thể cải thiện tình trạng rụng tóc hiệu quả. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bác sĩ có thể kê biotin, vitamin C, kẽm và axit folic sử dụng kết hợp.
  • Massage da đầu: Một số nghiên cứu cho thấy, massage da đầu bốn phút mỗi ngày trong 6 tháng có thể cải thiện tình trạng tóc rụng, giúp tóc dày hơn và khỏe hơn. Theo thống kê, có khoảng 65% những  người massage da đầu hàng ngày có tóc mọc lại nhanh hơn và khỏe hơn. Để tăng cường massage da đầu, bạn có thể sử dụng tinh dầu oải hương hoặc bạc hà. Các loại tinh dầu có thể tăng cường sự phát triển của tóc và ngăn ngừa rụng tóc.
  • Tránh khỏi thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ rụng tóc. Một số chất độc trong thuốc lá có thể làm hỏng các nang tóc và khiến tóc không thể mọc trở lại. Ngoài ra, khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố và tăng nguy cơ hói đầu. Việc loại bỏ sử dụng các sản phẩm chứa nicotine, chẳng hạn như thuốc lá, có thể đảo ngược tình trạng rụng tóc. Tránh khói thuốc lá cũng giúp bạn ngủ ngon hơn, chất lượng hơn và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Mất ngủ rụng tóc không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần có kế hoạch điều trị và kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC