Mẹ Bị Mất Ngủ Sau Sinh Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Cập nhật: 03/04/2024

Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều sản phụ, hay xảy ra ở giai đoạn từ tuần thứ 7 sau khi sinh em bé trở đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và trạng thái tinh thần của người mẹ. Nếu mẹ bị mất ngủ sau sinh mà chưa biết nguyên nhân do đâu, cách xử lý và điều trị phù hợp thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhận biết

Mất ngủ là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tinh thần, tâm lý cũng như sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là người già và phụ nữ sau sinh. Mất ngủ sau sinh hay xảy ra từ tháng thứ 2, thứ 3 sau khi sinh em bé, tình trạng này nếu nghiêm trọng có thể kéo dài đến khi bé được 1 – 2 tuổi mà vẫn không cải thiện.

Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường gặp, đặc trưng bởi chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ được nhưng dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại
Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường gặp, đặc trưng bởi chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ được nhưng dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại

Mất ngủ sau sinh là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể xảy ra với nhiều hình thức khác nhau như buồn ngủ nhưng không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ, có thể ngủ nhưng hay mộng mị không thể sâu giấc, hay bị thức giấc nửa đêm và không thể quay lại giấc ngủ bình thường. Có 2 dạng mất ngủ chính là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Trong đó, người bị mất ngủ cấp tính bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc nhưng tình trạng này xảy ra không thường xuyên. Còn người bị mất ngủ mạn tính thì chứng mất ngủ, khó ngủ kéo dài, có thể từ 1 tháng trở lên.Nhìn chung, phụ nữ sau sinh bị mất ngủ, khó ngủ thường có các triệu chứng như:

  • Người bồn chồn, khó chịu, dù cơ thể vô cùng mệt mỏi, ngáp nhiều nhưng đầu óc luôn tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ, nằm xuống giường cũng không thể nào ngủ được
  • Có thể ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ không tốt, mẹ thường ngủ giấc ngắn, rất nông, hay mộng mị, trong tiềm thức có thể nhớ được giấc mơ của mình, dễ bị đánh thức bởi tiếng động nhỏ
  • Khi ngủ dễ bị tỉnh giấc, có xu hướng tỉnh giấc liên tục, hay tự động thức để kiểm tra xem con có ngủ ngon không, có lạnh hay nóng gì không
  • Ngủ được, ngủ ngon giấc nhưng dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, khi tỉnh rồi thì nằm trằn trọc, dù buồn ngủ cũng không thể tiếp tục đi vào giấc ngủ được.

Thông thường, mất ngủ sau sinh gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu cho mẹ, khiến sức khỏe của mẹ không ổn định, hồi phục không tốt sau sinh, chất lượng sữa giảm sút, tâm trạng bất ổn, hay cáu gắt, khó chịu, khó ổn định tâm trạng, không giữ được bình tĩnh.

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh xảy ra khá phổ biến với các bà mẹ, ngay cả khi em bé chưa chào đời đến khi con đã được 1 – 2 tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ gặp phải tình trạng thao thức, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo như:

1. Do thay đổi nội tiết tố

Một trong nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ đặc biệt phổ biến ở các mẹ bỉm chính là do sự thay đổi mạnh mẽ của nội tiết tố trong cơ thể. Thay đổi nội tiết tố hay xảy ra trong giai đoạn hành kinh, trong quá trình mang thai, sau sinh và giai đoạn tiền mãn kinh.Trong đó, ở giai đoạn sau sinh, khi em bé ra đời, mức progesterone trong cơ thể của mẹ giảm. Đây là loại hormone nội sinh có tác dụng bảo vệ thai nhi, ngăn ngừa sinh non, hỗ trợ phát triển tuyến vú trong thai kỳ. Đồng thời, hormone này cũng gây ra tình trạng mệt mỏi, hay buồn ngủ cho cơ thể. Sự suy giảm của progesterone chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó ngủ, ngủ không ngon giấc sau sinh.

2. Do thay đổi thể chất sau sinh

Đa phần, sau sinh, ở giai đoạn đầu cơ thể vô cùng mệt mỏi nên mẹ thường sẽ ngủ nhiều, không bị khó ngủ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, trong 1 – 2 tháng đầu, mẹ bị mất ngủ do các vấn đề về thể chất. Thường có liên quan đến tình trạng đau đáy chậu, khu vực giữa bộ phận sinh dục và hậu môn, đau ở vết rạch tầng sinh môn, đau nghiêm trọng ở vết mổ, đau do vết khâu bị rách, tổn thương, vùng kín đau rát phù nề (với mẹ sinh thường), ngực căng sữa dẫn đến tắc tuyến sữa, nang bọc sữa…

3. Do trẻ hay thức giấc về đêm

Trong 1 tháng đầu, nhất là 2 tuần đầu sau sinh, trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, hầu như dành toàn bộ thời gian để ngủ. Tuy nhiên, đến tháng thứ 2 thứ 3 do nhịp sinh học của trẻ chưa phát triển, trẻ không thể ngủ thẳng giấc cả đêm, hay thức giấc quấy khóc về đêm, điều này khiến mẹ phải thức đêm nhiều hơn và không thể có được giấc ngủ trọn vẹn.

Đặc biệt, với những mẹ không có người phụ giúp chăm sóc bé, để có được một giấc ngủ ngon thật sự vô cùng “xa xỉ”. Tình trạng này kéo dài, nếu trẻ qua 6 tháng tuổi vẫn chưa thể ngủ xuyên đêm thì về lâu dài, nhịp sinh học của mẹ dễ bị ảnh hưởng, rất có thể sẽ bị mất ngủ kéo dài.

4. Do nhịp sinh học thay đổi

Như đã đề cập, trẻ thức đêm nhiều, hay quấy khóc về đêm, không thể ngủ xuyên đêm khiến mẹ phải thức giấc nhiều để chăm con nên dễ bị ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Phụ nữ sau sinh thường sẽ trải qua các thay đổi về mức độ melatonin, chất này được gọi là hormone giấc ngủ. Nếu mô hình giấc ngủ bình thường bị gián đoạn, thường liên quan đến việc mẹ phải thường xuyên thức giấc về đêm, không thể đi ngủ khi buồn ngủ về lâu dài sẽ khiến mẹ khó ngủ, ngay cả khi cơ thể đã vô cùng mệt mỏi.

5. Do thiếu chất

Thiếu chất, đặc biệt là thiếu sắt, thiếu máu sau sinh là tình trạng diễn ra rất thường xuyên. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin, myelination, những chất này vô cùng cần thiết trong việc tạo giấc ngủ. Thiếu sắt được nhiều nghiên cứu nhận định là có liên quan đến chứng mất ngủ và dễ gây ra trầm cảm. Ngoài ra, mất ngủ còn có thể do thiếu vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin C, magie, kali…

6. Nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, tình trạng mất ngủ sau sinh ở nhiều mẹ còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Do quan niệm kiêng khem cổ hủ, hoặc do tác động ảnh hưởng, xung đột từ quan niệm chăm sóc con cái khiến mẹ suy nghĩ nhiều, dẫn đến hay mất ngủ
  • Do mẹ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm bé, hay lo lắng, suy nghĩ, tâm lý không ổn định, không có người chia sẻ, thấu hiểu dẫn đến nguy cơ rối loạn tâm lý, trầm cảm sau sinh
  • Do giờ giấc sinh hoạt bị thay đổi, lịch trình không phụ thuộc vào sự sắp xếp của mẹ mà phải nương theo em bé, từ đó khiến cơ thể không thích nghi được, làm mẹ bị căng thẳng, bị động, khó ngủ
  • Do trẻ thường xuyên bú đêm, mẹ bị đánh thức liên tục, điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ khiến mẹ khó có thể ngủ ngon giấc lại được
  • Do thay đổi cảm xúc sau sinh, nhất là khi mẹ không có người giúp đỡ chăm bé, con hay quấy khóc hoặc mắc bệnh làm mẹ lo lắng, căng thẳng nhiều.

Tác động tiêu cực của tình trạng mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh rất nghiêm trọng, tùy vào tình trạng mất ngủ mà ảnh hưởng của nó đến mỗi mẹ bỉm sẽ khác nhau. Nhìn chung, tình trạng này sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé, có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ: Sau sinh, cơ thể mẹ vô cùng yếu ớt, cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều đề hồi phục sức khỏe, ổn định tinh thần. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mẹ không thể hồi phục nhanh chăm, thêm vào đó là những vất vả mệt nhọc khi chăm sóc em bé khiến chị em dễ bị xuống sức, người xanh xao, mệt mỏi, thiếu tinh thần, hay uể oải, khó chịu, dễ đau ốm.
  • Ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mẹ: Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, khi thiếu ngủ, thần kinh chúng ta dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các cảm giác gắt gỏng, khó chịu. Nếu tinh thần của mẹ không được thư giãn thoải mái thì sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng suy giảm đáng kể.
Mất ngủ sau sinh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của mẹ
Mất ngủ sau sinh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của mẹ
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, mất ngủ, tâm trạng căng thẳng, lo âu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Nếu mẹ được nghỉ ngơi hợp lý, tâm lý thoải mái, ăn uống khoa học kết hợp cùng yếu tố cơ địa thì nguồn sữa sẽ dồi dào, đặc biệt tốt cho bé. Tuy nhiên, nếu mẹ hay bị mất ngủ, tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng thì sẽ bị ít sữa hoặc thậm chí là mất sữa.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Khi mẹ tức giận, cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, khó chịu thì cơ thể sẽ sản sinh ra độc tố, loại độc tố này ảnh hưởng đến chất lượng của sẽ. Nếu bé bú sữa mẹ mang nguồn năng lượng tiêu cực, có chứa độc tố, con sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về cả sức đề kháng, hệ tiêu hóa, sự phát triển toàn diện lẫn tâm lý của trẻ. Những trẻ này dễ nhạy cảm, hay quấy khóc, tâm lý thường dễ bất ổn hơn.

Đặc biệt, mẹ sau sinh bị mất ngủ còn có liên quan đến trầm cảm sau sinh, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh rất phổ biến, là một dạng rối loạn tâm trạng, cần được theo dõi và can thiệp kịp thời, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây rối loạn tâm thần, khiến mẹ không đủ sức khỏe chăm sóc em bé, dễ gây ra các hành vi tự hại cho bản thân, có nguy cơ tự tử cao.

Mất ngủ sau sinh có nghiêm trọng không? Có chữa được không?

Mức độ nghiêm trọng của mất ngủ sau sinh phụ thuộc vào tình trạng mất ngủ của mẹ bỉm. Theo các chuyên gia, tình trạng này cần sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ sau sinh có thể chữa khỏi được bằng nhiều phương pháp, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, tiến triển thành mãn tính thì việc điều trị sẽ tương đối khó khăn.Mất ngủ sau sinh rất nghiêm trọng, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý của mẹ và sự phát triển của bé. Đôi khi đây còn là dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm sau sinh, nếu tiến triển thành trầm cảm thì việc điều trị cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Để điều trị mất ngủ, cần tìm hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chỉ khi xác định được các yếu tố khiến mẹ thường xuyên mất ngủ, việc điều trị cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.Nếu mẹ bỉm rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc mãi không thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, dễ bị tỉnh giấc và khó đi vào giấc ngủ lại… hãy nhanh chóng điều chỉnh lối sống, giờ giấc sinh hoạt, nâng cao sức khỏe của bản thân. Trường hợp tình trạng này kéo dài, không thấy cải thiện, thường xảy ra từ hơn 1 tháng trở lên, mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.

Biện pháp xử lý, cách điều trị hiệu quả khi bị mất ngủ

Tùy vào tình trạng, mức độ mất ngủ mà chúng ta có cách xử lý và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ sau sinh. Để điều trị, mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

1. Phương pháp trị mất ngủ mức độ nhẹ tại nhà

Trường hợp mẹ mới bị mất ngủ, sớm phát hiện ra tình trạng này, chúng ta có thể nhanh chóng điều chỉnh lối sống, giờ giấc sinh hoạt để cải thiện. Việc cải thiện chứng mất ngủ sẽ rất khó với những mẹ sinh con đầu hoặc sinh 2 bé kế nhau hay không có người hỗ trợ chăm nom con cái. Tuy nhiên, đừng nản lỏng, cải thiện giấc ngủ mới có thể giúp mẹ có sức khỏe và tinh thần tốt hơn để chăm sóc bé.

Một số cách nâng cao chất lượng giấc ngủ cho mẹ có thể kể đến như:

  • Hãy ngủ khi em bé ngủ: Nghe thật khó nhưng cách này tương đối hiệu quả, mẹ hãy tạm gác công việc, các vấn đề ngoài lề sang một bên, tranh thủ ngủ nhiều nhất có thể, đừng quá bận tâm đến người khác, việc khác. Ngủ lúc em bé ngủ sẽ giúp mẹ tận dụng tối đa thời gian để nghỉ ngơi, từ đó có sức khỏe mà chăm sóc bé.
  • Tạo không gian, điều kiện tốt nhất để đi vào giấc ngủ: Để cả mẹ và bé đều có giấc ngủ ngon, chúng ta cần tạo một không gian yên tĩnh, thư giãn, mát mẻ, thoải mái nhất có thể. Mẹ nên tập cho bé phân biệt ngày đêm, tránh tình trạng lẫn lộn ngày đêm, buổi tối nên tắt đèn, nếu cần thiết thì chỉ để đèn ngủ mà thôi, chuẩn bị một tấm nệm thật êm, chăn gối sạch sẽ thơm tho. Đặc biệt vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng, hãy tránh xa các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại.
  • Chia sẻ công việc với người thân và chồng: Chăm sóc em bé khiến mẹ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, dù mệt mỏi cũng vui vẻ. Tuy nhiên, đừng để bản thân quá sức, hãy chia sẻ công việc với người thân và chồng, dù ai chăm bé đi nữa, người mà bé cần nhất vẫn là mẹ. Nhất là vào ban đêm, các công việc như thay tã, cho bé ăn, đừng ôm hết vào người, hãy phân chia hợp lý. Chăm sóc bé là cả quá trình, nếu mẹ tự làm cả sẽ rất mệt mỏi, nên dành thời gian để nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe.
  • Một số vấn đề khác: Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mất ngủ, mẹ cũng nên giảm lo lắng, căng thẳng; hạn chế nhìn vào điện thoại, máy tính, tivi vì chúng khiến não bạn bị kích thích, có thể làm bạn buồn ngủ tạm thời nhưng khó ngủ sâu giấc, chất lượng giấc ngủ không tốt. Hạn chế sử dụng nicotine, rượu, bia, caffeine; đồng thời, mỗi ngày nên dành ít thời gian để vận động đi bộ vào buổi sáng hoặc tập yoga để ngủ ngon giấc hơn.

2. Chữa mất ngủ sau sinh theo phương pháp Tây y

Trường hợp tình trạng mất ngủ của mẹ kéo dài, thường xuyên xuất hiện, mẹ không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Với tình trạng mất ngủ, chúng ta sẽ thăm khám ở chuyên khoa Thần kinh hoặc Chuyên khoa Tâm thần. Tình trạng mất ngủ sau sinh sẽ được điều trị bằng:

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi: Đây là liệu pháp điều trị tâm lý, pháp huy hiệu quả tốt trong việc loại bỏ chứng mất ngủ, giúp chị em ngủ ngon giấc hơn.
  • Sử dụng thuốc bình thần: Thông thường, nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ thì không nên sử dụng thuốc. Trường hợp bé có thể sử dụng sữa ngoài hoặc không còn bú mẹ nữa, chúng ta có thể dùng các thuốc bình thần, gây ngủ như Diazepam, Bromazepam, Phenobarbital, Zolpidem, Rotunda…
  • Sử dụng thuốc an thần: Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, có tác dụng trị mất ngủ kinh niên, ngủ không ngon giấc do tâm lý, bệnh lý. Các thuốc này là Clomipramine, Olanzapine, Mirtazapine, Quetiapine…
  • Thuốc kháng sinh: Nếu mẹ có cơ địa dễ dị ứng, người hay ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ sau sinh thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thường là Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazin…

Các thuốc điều trị chỉ được sử dụng khi có chỉ định đơn thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng. Đặc biệt, trên thị trường không có thuốc trị mất ngủ dành riêng cho bà mẹ đang cho con bú, nếu dùng thuốc, mẹ không thể cho bé bú vì sẽ ảnh hưởng đến bé qua sữa mẹ.

3. Cách chữa mất ngủ sau sinh bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian điều trị mất ngủ có thể hỗ trợ ở mức độ nhẹ, đối với tình trạng này, mẹ có thể:

  • Xông hơi thảo dược: Sử dụng thảo dược để xông hơi có thể giúp mẹ giải nhiệt, giải độc cơ thể, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ có thể sử dụng các loại lá khô hoặc tươi đều được, thường là chanh, bưởi, gừng, sả, tía tô, bạc hà, hương nhu, quế, kinh giới, ngải cứu, ổi…
  • Uống trà thảo dược: Với chứng mất ngủ nhẹ do căng thẳng, mệt mỏi, mẹ có thể sử dụng các loại trà thảo dược có tác dụng an thần, dễ ngủ như trà hạt muồng muồng, trà hoa oải hương, hoa nhài, hoa cúc, mật ong…
  • Massage lưng: Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh, mẹ có thể đặt dịch vụ để xông hơi, massage cho bản thân đồng thời tắm, massage cho bé. Massage lưng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hoặc mẹ có thể nhờ chồng xoa bóp lưng khoảng 20 phút mỗi tối, liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
  • Ngâm chân với nước ngải cứu: Để cải thiện tình trạng mất ngủ, chúng ta cũng có thể ngâm chân với nước sắc từ lá ngải cứu. Mẹ lấy 1 nắm lá ngải cứu sắc với nước, thấy nước còn ấm ấm thì đem ngâm chân 15 – 20 phút sẽ giúp tinh thần thư giãn, giảm đau nhức xương khớp và dễ ngủ hơn.

4. Chữa mất ngủ bằng phương pháp Đông Y

Các bài thuốc Đông Y được đánh giá cao về mức độ an toàn, chủ yếu điều trị tận gốc nguyên nhân, gốc rễ của bệnh đồng thời giúp nâng cao, cải thiện sức khỏe cho sản phụ. Một số bài thuốc đông y chữa mất ngủ sau sinh thường được áp dụng có thể kể đến như:Bài thuốc 1: Chữa mất ngủ do suy nhược cơ thểNguyên liệu:

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, rửa sạch
  • Cho vào ấm chuyên dụng, sắc với lượng nước vừa phải
  • Thấy nước cô lại thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống, uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2: Chữa mất ngủ do tâm tỳ hư Nguyên liệu:

  • 8g viễn chí
  • 8g nhân sâm
  • 12g thạch xương bồ
  • 12g long vĩ
  • 12g phục thần
  • 12g phục linh

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu cần thiết, rửa sạch
  • Cho vào ấm chuyên dụng, sắc với lượng nước vừa đủ
  • Thấy nước thuốc cô lại thì tắt bếp, uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3: Chữa mất ngủ do dạ dày kém, khó tiêuNguyên liệu:

  • 12g phục linh
  • 12g quất hồng bì
  • 12g bán hạ
  • 8g chỉ thực
  • 8g trúc như
  • 6g cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu cần thiết, rửa sạch
  • Cho vào ấm chuyên dụng, sắc với lượng nước vừa phải
  • Thấy nước thuốc cô lại thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống, dùng hết trong ngày.

Bài thuốc 4: Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng Nguyên liệu: 

  • 4g chu sa
  • 2g chích thảo
  • 2g sinh địa
  • 2g quy nhân

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, đem tán nhuyễn thành bột mịn
  • Viên thành viên nhỏ, mỗi ngày dùng 1 viên (khoảng 4 – 12g), hòa với nước nóng
  • Uống khi còn ấm trước khi đi ngủ để cải thiện mất ngủ.

Lưu ý: Chu sa là vị thuốc có độc tính, khoảng 13.8% thủy ngân, mỗi ngày chỉ có thể dùng 0.3 – 1g/ngày, chỉ sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc vì có nguy cơ gây ngộ độc, tử vong cao.

Một số lưu ý khi bị mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường gặp, cần phân biệt với thiếu ngủ. Trong khi thiếu ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ do phải làm việc, vắt sữa, chăm sóc bé thì mất ngủ là không thể ngủ ngay cả khi có điều kiện để ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, khi tỉnh giấc thì không thể ngủ lại được. Ngoài ra, khi bị mất ngủ, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Mất ngủ rất phổ biến, hay xảy ra ở phụ nữ sau sinh nhưng cũng rất nghiêm trọng, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm trạng và chất lượng sữa của mẹ. Đặc biệt, đây còn có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh, cần có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Mẹ không nên chủ quan trước tình trạng mất ngủ của mình, không nên đặt nặng việc chăm sóc bé, hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. Chỉ khi chúng ta khỏe mạnh, tỉnh táo, vui vẻ thì mới có thể chăm sóc tốt cho bé.
  • Khi có dấu hiệu mất ngủ, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, không cần kiêng khem quá nghiêm ngặt. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu thiếu vitamin và khoáng chất nhất là sắt, magie, vitamin D, vitamin A thì nên bổ sung qua chế độ ăn uống để cải thiện giấc ngủ.
  • Nếu mẹ có thói quen dùng điện thoại, thiết bị điện tử thường xuyên, trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng hãy tránh xa các thiết bị này vì chúng gây ức chế thần kinh, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị mất ngủ sau sinh hiệu quả. Nhiều mẹ thường chủ quan, tự tìm kiếm biện pháp điều trị khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, mất ngủ sau sinh cần can thiệp kịp thời, đúng cách. Do đó, nếu mẹ bị mất ngủ thường xuyên, tốt nhất hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC