Mất Ngủ Suy Giảm Trí Nhớ Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Cập nhật: 10/04/2024

Mất ngủ suy giảm trí nhớ cần được chăm sóc và điều trị phù hợp để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Thông thường, tình trạng này được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và tạo thói quen ngủ lành mạnh. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và trí nhớ

Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cung cấp thời gian nghỉ ngơi và nạp năng lượng để cơ thể phục hồi. Giấc ngủ cũng cần thiết đối với khả năng ghi nhớ và học hỏi của não bộ. Khi ngủ, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi trong khi não bộ sẽ xử lý thông tin trong ngày và hình thành ký ức. Do đó, thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây suy giảm trí nhớ và nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường. Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể khiến khả năng học hỏi, lưu trữ và ghi nhớ các kiến thức mới bị suy giảm.Các nghiên cứu về mất ngủ suy giảm trí nhớ cho biết giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong học tập và trí nhớ. Thiếu ngủ làm suy giảm khả năng tập trung và học tập hiệu quả. Ngược lại ngủ đủ giấc có thể củng cố trí nhớ và có thể được nhớ lại vào tương lai.Giấc ngủ cũng làm nên ký ức và những kỷ niệm. Ngủ đủ giấc được cho là có thể giúp bạn ghi nhớ tốt hơn vè các giai đoạn trong cuộc sống, chẳng hạn như ngày tốt nghiệp hoặc ngày kết hôn. Giấc ngủ cũng giúp tăng cường một số kỹ năng, chẳng hạn như cách lái xe ô tô hoặc chơi đàn piano.Để ghi nhớ một điều gì đó, bạn cần trải qua ba giai đoạn, bao gồm:

  • Tiếp thu, học hỏi hoặc trải nghiệm
  • Củng cố bằng cách ổn định ký ức trong não
  • Nhớ lại bằng cách lưu các thông tin và thực hiện trong tương lai

Cả quá trình tiếp thu diễn ra khi bạn thức và tỉnh táo, tuy nhiên ký ức được củng cố khi bạn ngủ. Do đó, nếu không có giấc ngủ chất lượng, não sẽ gặp khó khăn khi ghi nhớ và lưu lại thông tin.Mất ngủ suy giảm trí nhớ cũng có thể làm tăng một số tổn thương thế chất, kỹ năng vận động và khả năng phán đoán. Do đó, bạn nên xây dựng kế hoạch ngủ đủ giấc và tăng cường chất lượng giấc ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo, người lớn nên ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm để đạt chất lượng tốt nhất, mặc dù thời gian này có thể thay đổi ở mỗi cá nhân.

Tại sao mất ngủ gây suy giảm trí nhớ?

Bởi vì cơ thể và tâm trí kết nối và ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, các vấn đề trong cơ thể, bao gồm mất ngủ, có thể dẫn đến căng thẳng và cản trở khả năng lưu trữ hoặc ghi nhớ thông tin. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ, chẳng hạn như:

1. Căng thẳng

Căng thẳng do mất ngủ có thể khiến đầu óc quá tải, dẫn đến mất tập trung và ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Căng thẳng cấp tính, có thể dẫn đến các vấn đề trí nhớ tạm thời trong khi căng thẳng và mất ngủ mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Suy giảm trí nhớ mất tập trung
Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến mất ngủ và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Quản lý căng thẳng là một yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, kiểm soát căng thẳng cũng giúp duy trì chất lượng cuộc sống, cải thiện sức khỏe và duy trì hoạt động của não bộ.

2. Lo lắng

Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến lo lắng quá mức, chẳng hạn như bỏ lỡ công việc, cuộc họp quan trọng. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn lo âu, lo lắng quá mức và gây cản trở các hoạt động lành mạnh, bao gồm cả trí nhớ. Xác định là điều trị chứng lo lắng quá mức là một trong những cách điều trị tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ hiệu quả nhất.

3. Trầm cảm

Mất ngủ có thể dẫn đến trầm cảm, gây suy giảm trí nhớ, mất hứng thú với môi trường xung quanh, điều này có thể khiến trí nhớ suy giảm, tập trung kém và khả năng nhận thức bị ảnh hưởng.Ở người bị trầm cảm, tâm trí và cảm xúc có thể bị đè nặng đến mức không thể chú ý đến những hoạt động đang xảy ra. Do đó, việc nhớ lại các ký ức hoặc những điều vừa mới xảy ra, đôi khi có thể gặp nhiều khó khăn. Trầm cảm có thể xảy ra cùng lúc với tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.Nếu có triệu chứng trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ, bạn nên đến bệnh viện. Bác sĩ có thể đề nghị các bài kiểm tra nhận thức, tư vấn và đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp nhất.

4. Ngưng thở khi ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với việc hình thành và củng cố ký ức. Do đó, một chứng rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Các tình trạng khác, bao gồm buồn ngủ quá mức vào ban ngày, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, chứng ngủ rũ hoặc ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến mất trí nhớ.

Chứng ngưng thở khi ngủ đặc trưng bởi tình trạng ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ, điều này có thể khiến người bệnh bị nghẹt thở, thở hổn hển và ngáy. Trong một số trường hợp, chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến trầm cảm mãn tính. Người bị trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc xử lý ký ức, đặc biệt là các ký ức gắn liền với các trải nghiệm cá nhân. Những người trầm cảm do ngưng thở khi ngủ cũng gặp một số khó khăn trong việc nhớ lại cũng ký ức trong quá khứ.

5. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Giấc ngủ chất lượng cần thiết để đảm bảo sức khỏe tổng thể, tăng cường năng lượng và giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn. Do đó, những người bị mất ngủ có thể dễ gặp các vấn đề về trí nhớ, khả năng nhận thức cũng như nhớ về các sự việc trong quá khứ. Bên cạnh đó, một số tác hại của mất ngủ cũng có thể dẫn đến mất trí nhớ, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề tuyến giáp: Cả suy giáp và cường giáp đều có thể ảnh hưởng đến các vấn đề nhận thức, chẳng hạn như mất trí nhớ, sương mù não. Nếu bạn nhận thấy suy giảm trí nhớ hoặc khó khăn khi nhớ lại các vấn đề trong quá khứ, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
  • Rối loạn thận: Mất ngủ có thể dẫn đến rối loạn thận, đặc biệt là ở phụ nữ. Các vấn đề về thận, chẳng hạn như suy thận, có thể dẫn đến tích tụ các chất thải, sự phân hủy protein, gây ảnh hưởng đến chức năng não và dẫn đến mất trí nhớ.
  • Tổn thương gan: Các rối loạn gan có thể dẫn đến mất ngủ suy giảm trí nhớ. Nếu gan hoạt động không tốt có thể giải phóng các chất độc vào máu, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và gây sa sút trí tuệ.
  • Nhiễm trùng cấp tính ở não bộ: Viêm não có thể dẫn đến mất ngủ, khó ngủ và sa sút trí tuệ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, đau đầu, thậm chí là co giật.
  • Đột quỵ: Mất ngủ sau tai biến, đột quỵ có thể dẫn đến mất ngủ suy giảm trí nhớ vĩnh viễn, điều này có nghĩa là người bệnh có nguy cơ mất một phần trí nhớ sau khi bị đột quỵ.

Hầu hết mọi người đều bị mất ngủ suy giảm trí nhớ ít nhất một lần. Các triệu chứng này có thể gây khó chịu, thất vọng cũng như lo lắng, bất an. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng não. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Cách khắc phục tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ hiệu quả

Mất ngủ suy giảm trí nhớ có thể gây khó chịu, lo lắng cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng nghiêm trọng cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể giúp điều chỉnh giấc ngủ cũng như phục hồi trí nhớ.Dưới đây là một số phương pháp cải thiện chứng mất ngủ suy giảm trí nhớ một cách tự nhiên:

1. Chế độ ăn uống ít đường

Ăn quá nhiều đường, đồ ngọt là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ và nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả suy giảm nhận thức. Các nghiên cứu cho biết, chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến trí nhớ kém, suy giảm khối lượng não, đặc biệt là ở vùng não lưu trữ trí nhớ ngắn hạn.

Các nghiên cứu cũng cho biết, việc sử dụng nhiều đồ uống chứa đường, như coca cola, có thể dẫn đến tổng khối lượng não thấp,  trí nhớ kém hơn so với người tiêu thụ ít đường. Cắt giảm lượng đường không chỉ giúp ích cho trí nhớ mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể.

2. Tập thiền chữa mất ngủ

Thiền chữa mất ngủ là một phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Thiền có tác dụng thư giãn nhẹ nhàng, đồng thời đã được chứng minh là có tác dụng giảm căng thẳng, đau đớn, giảm huyết áp và cải thiện trí nhớ. Trên thực tế, thiền đã được chứng minh là có tác dụng củng cố trí nhớ và tăng khả năng nhận thức ở nhiều người rối loạn giấc ngủ.Các kỹ thuật thiền và thư giãn đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện trí nhớ ngắn hạn ở mọi người, mọi lứa tuổi, từ những người trong độ tuổi 20 đến những người cao tuổi bị mất ngủ.

3. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ kéo dài có liên quan đến trí nhớ kém. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, góp phần chuyển ký ức ngắn hạn thành ký ức dài hạn. Các nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến trí nhớ và khả năng nhận thức của một người.Theo khuyến cáo, những người bị mất ngủ suy giảm trí nhớ nên có kế hoạch ngủ đủ giấc để củng cố trí nhớ. Giấc ngủ chất lượng cũng giúp bạn có khả năng đạt các thành tích cao hơn trong công việc và học tập.

4. Thiền chánh niệm ổn định tinh thần

Chánh niệm là một trạng thái tinh thần, trong đó bạn sẽ tập trung vào tình huống hiện tại, duy trì nhận thức về môi trường xung quanh và cảm giác cá nhân. Chánh niệm là một loại thiền định có thể tạo thói quen tinh thần và mang lại hiệu quả cao trong việc giảm căng thẳng, cải thiện sự tập trung và trí nhớ.Chánh niệm cũng góp phần giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và trí nhớ ở người lớn tuổi. Việc thêm kỹ thuật chánh niệm vào thói quen hàng ngày có thể phục hồi trí nhớ, khả năng phản xạ cũng như tăng cường sức khỏe tâm lý.

5. Rèn luyện trí não

Các kỹ thuật rèn luyện trí não là một biện pháp điều trị tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ hiệu quả. Các kỹ thuật như trò chơi ô chữ, trò chơi ghi nhớ vị trí, có thể giúp rèn luyện trí nhớ một cách thú vị.

đau đầu mất ngủ giảm trí nhớ
Các trò chơi rèn luyện trí nhớ có tác dụng rèn luyện não bộ và ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ

Theo các nghiên cứu ở những người bị suy giảm trí nhớ, việc chơi trò chơi rèn luyện trí não 8 giờ trong thời gian 4 tuần có thể tăng cường hiệu suất và vượt qua bài kiểm tra trí nhớ một cách dễ dàng. Các nghiên cứu khác bao gồm thực hiện 15 phút rèn luyện trí não mỗi ngày và 5 ngày một tuần, có thể giúp cải thiện các tình trạng trí nhớ ngắn hạn, tăng hiệu suất công việc, khả năng tập trung.Ngoài ra, các trò chơi rèn luyện trí não đã được chứng minh là giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Thậm chí việc rèn luyện thường xuyên có thể giúp tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan.

6. Giảm lượng rượu tiêu thụ

Tiêu thụ rượu quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau, bao gồm gây mất ngủ suy giảm trí nhớ. Rượu, bia có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu lên 0.08 gam / ml. Nhiều nghiên cứu đã cho biết, nồng độ cồn cao có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và gây suy giảm trí nhớ.Rượu cũng dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đối với não bộ. Uống rượu bia nhiều có thể gây tổn thương vùng hải mã, một phần của não bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ ký ức. Mặc dù thỉnh thoảng bạn có thể uống một hoặc hai ly rượu, tuy nhiên nên tránh uống quá nhiều rượu để đảm bảo hoạt động của não bộ và bảo vệ trí nhớ.

7. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục có lợi cho não bộ, giúp cải thiện trí nhớ ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn tuổi.Nhiều nghiên cứu cho biết, tập thể dục có thể làm tăng bài tiết các loại protein bảo vệ thần kinh, cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh cũng như tăng cường sức khỏe não bộ. Các bác sĩ khuyến cáo, người mất ngủ suy giảm trí nhớ có thể đạp xe đạp cố định 15 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để cải thiện khả năng nhận thức, bao gồm cả trí nhớ ở mọi lứa tuổi.Tập thể dục thường xuyên ở tuổi trung niên cũng có thể góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não bộ và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

8. Bổ sung vitamin cần thiết

Có một số loại vitamin có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin có thể giúp phục hồi chức năng của não bộ, ngăn ngừa sa sút trí tuệ và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Các loại vitamin tốt cho giấc ngủ và trí nhớ bao gồm:

  • Vitamin B12 được chứng minh có có thể tăng cường khả năng nhận thức và ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ. Vitamin B12 có nhiều trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cá, thịt gia cầm và một số loại ngũ cốc.
  • Vitamin E có lợi cho trí não ở những người lớn tuổi, ngăn ngừa nguy cơ suy giảm trí nhớ và phòng bệnh Alzheimer. Một số nguồn vitamin E tự nhiên bao gồm các loại hạt, dầu thực vật, một số loại rau như rau bina và bông cải xanh.

9. Chế độ ăn uống tốt cho trí não

Đối với người lớn tuổi và người trẻ tuổi bị mất ngủ, việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho trí não là cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ suy giảm trí tuệ và mất trí nhớ. Theo khuyến cáo, bất kể bạn ở độ tuổi nào, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ và mất trí nhớ.Một số lưu ý về chế độ ăn uống như sau:

  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
  • Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các loại thịt đỏ
  • Ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá có chứa nhiều omega 3, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi, cá thu
  • Sử dụng các loại dầu thực vật, chẳng hạn như dầu dừa và dầu ô liu để nấu ăn

Người bị mất ngủ suy giảm trí nhớ được khuyến khích xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, trí não. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động, tập thể dục để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa các chứng sa sút trí tuệ.

Một số lời khuyên về giấc ngủ

Để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ, bạn có thể lưu ý một số lời khuyên như:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cũng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên không tập thể dục gần giờ đi ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên tập thể dục ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ chất lượng nhất.
  • Tránh tiêu thụ caffeine, rượu và nicotine trước khi đi ngủ.
  • Hãy dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm  nước ấm, đọc sách, uống trà không chứa caffeine và tránh các hoạt động gây căng thẳng.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, tối, mát mẻ và yên tĩnh.
  • Không xem TV hoặc sử dụng điện thoại, máy tính bảng trên giường ngủ. Giường ngủ chỉ để ngủ và quan hệ tình dục.

Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm đi ngủ đều đặn và chất lượng là cách tốt để cải thiện tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp.

BẠN ĐỌC QUAN TÂM: Mất ngủ đếm cừu có thực sự hiệu quả? 

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC