Mất Ngủ Vào Sáng Sớm Là Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Cập nhật: 10/04/2024

Mất ngủ vào sáng sớm là một vấn đề phổ biến ở mọi người trong nhiều giai đoạn của cuộc sống và sức khỏe. Dạng rối loạn giấc ngủ này có thể gây khó chịu, kiệt sức và tăng nguy cơ chấn thương, té ngã hoặc mắc sai lầm khi xử lý công việc. Tuy nhiên, có một số lựa chọn điều trị, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc có thể giúp bạn ngủ lâu hơn vào ban đêm.

Mất ngủ vào sáng sớm
Mất ngủ vào sáng sớm cần được kiểm soát và điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Mất ngủ vào sáng sớm nguyên nhân do đâu?

Có một số tình trạng cụ thể có thể dẫn đến mất ngủ vào buổi sáng, chẳng hạn như tổn thương sức khỏe thể chất hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần. Việc xác định các nguyên nhân tiềm ẩn là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng, giúp bạn ngủ ngon và lâu hơn.Theo thống kê, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ chính khiến bạn thức dậy quá sớm, chẳng hạn như:

1. Thay đổi liên quan đến tuổi tác

Khi cơ thể lão hóa, nhịp sinh học sẽ khiến cơ thể ngủ ít hơn vào ban đêm. Điều này có thể gây gián đoạn chất lượng giấc ngủ và khiến bạn thức dậy sớm hơn trước khi mặt trời mọc hoặc trước khi đồng hồ báo thức.Ở phụ nữ, những thay đổi nội tiết tố liên quan đến tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh cũng có thể gây gián đoạn giấc ngủ. Ở nam giới, các vấn đề tiết niệu, rối loạn cương dương liên quan đến tuổi tác cũng có thể gây mất ngủ vào sáng sớm.Ngoài các vấn đề nội tiết tốt và thay đổi liên quan đến tuổi tác, mất ngủ khi già đi cũng liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống. Lo lắng về vật chất, chăm sóc cha mẹ, con cái chưa trưởng thành, các bệnh lý nền, thuốc men hoặc các căng thẳng công việc và mối quan hệ cá nhân, cũng có thể dẫn đến mất ngủ tuổi trung niên. Khi già đi, giấc ngủ sẽ trở nên rời rạc, mất nhiều thời gian để đi ngủ và thức dậy quá sớm vào ngày hôm sau. Điều này sẽ tạo một thói quen ngủ mới và theo ước tính, những người trên 65 tuổi chỉ cần ngủ trung bình 7 giờ mỗi đêm.

2. Lo lắng quá mức

Lo lắng có thể gây gián đoạn giấc ngủ hoặc khiến thời gian ngủ tổng thể giảm xuống. Rối loạn lo âu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ kinh niên và các dạng rối loạn giấc ngủ khác.

Một số lo lắng cụ thể có thể dẫn đến mất ngủ vào sáng sớm bao gồm:

  • Công việc có liên quan đến căng thẳng
  • Các vấn đề gia đình
  • Căng thẳng hôn nhân
  • Ly hôn
  • Mất việc làm hoặc thay đổi công việc
  • Mất người thân hoặc bạn bè

Căng thẳng có thể khiến bạn thức dậy vào sáng sớm và không thể ngủ lại được. Ngoài ra, phản xạ tự nhiên khi thức dậy quá sớm là xem đồng hồ và lo lắng việc mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hoặc bỏ lỡ các kế hoạch vào buổi sáng. Điều này dẫn đến căng thẳng quá mức và khiến bạn khó ngủ lại sau khi thức giấc.

3. Chứng trầm cảm sáng sớm

Trầm cảm buổi sáng là cảm giác cảm thấy tồi tệ hơn vào buổi sáng. Người bệnh thường có xu hướng thức dậy với tâm trạng xấu, chán nản, không có năng lượng để bắt đầu một ngày, cảm thấy cáu gắt, thất vọng và không muốn ra khỏi giường.Theo thống kê, những người bị trầm cảm buổi sáng thường thức dậy sớm hơn, khó ngủ lại sau khi thức giấc. Điều này dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, khiến cơ thể tiết ra hormone căng thẳng được gọi là cortisol. Hormone này làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng đường trong, máu tăng và rối loạn nhịp thở.Các triệu chứng trầm cảm giác buổi sáng tương đối phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là có nhận được chẩn đoán phù hợp và có kế hoạch điều trị hiệu quả.

4. Chứng mất ngủ

Mất ngủ là một dạng rối loạn phổ biến, xảy ra khi người bệnh không thể đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc mất ngủ vào sáng sớm. Những người khó đi vào giấc ngủ có thể mất chứng mất ngủ ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính).Mất ngủ cấp tính xảy ra khi các triệu chứng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Trong trường hợp mất ngủ kéo dài hơn ba ngày mỗi tuần và kéo dài hơn 3 tháng, được gọi là mất ngủ mãn kinh (mất ngủ kinh niên).

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến mất ngủ bao gồm:

  • Mức độ căng thẳng cao
  • Các vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ
  • Lo lắng, trầm cảm và các rối loạn cảm xúc khác
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Làm việc theo ca hoặc qua đêm
  • Có lối sống hoặc công việc ngồi nhiều, ít vận động
  • Lạm dụng các chất kích thích
  • Rối loạn tâm thần

Ngoài ra, có một số điều kiện y tế có thể dẫn đến mất ngủ, bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Đau cơ, viêm khớp, bệnh thần kinh mãn kinh hoặc các cơn đau khác
  • Các vấn đề hô hấp, chẳng  hạn như hen suyễn hoặc dị ứng
  • Các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược axit dạ dày

Mặc dù một số người bệnh mất ngủ có thể cố gắng ngủ, tuy nhiên người bệnh thường thức dậy rất sớm và không cảm thấy thoải mái vì giấc ngủ kém chất lượng.Điều này có thể dẫn đến một chu kỳ căng thẳng, lo lắng và dẫn đến mất ngủ vào sáng sớm. Không ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ chập chờn có thể gây tổn thương sức khỏe thể chất, tinh thần và dẫn đến nhiều rủi ro khác.

5. Thai kỳ

Khi mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu và ba tháng cuối, có thể gây rối loạn giấc ngủ. Trong thời kỳ đầu mang thai, cơ thể sẽ trải qua một số thay đổi về thể chất và nội tiết tố nhanh chóng.Các triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai có thể dẫn đến mất ngủ vào buổi sáng bao gồm:

  • Ợ chua
  • Ợ nóng
  • Ốm nghén
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chuột rút ở chân
  • Khó thở, khó chịu ở bụng, căng tức ngực
  • Đau lưng
  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên

Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ khi mang thai thường được cải thiện trong 3 tháng giữa của thai  kỳ và có xu hướng tái phát vào ba tháng cuối. Khi em bé phát triển lớn hơn, việc ngủ sâu giấc suốt cả đêm sẽ trở nên khó khăn.Bên cạnh đó, các triệu chứng tắc nghẽn xoang, chuột rút ở chân, đau hông, muốn đi tiểu và có những cảm giác khó chịu tương tự, có thể khiến bà bầu mất ngủ ba tháng cuối. Thông thường các triệu chứng sẽ được cải thiện sau khi sinh con.

6. Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn hô hấp do tắc nghẽn, có thể góp phần dẫn đến chứng mất ngủ vào sáng sớm.Theo cấu trúc giấc ngủ, vào đầu nửa đêm, giấc ngủ sóng chậm xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Trong nửa sau của đêm, giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Chu kỳ giấc ngủ sẽ diễn ra đều đặn mỗi đêm, giấc ngủ REM sẽ kéo dài hơn vào buổi sáng. Do đó, những người thức dậy quá sớm vào buổi sáng thường có những giấc mơ sống động.Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ. Các cơ lót đường hô hấp sẽ bị tê liệt, khiến cổ họng dễ bị sụp xuống, gây gián đoạn giấc ngủ và ngưng thở khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ thường nghiêm trọng hơn trong giấc ngủ REM và đôi khi khiến người bệnh bị mất ngủ vào sáng sớm.

7. Các vấn đề sức khỏe cơ bản

Vào thời điểm gần sáng (khoảng 1 – 3 giờ), gan sẽ thực hiện nhiệm vụ thải độc và thanh lọc cơ thể. Do đó, nếu chức năng gan gặp vấn đề, cơ thể có thể bị kích thích quá mức, không thể loại bỏ độc tố theo quy trình bình thường, điều này có thể gây mất ngủ vào sáng sớm.

thức dậy quá sớm có tốt không
Các bệnh lý phổi, gan hoặc hệ thống tiêu hóa có thể góp phần dẫn đến việc thức dậy quá sớm vào buổi sáng

Vào thời điểm  3 – 5 giờ sáng, phổi sẽ hoạt động tích cực để nạp oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên ở người có bệnh phổi, chức năng phổi suy giảm, có thể dẫn đến các triệu chứng như khó thở, ho, tắc nghẽn mũi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ vào sáng sớm.Ngoài ra, có một số vấn đề về hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày, đau dạ dày, cũng có thể gây đau tức ngực, tắc nghẽn đường thở và khiến người bệnh thức dậy quá sớm vào buổi sáng.Bên cạnh đó, có một số vấn đề sức khỏe khác cũng dẫn đến mất ngủ vào buổi sáng, chẳng hạn như:

  • Rối loạn tiền đình
  • Thiếu máu lên não
  • Thiếu vitamin D

Nếu tình trạng mất ngủ vào sáng sớm trở nên nghiêm trọng, kéo dài hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Mất ngủ lúc gần sáng có sao không?

Giấc ngủ cần thiết để phục hồi các chức năng trong cơ thể và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Thỉnh thoảng mất ngủ hoặc thức dậy quá sớm không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách thay đổi phong cách sống hoặc xây dựng thói quen ngủ lành mạnh.Trong trường hợp mất ngủ vào sáng sớm nghiêm trọng hoặc kéo dài, điều này có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, suy tim sung huyết, tiểu đường và nhiều  vấn đề sức khỏe khác. Mất ngủ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể dẫn đến rối loạn hành vi, tổn thương sức khỏe tâm thần, lo lắng, đau mãn tính, trầm cảm và nhiều tình trạng khác.Ngoài ra, một số người bệnh có xu hướng sử dụng thuốc điều trị mất ngủ, thuốc an thần hoặc thực phẩm tăng cường giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến nghiện  thuốc. Tương tự, đôi khi người bị mất ngủ có xu hướng lạm dụng rượu, bia, đồ uống có chứa cồn để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Điều này có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, mệt mỏi, trầm cảm và nhiều biến chứng khác.Do đó, trong trường hợp mất ngủ vào sáng sớm kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện vào trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Làm thế nào để không thức dậy quá sớm vào buổi sáng?

Có nhiều cách điều trị tình trạng mất ngủ vào sáng sớm, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều quan trọng là đến gặp bác sĩ nếu người bệnh có các dấu hiệu rối loạn cảm xúc, trầm cảm hoặc khi mất ngủ liên quan đến các điều kiện y tế nhất định.Dưới đây là một số biện pháp được sử dụng để điều trị mất ngủ vào sáng sớm, chẳng hạn như:

1. Tạo điều kiện ngủ phù hợp

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều quan trọng là tạo một môi trường ngủ thoải mái, phù hợp. Sử dụng các loại giường êm ái, thoải mái và có thể hỗ trợ tốt cho lưng. Gối cũng cần thoải mái, hỗ trợ tốt cho đầu và đảm bảo bạn sẽ thức dậy thoải mái, không bị đau đầu. Cảm thấy thoải mái là điều cần thiết và quan trọng có thể giúp bạn ngủ lâu hơn.

Phòng ngủ cần được thông gió thích hợp để đảm bảo không khí trong lành, mát mẻ. Đặt nhiệt độ phòng không quá nóng, không quá lạnh để đảm bảo bạn thoải mái suốt cả đêm. Nếu phòng ngủ quá ngột ngạt, hãy mở cửa sổ và sử dụng quạt gió.Cố gắng giữa phòng ngủ tối và yên tĩnh. Não bộ được kích thích bởi ánh sáng, do đó giữ phòng tối sẽ giúp bạn ngủ nhanh và lâu hơn. Trong trường hợp, phòng ngủ quá ồn, bạn có thể sử dụng tiếng ồn trắng hoặc sử dụng nút bịt tai để giảm tiếng ồn.

2. Tạo thói quen ngủ lành mạnh

Xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh, khoa học có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ vào sáng sớm. Đầu tiên, người bệnh được khuyến cáo thiết lập và xây dựng một lịch trình ngủ nhất quán mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ và cuối tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể và não bộ quen với các thói quen ngủ nhất định, giúp bạn đi ngủ nhanh và sâu hơn.Trong trường hợp không thể đi ngủ theo giờ đã thiết lập, bạn cũng nên thức dậy thời gian ngủ bình thường mỗi ngày. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt  mỏi một chút, nhưng sẽ không gây xáo trộn lịch trình ngủ. Nếu mệt mỏi vào ban ngày, bạn có thể ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút, tuy nhiên không ngủ vào buổi chiều để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.Thường xuyên tập thể dục vào ban ngày và tuân theo một lịch trình nhất định. Các hoạt động thể chất phù hợp trong ngày sẽ giúp cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ ban đêm. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và hạn chế tình trạng mất ngủ vào sáng sớm. Tuy nhiên, không tập thể dục trước khi đi ngủ, điều này có thể khiến cơ thể tạo ra hormone adrenaline và gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.Ngoài ra, trước khi ngủ, bạn nên dành thời gian để thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Cố gắng dành khoảng 10 phút trước khi ngủ để thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc. Tuy nhiên tránh đọc sách điện tử hoặc sử dụng thiết bị điện tử, điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.Không ăn trước khi đi ngủ. Ăn tối ít nhất là 2 giờ trước khi đi ngủ. Trong trường hợp cảm thấy đói khi gần giờ đi ngủ, hãy uống một tách trà thảo mộc, ăn một ít bánh quy nguyên cám hoặc ăn các món súp nhẹ. Bụng đói cồn cào cũng có thể dẫn đến mất ngủ vào sáng sớm.

3. Chuẩn bị tốt cho ngày hôm sau

Một trong những cách điều trị mất ngủ vào sáng sớm tốt nhất là chuẩn bị những thứ cần thiết cho buổi sáng vào đêm hôm trước. Để ngủ lâu hơn, hãy chuẩn bị trước túi đồ ăn trưa và cho vào tủ lạnh. Bạn cũng có thể chuẩn bị trước quần áo, giày dép, túi xách, đồ trang điểm và các đồ dùng cần thiết khác, điều này có thể giảm căng thẳng, lo lắng và giúp bạn ngủ lâu hơn.

Ngoài ra, khi đồng hồ báo thức vào buổi sáng, hãy ra khỏi giường mà không bật lại báo thức. Báo thức có thể làm gián đoạn thói quen ngủ lành mạnh, khiến bạn mệt mỏi khi cố gắng thức vào buổi sáng, đồng thời cũng khiến giấc ngủ kém chất lượng hơn.Trong trường hợp thức dậy quá sớm vào buổi sáng, hãy tránh mở mắt hoặc rời khỏi giường. Việc nhắm mắt và không di chuyển khỏi tư thế ngủ thoải mái có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ ngay lập tức và giúp bạn ngủ lâu hơn. Tuy nhiên, nếu không thể ngủ nếu nằm lâu hơn 20 phút, bạn nên thức dậy sớm hơn. Thức dậy và thức hiện các thói quen hàng ngày có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn vào buổi tối hôm sau.Trong trường hợp mất ngủ vào sáng sớm, tránh căng thẳng và tức giận vào buổi sáng. Điều này có thể giảm thiểu mệt mỏi trong ngày và cải thiện hiệu suất công việc.

4. Điều trị các vấn đề cơ bản

Nếu tình trạng mất ngủ buổi sáng liên quan đến các điều kiện sức khỏe tiềm ẩn, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đôi khi thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc ngủ có thể giúp cải thiện các triệu chứng, phục hồi chức năng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.Đối với phụ nữ mất ngủ liên quan đến thai kỳ, các triệu chứng sẽ được cải thiện sau khi sinh con xong. Ngoài ra, thiếu ngủ trong những tháng đầu sau khi sinh con rất phổ biến. Tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu trầm cảm sau sinh.Đến bệnh viện hoặc nhờ sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5. Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ

Nếu tình trạng mất ngủ vào sáng sớm không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị mất ngủ. Điều quan trọng là không được tự ý sử dụng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cũng như tăng nguy cơ nghiện thuốc.

Có một số loại thuốc điều trị mất ngủ an toàn, không gây phụ thuộc, chẳng hạn như:

  • Diphenhydramine: Đây là một chất kháng histamine có tác dụng an thần và cải thiện thời gian ngủ. Tác dụng phụ bao gồm khô miệng, táo bón, buồn ngủ, mờ mắt, bí tiểu, buồn nôn.
  • Doxylamine succinate: Đây cũng có chứa chất kháng histamine an thần, có thể giúp bạn ngủ ngủ và sâu hơn.
  • Melatonin: Melatonin là một loại hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức tự nhiên. Bổ sung Melatonin có thể cải thiện tình trạng mất ngủ vào sáng sớm, giúp bạn ngủ nhanh và lâu hơn.

Hầu hết các loại thuốc ngủ không kê đơn đều dựa vào tác dụng an thần nhẹ và giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến mất tác dụng cũng như nhiều rủi ro khác. Do đó, điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.Trong trường hợp, mất ngủ vào sáng sớm nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc ngủ theo toa. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Benzodiazepin: Thuốc có thể làm chậm hệ thống thần kinh, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ nhanh và sâu hơn.
  • Chất chủ vận thụ thể melatonin: Các loại thuốc này hoạt động tương tự như melatonin trong việc cải thiện nhịp sinh học và tăng cường chất lượng giấc ngủ.

Một số loại thuốc ngủ theo toa an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên theo nguyên tắc an toàn, không tự ý sử dụng thuốc khi  mang thai để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.Ngoài ra, bạn nên tránh uống rượu, bia và đồ uống có cồn khi sử dụng thuốc ngủ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, tăng nguy cơ tác dụng phụ và có thể dẫn đến tử vong.

Lời khuyên dành cho người mất ngủ vào sáng sớm

Nếu các triệu chứng mất ngủ vào sáng sớm xảy ra thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn cần chú ý:

  • Được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và yếu tố nguy cơ dẫn đến mất ngủ.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể  bằng cách ăn uống đầy đủ, vận động thể chất thường xuyên, kiểm soát các vấn đề sức khỏe liên quan, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe tinh thần.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng thuốc để tránh các rủi ro liên quan.

Thức dậy quá sớm có thể gây mệt mỏi, tổn thương sức khỏe tinh thần cũng như dẫn đến nhiều vấn đề thể chất. Nếu bạn bị mất ngủ vào sáng sớm, hãy kiểm tra các nguyên nhân tiềm ẩn và các bệnh lý liên quan và có kế hoạch điều trị phù hợp

Xem thêm: 9 Lợi Ích Của Giấc Ngủ Đối Với Sức Khỏe Tổng Quát

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC