12 Tác dụng của ngủ trưa tốt sức khoẻ không phải ai cũng biết

Cập nhật: 04/04/2024

Nhiều tác dụng của ngủ trưa được phát hiện qua các công trình nghiên cứu khoa học có thể khiến bạn bất ngờ. Một giấc ngủ ngắn giữa ngày sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, bớt căng thẳng, nâng cao năng suất học tập, lao động, đồng thời giảm nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho bạn.

12 Tác dụng của giấc ngủ trưa với sức khỏe

Ngoài giấc ngủ chính vào ban đêm thì giấc ngủ trưa cũng được nhiều người chú trọng. Giấc ngủ trưa thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không phải ai cũng trải qua bởi điều này còn tùy thuộc vào tính chất công việc và nhu cầu của mỗi người. Vậy ngủ trưa có tác dụng gì?

Tác dụng của giấc ngủ trưa
Ngủ trưa là một thói quen tốt cho nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận được nhiều lợi ích của việc ngủ trưa như:

1. Ngủ trưa giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng

Đối với những người làm việc trong môi trường có nhiều áp lực thì giấc ngủ trưa chính là liều thuốc xoa dịu căng thẳng lý tưởng. Nó giúp bạn có khả năng tự ổn định tâm lý và có cảm giác vui vẻ, lạc quan hơn nhờ vào khả năng kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin.Thông thường, mỗi khi thần kinh bị căng thẳng sẽ kéo theo nồng độ serotonin giảm sút đáng kể. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị kích động, nóng nảy, lo âu hoặc thậm chí là mang trong mình suy nghĩ chán nản, bi quan. Chỉ với một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, một lượng serotonin mới sẽ được sản sinh giúp thần kinh của bạn sẽ được thư giãn và thả lỏng.

2. Làm tăng sự tỉnh táo vào buổi chiều

Đây là tác dụng của ngủ trưa được biểu hiện rất rõ ràng. Nếu bạn phải làm việc từ sáng đến chiều hoặc thậm chí là tăng ca vào buổi tối, giấc ngủ trưa rất cần thiết để duy trì sự tỉnh táo, ít bị mắc lỗi trong công việc.Một số nghiên cứu cho thấy, chỉ cần bỏ ra khoảng 20 phút chợp mắt vào buổi trưa có thể giúp mang lại sự tỉnh táo hơn so với khi bạn dung nạp 200mg caffein.

3. Làm giảm huyết áp

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Manolis Kallistratos và các cộng sự thuộc Bệnh viện đa khoa Asklepieion, Hy Lạp đã chỉ ra. Một giấc ngủ trưa ngắn kéo dài trong khoảng 49 phút có thể giúp chỉ số huyết áp giảm xuống 5mm/Hg. Điều này đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân bị cao huyết áp.Nếu bạn đang bị cao huyết áp, đừng bỏ qua giấc ngủ trưa bởi đây chính là liều thuốc giảm huyết áp tự nhiên tuyệt vời và an toàn cho sức khỏe.

4. Kiểm soát cân nặng

Thiếu ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ bị béo phì. Nguyên nhân là do ở trạng thái này, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều hormone kích thích cơn thèm ăn, đồng thời làm giảm nồng độ leptin – một loại hormone có tác dụng truyền phát tín hiệu no về hệ thần kinh trung ương.Chính vì vậy, các trường hợp đang có nguy cơ bị thừa cân, béo phì hoặc đang thực hiện kế hoạch giảm cân, hãy chú trọng hơn đến giấc ngủ trưa, đặc biệt là khi đi bị mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc vào ban đêm.

5. Tăng cường khả năng ghi nhớ – Lợi ích của việc ngủ trưa với trí não

Tăng cường trí nhớ là tác dụng của ngủ trưa đã được khoa học chứng minh. Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Biological Physiology vào năm 2006, nhóm các đối tượng được ngủ trưa thường xuyên trước khi học bài có khả năng đọc và ghi nhớ thông tin tốt hơn so với những người ngủ trưa rải rác hoặc không ngủ trưa. Kết quả này đặc biệt có ý nghĩa với người già bị suy giảm trí nhớ, trẻ em hay thanh thiếu niên đang trong độ tuổi đi học cần có khả năng ghi nhớ tốt.

6. Ngủ trưa giúp nâng cao năng suất học tập, lao động

Ngủ trưa làm tăng sự tỉnh táo và tăng cường trí nhớ cho bạn. Điều này giúp cải thiện đáng kể năng suất lao động cũng như khả năng học tập cho bạn khi duy trì thói quen ngủ trưa thường xuyên.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Alzheimer là một bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng sa sút trí tuệ và ảnh hưởng trực tiếp đến cách suy nghĩ cũng như hành vi của bệnh nhân. Bệnh thường gặp ở người già nhưng những đối tượng khác cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này, đặc biệt là khi bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.Nghiên cứu từ y học hiện đại đã phát hiện ra, thiếu ngủ làm gia tăng mảng bám B-Amyloid trong não và kích thích sự phát triển của bệnh Alzheimer. Nhờ có giấc ngủ trưa, những mảng bám này sẽ được loại bỏ bớt, qua đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

8. Ngủ trưa có tác dụng gì? – Nâng cao sức khỏe và thể chất

Khi bạn ngủ đủ giấc và duy trì thói quen ngủ trưa mỗi ngày, cơ thể sẽ giải phttps://wikibacsi.com/benh/yeu-sinh-lyhóng nhiều hormone tăng trưởng, đồng thời làm giảm nồng độ cortisol . Điều này không chỉ giúp làm giảm căng thẳng mà còn có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe cũng như thể chất của bạn.

9. Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch

Ngủ trưa giúp làm giảm huyết áp và ổn định tuần hoàn máu, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tim mạch. Tại Hy Lạp, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra, các trường hợp có thói quen ngủ trưa tối thiểu 3 lần/tuần, mỗi lần 30 phút có thể giảm đến 37 % nguy cơ bị đột quỵ, tử vong liên quan đến các vấn đề về tim mạch.

10. Ngủ trưa giúp ức chế quá trình thoái hóa, làm đẹp da

Đây là một tác dụng của ngủ trưa trong làm đẹp chị em nên biết. Trong giấc ngủ, làn da của bạn sẽ được tái tạo và có tốc độ phục hồi mạnh mẽ. Do vậy mà nếu bị thiếu ngủ thường xuyên, cơ thể sẽ bị lão hóa nhanh hơn, kèm theo đó là sự xuất hiện của các nếp nhăn, nám, tàn nhang khiến nhan sắc của bạn sa sút nhanh chóng.Hãy bổ sung ngay 1 giấc ngủ ngắn vào buổi trưa mỗi ngày để làn da bạn được nghỉ ngơi và có khả năng tái tạo tốt hơn.

11. Tăng khả năng sáng tạo

Sau giấc ngủ trưa, tâm trí của bạn đã được thư giãn, thả lỏng. Điều này sẽ giúp khơi dậy tư duy sáng tạo, mang đến những ý tưởng mới mẻ trong công việc của bạn.

12. Nâng cao sức khỏe sinh lý, tình dục cho nam giới

Ngủ trưa có thể giúp làm gia tăng lượng testosterone trong cơ thể. Đây là loại hormone chịu trách nhiệm kích thích ham muốn tình dục, cải thiện khả năng sinh lý, làm tăng chất lượng tinh trùng. Nồng độ testosterone được duy trì ở mức ổn định cũng giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý, rối loạn cương dương, liệt dương hay xuất tinh sớm ở nam giới.

lợi ích của việc ngủ trưa với sức khỏe sinh lý nam
Ngủ trưa giúp kích thích sản sinh nội tiết tố nam, làm tăng khả năng hoạt động tình dục cho phái mạnh

Lợi ích của việc ngủ trưa theo thời gian ngủ

Trên đây là những tác dụng của ngủ trưa hầu hết mọi người đều cảm nhận được. Ngoài ra, tùy thuộc vào khoảng thời gian bỏ ra cho giấc ngủ trưa mà bạn có thể nhận được những lợi ích khác nhau. Cụ thể:

1. Tác dụng của ngủ trưa từ 10 – 20 phút

  • Làm tăng sự tỉnh táo
  • Khôi phục năng lượng cho cơ thể
  • Ngăn ngừa được tình trạng mệt mỏi, lờ đờ sau khi ngủ dậy do không đi vào giấc ngủ sâu.
  • Giảm căng thẳng
  • Hạn chế cảm giác thèm ăn.

2. Lợi ích của giấc ngủ trưa 30 phút

  • Cải thiện chức năng hoạt động của não bộ
  • Tăng cường trí nhớ
  • Giảm căng thẳng thần kinh
  • Nâng cao khả năng tập trung
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ.

3. Tác dụng của ngủ trưa trong thời gian 60 phút

  • Mang đến cho bạn giấc ngủ sâu
  • Giải phóng não bộ
  • Tăng khả năng ghi nhớ, nhận thức
  • Giảm stress.

Ngủ trưa nhiều có tốt không?

Không thể phủ nhận, ngủ trưa có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giấc ngủ trưa càng dài càng tốt.Việc ngủ trưa quá nhiều có thể đem đến một số tác hại như:

  • Trong thời gian dài, cơ thể bạn đã đi vào giấc ngủ sâu nên dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, choáng váng sau khi thức dậy.
  • Gây khó ngủ, mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ vào buổi tối.

Thông thường, một giấc ngủ trưa ngắn kéo dài từ 20 – 30 phút là lý tưởng nhất đối với trẻ em và người lớn làm việc tại văn phòng. Giấc ngủ dài chỉ thích hợp cho những người ở nhà có nhiều thời gian rảnh hoặc những đối tượng bị mất ngủ vào buổi tối cần ngủ bù. Tuy nhiên, thời gian ngủ trưa cũng không nên kéo dài quá 90 phút.

Ngủ trưa đúng cách để đạt được lợi ích tốt nhất

Ngủ trưa đúng cách sẽ giúp bạn thu được những lợi ích tối đa cho sức khỏe.Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý để giấc ngủ trưa được chất lượng hơn:

  • Duy trì thời gian ngủ trưa và thời điểm thức cố định vào tất cả các ngày để tạo thói quen sinh lý, giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất là từ 1 – 3 giờ chiều. Tránh ngủ trưa quá muộn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
  • Lựa chọn không gian ngủ yên tĩnh, mát mẻ và có không gian đủ tối.
  • Hãy sử dụng đồ bịt tai và bịt mắt để hỗ trợ nếu chỗ ngủ của bạn quá sáng hoặc có tiếng ồn.
  • Bạn có thể ngủ trưa trên ghế nằm, trên chiếu hoặc đệm cá nhân. Tránh ngồi gục đầu ngủ ngay tại bàn làm việc gây ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Ngược lại, việc ngủ trưa trên giường lại khiến cơ thể quá thoải mái, dễ bị ngủ quên và không muốn thức dậy.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi bạn đi ngủ trưa.
  • Loại bỏ hết công việc ra khỏi đầu óc. Tránh suy nghĩ linh tinh khiến bạn không thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trưa trong khi thời gian khá eo hẹp.
  • Hạ thấp nhiệt độ phòng sẽ giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Tránh ngủ ngay sau khi bạn mới ăn trưa xong. Lúc này, một lượng lớn thức ăn mới được dung nạp vào dạ dày nên nếu đi nằm ngay, cảm giác đầy bụng sẽ khiến bạn khó chịu, không thể chìm vào giấc ngủ và còn đối mặt với nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi ngủ rất cao. Tốt nhất, sau khi kết thúc công việc buổi trưa bạn nên tranh thủ ăn và dành ra một ít thời gian cho các hoạt động nhẹ nhàng để tiêu hóa bớt thức ăn trước khi ngủ. Như vậy sẽ đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ vào buổi trưa mà không ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Nhâm nhi một ly cà phê trước khi đi ngủ trưa. Thức uống này cần từ 30 – 40 phút mới phát huy hiệu quả nên sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi thức dậy.
  • Đừng xem đồng hồ thường xuyên sẽ khiến giấc ngủ trưa của bạn chập chờn, không yên giấc. Hãy hẹn giờ trong điện thoại hay đồng hồ nếu muốn thức dậy đúng giờ để tiếp tục làm việc.
  • Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên để làm thư giãn thần kinh, giúp dễ ngủ, tạo điều kiện để phát huy tối đa tác dụng của ngủ trưa đối với sức khỏe.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC