Ngủ Trưa Có Tốt Không? Nên Ngủ Trưa Bao Lâu Là Hợp Lý?

Cập nhật: 03/04/2024

Ngủ trưa có tốt không, có ưu điểm và tác hại gì, nên ngủ trưa bao lâu cũng như ngủ như thế nào để đạt chất lượng giấc ngủ tốt nhất? Hiểu được giấc ngủ trưa là cách tốt nhất để có giấc ngủ chất lượng và tránh gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Ngủ trưa có tốt không
Tìm hiểu vấn đề ngủ trưa có tốt không để có kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp nhất

Có nên ngủ trưa không?

Theo một số khảo sát, một giấc ngủ ngắn trong ngày có thể giúp điều chỉnh cảm giác mệt mỏi tại nơi làm việc, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.Theo một số thống kê, có khoảng 50% người trưởng thành cảm thấy mệt mỏi sau buổi trưa, 44% làm việc kém hiệu quả và gặp một số vấn đề về sự tập trung. Sau sự ảnh hưởng của đại dịch và các chứng mất ngủ hậu Covid, tình trạng mệt mỏi do thiếu ngủ, xáo trộn sinh hoạt bình thường tăng lên.Các giấc ngủ trưa được chứng minh là mang lại hiệu quả rõ rệt trong chu kỳ ngủ – thức. Do đó, về vấn đề có nên ngủ trưa không hoặc ngủ trưa có tốt không, các chuyên gia cho biết, bạn có thể ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa để tăng cường hiệu suất công việc.Mắc dù có thể mang lại một số lợi ích, tuy nhiên đôi khi ngủ trưa có thể tiềm ẩn một số nhược điểm và rủi ro. Do đó, bạn nên tìm hiểu các thông tin ngủ trưa có tốt không để có kế hoạch ngủ phù hợp nhất. Đối với người có tiền sử mất ngủ, mất ngủ kinh niên hoặc rối loạn tâm thần, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngủ trưa có tốt không?

Ngủ trưa có tốt không phụ thuộc vào thời gian ngủ, cách thức ngủ cũng như các vấn đề cá nhân của bạn. Trên thực tế, một giấc ngủ trưa ngắn có thể tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất. Một số lợi ích phổ biến của giấc ngủ trưa bao gồm:

1. Cải thiện khả năng nhận thức

Ngủ trưa có thể giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi thức dậy. Trong khi ngủ, não bộ có thể được nghỉ ngơi và phục hồi, điều này giúp các hoạt động, công việc vào buổi chiều trở nên năng suất hơn.Nhiều nghiên cứu cho thấy, một giấc ngủ ngăn có thể làm giảm mức độ adenosine trong não. Adenosine là một chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ cũng như hỗ trợ khả năng nhận thức.Nếu bạn thiếu ngủ vào đêm hôm trước, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

2. Cải thiện trí nhớ

Ngủ trưa có thể củng cố trí nhớ, thúc đẩy não bộ hoạt động để ghi nhớ các thông tin dài hạn. Theo nghiên cứu, một giấc ngủ ngắn sau khi học hoặc tiếp thu một kiến thức mới sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin đó lâu hơn.

Một số nghiên cứu khác cũng cho biết, ngủ trưa có tác động tích cực đến việc học tập và tri giác. Ngủ trưa giúp bạn phân biệt được các kích thích khác nhau và ghi nhớ theo từng giai đoạn, trải nghiệm cụ thể. Điều này giúp bạn có trí nhớ dài hạn và phong phú hơn.

3. Tăng cường khả năng miễn dịch

Khi trao đổi về vấn đề ngủ trưa có tốt không, các chuyên gia cho biết ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn. Nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chống viêm của cơ thể và suy giảm hệ thống miễn dịch. Việc ngủ trưa mỗi ngày trong một thời gian nhất định có thể hỗ trợ phục hồi các tế bào và cải thiện hệ thống miễn dịch.Ngoài ra, giấc ngủ ngắn có thể giảm mức độ cytokine và norepinephrine. Điều này giúp giảm các yếu tố gây viêm trong cơ thể cũng ngăn ngừa các chất hóa học giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Ngủ trưa có ảnh hưởng gì không?

Ngủ trưa là một thói quen phổ biến ở người trẻ tuổi và người lớn tuổi. Ngủ trưa đúng cách có thể giúp bạn tỉnh táo sau khi thức dậy, góp phần ngăn ngừa các tác hại của mất ngủ cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.Tuy nhiên ngủ trưa không phù hợp với tất cả mọi người. Đối với người mất ngủ kinh niên, việc ngủ trưa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối, khiến bạn khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc thường xuyên mất ngủ vào sáng sớm. Bên cạnh đó, ngủ trưa không đúng cách có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực, chẳng hạn như:

  • Cảm thấy mơ hồ, mất phương hướng và thiếu tỉnh táo sau giấc ngủ trưa.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Ở hầu hết mọi người, ngủ trưa không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối, tuy nhiên nếu bạn bị mất ngủ, khó ngủ, việc ngủ trưa có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Các giấc ngủ ngắn, đặc biệt là giấc ngủ vào chiều muộn hoặc đầu buổi tối, có thể gây cản trở giấc ngủ vào ban đêm.

Ngủ trưa có tốt không phụ thuộc vào thời gian ngủ, thời điểm ngủ cũng như các vấn đề cá nhân của bạn. Thông thường, một giấc ngủ trưa ngắn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên nếu có tiền sử rối loạn giấc ngủ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngủ trưa bao nhiêu là đủ?

Ngủ trưa đôi khi đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái và tăng cường hiệu suất công việc. Việc ngủ trưa bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng cụ thể của từng cá nhân.

1. Đối với người lớn

Thời gian ngủ trưa lý tưởng khác nhau ở mỗi ngày, tuy nhiên hầu hết mọi người sẽ thức dậy tỉnh táo, thoải mái với giấc ngủ khoảng 20 phút. Tuy nhiên các nghiên cứu cho biết, đôi khi bạn có thể ngủ nhiều hơn từ 30 – 60 phút mỗi ngày.Các giấc ngủ dài hơn, chẳng hạn như 25 phút, 35 phút, thậm chí là 45 phút và 60 phút, cũng mang lại một số lợi ích khác nhau. Các lợi ích phổ biến bao gồm làm giảm các dấu hiệu căng thẳng và mệt mỏi ở những người hoạt động thể chất tích cực. Ngủ trưa dài cũng cải thiện khả năng chú ý và hiệu suất về thể chất.Ngoài ra, đối với những người mất ngủ hoặc có giấc ngủ kém chất lượng vào buổi tối, các chuyên gia khuyến khích, bạn có thể ngủ khoảng 90 phút. Giấc ngủ ngăn có thể đảm bảo chu kỳ ngủ và tránh cảm giác mệt mỏi cũng như các tác hại liên quan đến mất ngủ.

2. Đối với trẻ em

Thời gian ngủ trưa khuyến khích cho người lớn là 20 phút mỗi ngày. Tuy nhiên thời lượng của giấc ngủ trưa sẽ thay đổi theo độ tuổi, chẳng hạn như trẻ sơ sinh có thể ngủ cả ngày vì trẻ cần nhiều năng lượng để phát triển. Trẻ sơ sinh cũng có thể ngủ nhiều giấc ngắn mỗi ngày, điều này rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nên ngủ trưa từ mấy giờ
Trẻ em cần các giấc ngủ ngắn trong ngày để đảm bảo quá trình phát triển bình thường

Trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ bắt đầu có giấc ngủ ổn định, tuy nhiên trẻ cũng cần những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Trẻ có thể ngủ ngắn hoặc dài hơn một giờ để cảm thấy tỉnh táo và khỏe mạnh và buổi chiều.Thanh thiếu niên có nhiều áp lực, có thể cảm thấy mệt mỏi, chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố, áp lực học tập hoặc các vấn đề tình cảm tuổi mới lớn. Thời gian ngủ trưa tốt nhất được đề nghị cho thanh thiếu niên là khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.

Ngủ trưa như thế nào là hợp lý?

Các nhà nghiên cứu về vấn đề ngủ trưa có tốt không cho biết, ngủ trưa cần hợp lý và đúng cách để tránh các tác động xấu đến sức khỏe. Để có giấc ngủ chất lượng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Nên ngủ trưa vào thời gian từ 1 – 3 giờ chiều, đây là khoảng thời gian tự nhiên nhất cho giấc ngủ. Nếu bạn ngủ trưa sớm hơn 1 giờ, bạn có xu hướng ngủ nhiều hơn và khó thức dậy sau giấc ngủ. Nếu bạn ngủ sau 3 giờ chiều, chất lượng giấc ngủ buổi tối có thể bị ảnh hưởng.
  • Xây dựng môi trường ngủ phù hợp, chẳng hạn như môi trường tối, mát mẻ, yên tĩnh nhất có thể. Nếu môi trường ngủ quá sáng bạn có thể sử dụng tấm che mắt, nếu quá ồn bạn có thể sử dụng nút bịt tai.
  • Nên ngủ trưa trên ghế dài thay vì giường ngủ. Ngủ trên giường sẽ khiến bạn quá thoải mái, ngủ lâu hơn và khó thức dậy.
  • Cân nhắc uống một tách cà phê trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp bạn có một giấc ngủ trưa sảng khoái và caffeine sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, từ đó giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên, nếu như bạn nhạy cảm với caffeine hoặc thường xuyên bị mất ngủ, tránh áp dụng phương pháp này để đảm bảo giấc ngủ buổi tối.

Sau khi ngủ trưa, bạn nên để não và cơ thể có thời gian thích nghi trước khi bắt đầu công việc. Hãy dành 3 – 5 phút thư giãn, nghe một bản nhẹ nhẹ, điều này có thể giúp giảm căng thẳng, đau đầu sau giấc ngủ trưa.

Các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ trưa

Bên cạnh vấn đề ngủ trưa có tốt không, bạn có thể tìm hiểu một số thắc mắc khác liên quan đến giấc ngủ trưa để có giấc ngủ chất lượng nhất. Các thắc mắc phổ biến bao gồm:

1. Ai cần tránh ngủ trưa?

Mặc dù ngủ trưa có thể mang lại một số lợi ích tích cực, tuy nhiên một số người không nên ngủ trưa để đảm sức khỏe. Ngủ trưa phải là một hoạt động được lên kế hoạch chứ không phải ngủ gật trên bàn làm việc hoặc ghế văn phòng.Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, điều này có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, mất ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần được điều trị y tế phù hợp.Đối với những người bị rối loạn giấc ngủ, bạn không nên ngủ trưa trừ khi cần sự tỉnh táo, chẳng hạn như lái xe, vận hành máy móc. Đôi khi giấc ngủ ngắn vào ban ngày có thể gây mất ngủ vào ban đêm và khiến tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Ngủ trưa thế nào cho đúng?

Khi ngủ trưa bạn nên kéo rèm cửa để cho phòng ngủ càng tốt càng tốt. Ngoài ra, để đảm bảo giấc ngủ trưa, bạn nên ngủ vào một thời điểm cố định mỗi ngày.Bên cạnh đó, bạn cũng nên có thời gian thư giãn trước khi ngủ. Tắt các thiết bị điện tử và dành vài phút để ngồi yên tĩnh, thậm chí là có thể thiền hoặc tập luyện thư giãn để có giấc ngủ chất lượng nhất.

3. Làm sao thế nào để thức dậy sau giấc ngủ trưa?

Ngủ trưa quá lâu có thể gây khó thức dậy, do đó bạn có thể đặt báo thức để thức dậy tốt hơn. Các chuyên gia đề nghị bạn nên đặt báo thức với âm lượng tăng dần để tránh gây giật mình khi ngủ.

Lời khuyên để có giấc ngủ trưa chất lượng

Để có giấc ngủ trưa chất lượng, bạn có thể tham khảo một số mẹo và lời khuyên, chẳng hạn như:

  • Ngủ không quá 30 phút: Thời gian ngủ lý tưởng là 20 phút và không quá 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp ngăn cơ thể tiếp cận với giấc ngủ sâu và cảm thấy mệt mỏi hoặc cáu gắt khi bị đánh thức.
  • Ngủ ở nơi yên tĩnh: Điều này có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian ngủ ngắn mà không bị gián đoạn hoặc ngủ chập chờn.
  • Không ngủ trưa quá muộn: Ngủ trưa vào giữa ngày hoặc đầu giờ chiều là thời điểm tốt nhất. Ngủ muộn có thể khiến bạn tỉnh táo vào buổi tối và gây gián đoạn lịch trình ngủ thông thường.
  • Giữ thói quen ngủ: Tương tự như giấc ngủ vào buổi tối, bạn nên ngủ trưa và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để có giấc ngủ chất lượng nhất.

Mặc dù ngủ trưa 20 phút là thời gian tốt nhất, tuy nhiên bạn có thể thử các giấc ngủ từ 10 – 45 phút để xác định độ dài giấc ngủ phù hợp nhất. Trao đổi với bác sĩ về vấn đề ngủ trưa có tốt không để được hướng dẫn cụ thể.Ngủ trưa là một trong những cách tốt nhất để cơ thể và đầu óc được nghỉ ngơi, hỗ trợ phục hồi tinh thần và cải thiện hiệu suất công việc vào buổi chiều. Tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc ngủ trưa có tốt không, ngủ bao nhiêu là đủ hoặc ngủ vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngủ quá lâu hoặc ngủ quá trễ có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải và dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.Nhìn chung giấc ngủ trưa phù hợp nhất là khoảng 20 phút mỗi ngày. Trong trường hợp bạn có tiền sử bệnh lý hoặc có các vấn đề tâm thần, hãy trao đổi với bác sĩ về việc ngủ trưa có tốt không để được hướng dẫn cụ thể.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC