Mất ngủ sau cai nghiện: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Cập nhật: 10/04/2024

Mất ngủ sau cai nghiện có thể dẫn đến khó chịu và tăng nguy cơ tái nghiện để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Để ngăn ngừa các nguy cơ cũng như đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và  điều trị phù hợp nhất.

Mất ngủ sau cai nghiện là gì?

Cai nghiện, bao gồm cai nghiện ma túy, thuốc phiện hoặc thuốc giảm đau gây nghiện, điều này có thể dẫn đến khó chịu trong thời gian đầu và dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Việc cai nghiện thường rất khó khăn nhưng cần thiết để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.Cai nghiện có thể gây ảnh hưởng đến các thành phần vật chất của cơ thể cũng như gây tổn thương trạng thái tinh thần. Các ảnh hưởng này có thể nghiêm trọng đến mức gây thay đổi các chất hóa học trong não và các hóa chất khác trong cơ thể, bao gồm các yếu tố liên quan đến ngủ – thức.Mất ngủ sau cai nghiện không phải là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Mất ngủ sau cai nghiện
Mất ngủ sau cai nghiện có thể dẫn đến khó chịu và tăng nguy cơ tái nghiện để ngủ ngon hơn

Nguyên nhân gây mất ngủ sau khi cai nghiện

Mất ngủ là một chứng rối loạn dai dẳng, khiến một người khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc thức giấc nhiều lần vào ban đêm. Người mất ngủ thường không cảm thấy sảng khoái sau một đêm ngủ, điều này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống. Mất ngủ cũng gây ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.Mất ngủ sau cai nghiện là một triệu chứng phổ biến và cũng là một trong những thách thức lớn, khó chịu đối với người phục hồi sau cai nghiện. Mất ngủ khiến việc cai nghiện trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi cả mất ngủ và cai nghiện đều có thể gây mệt mỏi về tinh thần.

Mất ngủ sau khi cai nghiện có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro khác nhau. Cụ thể bao gồm:

  • Cơ thể phụ thuộc thuốc: Khi nghiện, cơ thể phát triển tình trạng phụ thuộc và các chức năng não bộ bình thường sẽ không hoạt động nếu không có thuốc. Nếu không được nạp đủ lượng thuốc phù hợp, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó ngủ và mất ngủ.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Sau khi cai nghiện, tâm lý của người bệnh thường không được ổn định, điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cai nghiện cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, điều này dẫn đến mất ngủ trầm trọng và tăng nguy cơ tái nghiện.
  • Não đã quen với chất gây nghiện: Đối với người nghiện trong thời gian dài, não bộ đã quen với thuốc. Do đó, việc ngừng thuốc sẽ gây khó chịu, cáu gắt, mất ngủ. Ngoài ra, thiếu thuốc cũng dẫn đến cảm giác bất an, lo lắng và thiếu ngủ.

Bên cạnh đó, mất ngủ sau khi cai nghiện cũng liên quan đến một số yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Hội chứng chân không yên
  • Nhức mỏi và đau nhức cơ thể
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi
  • Hoang tưởng
  • Lo lắng, trầm cảm

Tầm quan trọng của giấc ngủ sau khi cai nghiện

Giấc ngủ ổn định và chất lượng rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phục hồi khi cai nghiện. Giấc ngủ cung cấp cho cơ thể bạn một cơ sở để tự chữa lành và tái tạo. Ngủ đủ giấc giúp chống lại những tổn thương về thể chất, tinh thần và thậm chí cả cảm xúc mà cai nghiện có thể gây ra.Trong thời gian cai nghiện, giấc ngủ chất lượng có thể mang lại một số lợi ích như:

  • Phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ và ngăn ngừa các tổn thương cho cơ thể, bao gồm cả chứng nghiện.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Giúp điều chỉnh mức độ cortisol. Thiếu ngủ kinh niên có thể làm tăng hormone căng thẳng cortisol, điều này khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, tăng lo lắng và khiến tình trạng mất ngủ sau cai nghiện trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giúp duy trì và nâng cao tâm trạng.
  • Tăng cường sức chịu đựng và gây mệt mỏi thể chất. Ngủ đủ giấc có thể tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.

Mất ngủ sau cai nghiện rất có hại cho sức khỏe. Nếu không được điều trị, mất ngủ có thể là tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, huyết áp cao, rối loạn kiểm soát lượng đường trong máu và gia tăng chứng viêm. Trong các trường hợp xấu nhất, thiếu ngủ sau cai nghiện có thể gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim.Thông thường mất ngủ sau cai nghiện không nghiêm trọng và đáp ứng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, hãy đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Điều trị mất ngủ sau khi cai nghiện như thế nào?

Đối với một người bắt đầu cai nghiện, khó chịu và mất ngủ là tình trạng bình thường, tuy nhiên cần được chăm sóc phù hợp để tránh các rủi ro nghiên trọng. Vì bản chất sinh lý nghiện và mức độ nghiêm trọng của cơn nghiện ở mỗi cá nhân là khác nhau, do đó các cố gắng điều chỉnh thói quen  ngủ sẽ phụ thuộc vào tình cá nhân.Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ sau cai nghiện, chẳng hạn như:

1. Điều trị không dùng thuốc

Các phương pháp không dùng thuốc có thể không mang lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng nếu được tiếp tục trong nhiều ngày đến hàng tuần, các phương pháp này sẽ giúp thiết lập thói quen ngủ bình thường. Sử dụng thuốc có thể giúp bạn ngủ một cách nhanh chóng, tuy nhiên các phương pháp điều trị không dùng thuốc sẽ mang đến hiệu quả lâu dài.

Một số phương pháp điều trị mất ngủ sau cai nghiện không dùng thuốc bao gồm:

  • Dành thời gian cho bản thân: Đọc một cuốn sách hay, nghe một bản nhạc nhẹ nhàng hoặc viết nhật ký đều có thể giúp thư giãn, mang lại cảm giác hạnh phúc và ngủ ngon hơn.
  • Tập thể dục nhẹ: Các động tác thể dục nhẹ nhàng có thể giúp điều chỉnh một số tác dụng phụ khi cai nghiện. Tập thể dục có thể tạo ra và giải phóng endorphin, một trong những chất hóa học giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, chống lại trầm cảm. Tuy nhiên không nên tập thể dục ngay trước khi đi ngủ mà hãy trao đổi bác sĩ kiểm tra để đảm bảo thời gian tập luyện phù hợp.
  • Mỉm cười: Các nghiên cứu cho thấy rằng tiếng cười có thể giải phóng endorphin và khuyến khích trạng thái hạnh phúc chung. Nếu mất ngủ sau cai nghiện, bạn nên xem một bộ phim hài hước hoặc thường xuyên mỉm cười với người thân, bạn bè.
  • Ra ngoài đi dạo: Nhận ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng sớm, giúp tăng cường sản xuất serotonin, do đó làm tăng cảm giác khỏe mạnh. Ra ngoài khi trời nắng cũng giúp tạo ra melatonin sớm, một chất hóa học chịu trách nhiệm giúp cho việc ngủ. Ánh sáng mặt trời cũng giúp điều chỉnh, thiết lập lại nhịp sinh học và giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Thiền: Yoga và thiền định hoặc các phương pháp khác, có thể làm dịu tâm trí, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Trò chuyện với gia đình và bạn bè: Điều này có thể giúp giảm cảm giác cô đơn, sợ hãi, ngăn ngừa trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, trò chuyện với người thân cũng giúp mang lại cảm giác thoải mái trong giai đoạn cai nghiện.

Ngoài ra, để ngủ ngon hơn hãy để phòng ngủ càng tối càng tốt. Nếu có thể, hãy tránh tiêu thụ caffeine và uống nhiều nước, tuy nhiên tránh uống nước ngay trước khi đi ngủ. Ngoài ra, tắm nước ấm hoặc chườm nóng trước khi đi ngủ cũng có thể giúp thư giãn và ngủ ngon hơn.

2. Sử dụng thuốc không kê đơn

Có một số lựa chọn không kê đơn để điều trị chứng mất ngủ sau cai nghiện, chẳng hạn như Melatonin, Benadryl, Diphenhydramine HCl hoặc Citrate. Ngoài ra các loại thuốc kháng histamine được sử dụng để điều trị chảy nước mũi, buồn nôn, chóng mặt, đôi khi cũng được chỉ định sử dụng để điều trị chứng mất ngủ.Hầu hết các loại thuốc và chất bổ sung này có thể sử dụng mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

3. Thuốc điều trị mất ngủ sau cai nghiện theo toa

Nếu các phương pháp không dùng thuốc và thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc ngủ theo toa. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Clonidine: Thuốc không trực tiếp điều trị mất ngủ nhưng có thể chống lại chứng mất ngủ. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp cải thiện một số tác dụng phụ khác sau khi cai nghiện, chẳng hạn như chuột rút, đau cơ, lo lắng, kích động, đổ mồ hôi và chảy nước mũi.
  • Buprenorphine: Thuốc ngăn chặn và vô hiệu hóa các cơn nghiện, từ đó cải thiện các triệu chứng nghiện và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Methadone: Đây là một chất rắn tổng hợp, được sử dụng để điều trị hội chứng cai nghiện cấp tính, do đó có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.
  • Benzodiazepine: Benzodiazepine là thuốc an thần – thôi miên, giúp hạn chế lo lắng và đôi khi được kê đơn để điều trị mất ngủ trong thời gian ngắn.
  • Amitriptyline: Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng, được chấp thuận để điều trị mất ngủ sau cai nghiện.

Mẹo để ngủ ngon hơn sau khi cai nghiện

Ngoài các biện pháp chăm sóc tại nhà và điều trị y tế, có một số cách giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Dưới đây là một số lưu ý về giấc ngủ, bao gồm:

  • Tạo một quy trình trước khi đi ngủ: Tạo một số thói quen trước khi đi ngủ như nghe nhạc, đọc sách và lập lại thường xuyên để giúp ngủ ngon hơn. Một số thói quen nên có trước khi đi ngủ bao gồm uống trà bạc hà, tắm nước ấm, thay đồ ngủ thoải mái hoặc đọc một vài trang sách.
  • Môi trường ngủ phù hợp: Đảm bảo phòng ngủ thoải mái mát mẻ, tối và không có tiếng ồn ào. Điều này có thể giúp ngủ ngon và nhanh hơn.
  • Liệu pháp hương thơm: Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ, có thể giúp cải thiện các vấn đề giấc ngủ.
  • Tránh ánh sáng xanh trước khi đi ngủ: Các ánh sáng xanh như điện thoại, máy tính bảng và TV, có thể dẫn đến hưng phấn và gây khó ngủ.
  • Giảm ăn uống gần giờ đi ngủ: Điều này hạn chế các áp lực lên hệ thống tiêu hóa và giúp người bệnh ngủ lâu hơn.
  • Tránh rượu và caffein trước khi đi ngủ: Các chất kích thích này có thể gây kích ứng hệ thống tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu và mất ngủ.
  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục trong hầu hết các ngày trong tuần, có thể giúp thư giãn và điều trị chứng mất ngủ sau cai nghiện.

Mất ngủ sau cai nghiện có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến hiệu quả cai nghiện. Do đó, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm: Tổng Hợp 12 Cách Đi Vào Giấc Ngủ Nhanh Chỉ Sau Vài Phút

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC