Mề đay Cholinergic là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Vào năm 2019, trên mạng xã hội Weverse, thành viên V (BTS) đã tiết lộ cho fan biết về căn bệnh mề đay Cholinergic mà mình đang mắc phải. Điều này đã khiến các ARMY (cộng đồng fan hâm mộ BTS) vô cùng lo lắng cho sức khỏe thần tượng của mình. Vậy bệnh mề đay Cholinergic là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Ngày 14/07/2019, trên mạng xã hội Weverse (mạng xã hội toàn cầu dành cho các ARMY) đã xuất hiện một gif nhỏ do một fan ham mộ đăng tải. Nội dung đoạn gif là hình ảnh V (Kim Tae-Hyung) đang đưa tay gãi gãi lên vùng bụng của mình trông khá đáng yêu.

Thành viên V của nhóm BTS mắc bệnh mề đay cholinergic V BTS
Thành viên V của nhóm BTS mắc bệnh mề đay Cholinergic

Bài viết này đã nhận được sự chú ý của khá nhiều người, trong đó có cả chàng nhân vật chính trong đoạn gif. V đã vào bình luận, nói rằng hành động này là do căn bệnh mề đay Cholinergic gây ra khiến cậu luôn bị ngứa và phải gãi liên tục. Câu trả lời của V đã khiến fan hâm mộ trở nên lo lắng, bằng chứng là từ khóa “Mề đay Cholinergic” lọt vị trí 1 trên Naver (cổng thông tin điện tử Hàn Quốc) ngay trong đêm đó.

Bệnh mề đay Cholinergic là gì?

Mề đay Cholinergic là tình trạng phát ban da (bệnh nổi mề đay cấp tiết cholin). Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người có nhiệt độ cơ thể quá nóng hoặc người tiết mồ hôi nhiều do làm việc.

Mề đay cấp Cholinergic có thể tự biến mất sau một thời gian mà không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và chuyển sang mãn tính, nó có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh mề đay Cholinergic là tình trạng nổi cục sần trên da
Bệnh mề đay Cholinergic là tình trạng nổi cục sần trên da

Các chuyên gia da liễu phân bệnh mề đay Cholinergic thành 4 loại. Cụ thể như sau:

  • Mề đay Cholinergic do tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Mề đay Cholinergic do cơ thể bị rối loạn điều tiết mồ hôi (mồ hôi ra quá nhiều hoặc quá ít)
  • Mề đay Cholinergic do người bệnh bị dị ứng với mồ hôi của chính mình
  • Mề đay Cholinergic tự phát

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mề đay Cholinergic?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh da liễu khó chịu này. Trong đó, phải kể đến các “thủ phạm” điển hình như:

  • Do nhiệt độ: Hai hình thức thoát nhiệt chính của cơ thể là truyền nhiệt trực tiếp từ cơ thể ra môi trường hoặc cơ thể điều tiết mồ hôi để giảm nhiệt. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp phải vấn đề nào đó khiến nhiệt độ bên trong không thể thoát ra, điều này sẽ khiến cho cơ thể bị nóng ran và hình thành bệnh mề đay Cholinergic.
  • Do mồ hôi: Cơ thể người thường bài tiết mồ hôi để có thể cân bằng nhiệt giữa bên trong và bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, việc cơ thể tiết quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn bài tiết, hình thành mề đay. Ngoài ra, bệnh mề đay Cholinergic cũng có thể là do cơ thể người bệnh dị ứng với mồ hôi của chính mình.
Đổ mồ hôi nhiều là nguyên nhân gây bệnh
Đổ mồ hôi nhiều là nguyên nhân gây bệnh
  • Do nhiễm ký sinh trùng: Những loại ký sinh trùng trong cơ thể thường di chuyển theo đường máu và gây ra những ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Khi bị nhiễm khuẩn, các chức năng sẽ bị rối loạn dẫn đến những sự thay đổi chức năng bất thường, từ đó dẫn đến tình trạng dị ứng, nổi mề đay.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc người bệnh sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống nấm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mề đay Cholinergic.
  • Do lối sinh hoạt không khoa học: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu, sinh sống tại khu vực ô nhiễm,… cũng là một số nguyên nhân gây bệnh mà bạn không nên bỏ qua.

Triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic là gì?

Biểu hiện của mề đay Cholinergic thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác. Điều này khiến việc chữa trị không được chính xác và thậm chí còn làm tình trạng bệnh lý trở nên xấu đi.

Để hạn chế những điều này, người bệnh hãy chú ý phát hiện bệnh thông qua một số dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Da ngứa và nhói như muỗi đốt, sau đó các vùng ngứa lan rộng
  • Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ có kích thước to nhỏ khác nhau và mọc ở nhiều vị trí
  • Nhiễm trùng da, gây lở loét (trường hợp này chi xuất hiện khi bệnh đã quá nặng)
  • Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh còn thấy cơ thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như đau đầu, khó thở, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn nhịp tim và co thắt dạ dày.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh mề đay Cholinergic?

Việc xác định đối tượng bệnh nhân cũng giúp bạn phòng ngừa căn bệnh khá tốt. Bệnh mề đay Cholinergic thường gặp ở các đối tượng bệnh nhân như:

  • Người bị các bệnh lý về da như viêm da cơ địa, da nhạy cảm, dễ dị ứng
  • Người bị viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn
  • Người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay Cholinergic
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc Aspirin để điều trị bệnh
  • Người bị suy giảm chức năng thần kinh gây rối loạn điều tiết tuyến mồ hôi
  • Người thường xuyên ăn đồ cay nóng và uống nhiều bia rượu

Bệnh mề đay Cholinergic có nguy hiểm không?

Ngay khi thấy thần tượng của mình chia sẻ về tình trạng sức khỏe, các ARMY đã vô cùng lo lắng không biết căn bệnh này nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thần tượng của họ.

Hiểu được tâm lý này, chúng tôi xin trả lời rằng nếu bệnh ở tình trạng nhẹ, căn bệnh có thể tự mất đi hoặc giảm dần sau một thời gian điều trị.

Bệnh mề đay Cholinergic có nguy hiểm không?
Bệnh mề đay Cholinergic có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa, gãi liên tục gây trầy xước da thì có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, thậm chí là lở loét. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm và nếu không điều trị ngay có thể dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe sau này.

Chẩn đoán và điều trị mề đay Cholinergic như thế nào?

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ thông qua các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh một cách chính xác nhất. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tập thể dục để tìm các dấu hiệu của mề đay Cholinergic khi cơ thể tiết mồ hôi.

Ngoài ra, các thử nghiệm như làm ấm thụ động hoặc thử thuốc Methcholine trên da cũng sẽ được tiến hành để phát hiện các triệu chứng và cách điều trị phù hợp với thể trạng người bệnh.

Nổi mề đay Cholinergic không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài và phát triển nặng hơn, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là các cách điều trị bệnh mề đay Cholinergic phổ biến mà bạn có thể tham khảo cho mình:

1. Chữa mề đay Cholinergic bằng thuốc Tây y

Đây là phương pháp khá phổ biến vì sự thuận tiện cũng như hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa các kích ứng ở da và giảm bớt các cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Các nhóm thuốc kháng Histamin được ưu tiên sử dụng là: Cetirizin, hydroxyzin, loratadin, ranitidin,…
  • Dùng thuốc tiêm: Cách này thường đem lại hiệu quả ngăn ngừa các cơn ngứa một cách nhanh chóng. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc với liều lượng là 0.05mL carbamylcholin 0.002% hoặc 0,05 mL methachlin 0.02% để tiêm trực tiếp dưới da cho người bệnh
  • Sử dụng thuốc kháng cholinergic để giảm ngứa và ngăn ngừa phát ban
  • Dùng thuốc Danazol: Loại thuốc này giúp gia tăng nồng độ antichymotrypsin với mục đích giảm ngứa da cho người bệnh.
  • Sử dụng Acid nicotinic pha loãng với tỷ lệ là 1: 500.000 hoặc 1: 10.000 để bôi da, giảm ngứa rát.

2. Điều trị mề đay Cholinergic bằng phương pháp dân gian

Phương pháp này khá lành tính và giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí điều trị. Chỉ với một số loại thảo dược quen thuộc, người có thể đẩy lùi được căn bệnh da liễu khó chịu này. Một số bài thuốc dân gian hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

  • Uống nước lá hẹ hoặc dùng lá hẹ tươi bôi lên vùng da bị bệnh
  • Đun nước lá khế uống hàng ngày hoặc tắm nước lá khế. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sao nóng lá khế và đắp lên da để giảm ngứa.
  • Dùng lá tía tô giã nát với muối, lấy nước cốt bôi vào vùng da bị mề đay

Các phương pháp dân gian chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Còn với người đã bị mề đay Cholinergic quá nặng, những cách làm này chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để được.

Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì khi bị mề đay cấp tiết Cholin?

Chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu về vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh là hoàn toàn cần thiết.

Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để giảm triệu chứng bệnh
Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để giảm triệu chứng bệnh

Theo đó, người bệnh cần bổ sung cho mình các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh cần kiêng tuyệt đối các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, không uống bia rượu,… để ngăn tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi chăm sóc và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị thì vấn đề phải làm sao để ngăn ngừa căn bệnh này cũng được người bệnh đặc biệt quan tâm. Để không phải lo sợ về bệnh lý này, người bệnh hãy lưu ý một số vấn đề sau:

Nên lựa chọn trang phục thoải mái dễ thấm mồ hôi để hạn chế bệnh
Nên lựa chọn trang phục thoải mái dễ thấm mồ hôi để hạn chế bệnh
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không mặc quần áo bó sát
  • Thay quần áo ngay khi cơ thể ra quá nhiều mồ hôi để tránh tình trạng dị ứng mồ hôi và tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Làm việc và luyện tập thể thao ở mức vừa phải, tránh vận động quá sức
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi
  • Sắp xếp khoa học thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh suy nhược cơ thể
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Trên đây là những thông tin về căn bệnh mề đay Cholinergic đang được nhiều người bệnh quan tâm. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ đó tìm được cho mình những cách phòng chữa bệnh có hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe!

Wiki Bác sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:20 am , 26/05/2023
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc