10 Tác Hại Của Mất Ngủ Kéo Dài Gây Ảnh Hưởng Sức Khoẻ

Cập nhật: 03/04/2024

Tác hại của mất ngủ bao gồm gây mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, tăng nguy cơ tai nạn, té ngã, chấn thương. Mất ngủ kinh niên cũng làm tăng nguy cơ suy yếu hệ thống miễn dịch, tổn thương hệ thống tiêu hóa hoặc dẫn đến các vấn đề thần kinh.

10 tác hại của mất ngủ đối với cơ thể

Hầu như tất cả mọi người đều bị mất ngủ theo thời gian. Các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ hàng đầu chẳng hạn như căng thẳng, áp lực công việc, thậm chí là chế độ ăn uống không phù hợp, cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.Nếu trải qua một đêm khó ngủ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, bất lực ngày vào sáng hôm sau. Mất ngủ kinh niên có thể gây tổn thương tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa giấc ngủ kém với một số vấn đề sức khỏe từ trung bình đến nghiêm trọng. Dưới đây là một số tác hại của mất ngủ, bạn có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị, phòng ngừa hợp lý.

Tác hại của mất ngủ
Tìm hiểu các tác hại của mất ngủ để có kế hoạch điều trị và phục hồi chất lượng giấc ngủ

1. Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương

Hệ thống thần kinh trung ương là đường truyền thông tin chính của cơ thể. Giấc ngủ cần thiết để hệ thống thần kinh trung ương phục hồi và hoạt động bình thường. Do đó, ở những người mất ngủ kinh niên, hệ thống thần kinh trung ương có thể bị gián đoạn và ảnh hưởng đến các cơ thể gửi – xử lý thông tin.Trong khi ngủ, các đường dẫn sẽ được hình thành giữa các tế bào thần kinh trong não, giúp ghi nhớ những thông tin và thói quen mới. Thiếu ngủ sẽ khiến não bị kiệt sức và không thể hoàn thành chức năng bình thường. Khi mất ngủ, bạn cũng khó tập trung hơn khi học những điều mới. Các tín hiệu mà cơ thể gửi đi sẽ bị chậm lại, ảnh hưởng đến khả năng phối hợp của cơ thể và tăng nguy cơ gặp các tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày.Ngoài ra, giấc ngủ không chất lượng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và trạng thái cảm xúc. Bạn có thể thường xuyên mất kiên nhẫn hoặc dễ thay đổi tâm trạng, ảnh hưởng đến sự sáng tạo cũng như quá trình đưa ra quyết định giữa các sự lựa chọn.Nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài, đôi khi bạn có thể bắt đầu bị ảo giác, nhìn hoặc nghe thấy những điều không tồn tại. Thiếu ngủ cũng gây hưng cảm ở những người bị rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, tác hại khác của mất ngủ đối với hệ thống thần kinh trung ương có thể bao gồm:

  • Lo lắng, căng thẳng, phiền muộn
  • Hoang tưởng
  • Có hành vi ngoài tầm kiểm soát
  • Ý nghĩ tự tử hoặc làm hại bản thân

Ngoài ra, một số người bệnh cũng có thể gặp tình trạng ngủ li bì trong ngày. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể thức dậy và quên đi một số hoạt động trong ngày hoặc vài ngày trong thời gian gần.

2. Rối loạn hệ thống hô hấp

Tác hại của mất ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Thiếu ngủ có thể dẫn đến rối loạn nhịp thở, gây khó thở hoặc hơi thở ngắn. Tương tự, tình trạng rối loạn nhịp thở vào ban đêm sẽ được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Điều này có thể gây gián đoạn giấc ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Nếu tình trạng khó thở hoặc rối loạn hô hấp không được cải thiện, bạn có thể phải thức suốt đêm hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc. Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh thông thường và cúm.Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể dẫn đến hoặc khiến các vấn đề hô hấp hiện có, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, trở nên nghiêm trọng hơn. Các nghiên cứu cho thấy, mất ngủ liên tục và các bệnh hô hấp sẽ trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để cải thiện khả năng hô hấp và tăng cường chất lượng giấc ngủ.

3. Tổn thương hệ thống miễn dịch

Khi ngủ say, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các chất bảo vệ, chẳng hạn như các kháng thể và cytokine. Hệ thống miễn dịch sử dụng các chất này để chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây hại, chẳng hạn như vi khuẩn, virus. Một số loại cytokine có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý.Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, khả năng chống lại bệnh tật sẽ bị suy giảm. Điều này khiến bạn dễ mắc bệnh hoặc có thời gian phục hồi lâu hơn sau bệnh tật.Ngủ không ngon giấc liên tục làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như nhịp tim không đều, suy tim và bệnh tim mạch vành. Thiếu ngủ cũng dẫn đến tình trạng ít vận động, lười tập thể dục và có nhiều khả năng đưa ra các lựa chọn kém  và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Mất ngủ kéo dài cũng làm tăng mức độ căng thẳng trung bình, điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.Ngoài ra, mất ngủ kinh niên cũng gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là ở người bệnh dưới 60 tuổi. Nguy cơ tác hại của mất ngủ đối với hệ thống miễn dịch sẽ tăng lên theo thời gian nếu tình trạng mất ngủ không được cải thiện.

4. Rối loạn tiêu hóa

Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với hormone leptin và ghrelin, kiểm soát cảm giác đói và no. Do đó, mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây ăn uống quá độ hoặc chán ăn, béo phì, thừa cân. Mất ngủ cũng làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đau dạ dày và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Hormone leptin giúp não bộ nhận biết cảm giác no. Nếu ngủ không đủ giấc, não bộ sẽ giảm nồng độ leptin và tăng nồng độ ghrelin, một chất kích thích nhu cầu ăn uống. Điều này khiến bạn có nhu cầu ăn vặt hoặc ăn quá nhiều vào ban đêm và khiến hệ thống tiêu hóa phải hoạt động quá mức.Mất ngủ cũng khiến cơ thể tiết ít lượng insulin hơn khi ăn. Điều này làm giảm lượng đường (glucose) trong máu. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng làm giảm khả năng dung nạp glucose của cơ thể và dẫn đến kháng insulin. Nếu không được khắc phục và điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến thừa cân, béo phì và kháng insulin.

5. Tổn thương hệ thống tim mạch

Tác hại của mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Giấc ngủ cần thiết cho hoạt động của hệ thống mạch máu khỏe mạnh, điều này giúp ổn định lượng đường trong máu, phòng ngừa huyết áp cao và chống viêm trong cơ thể. Ngủ đủ giấc cũng giúp phục hồi chức năng tự chữa lành của cơ thể, điều chỉnh các mạch máu bị tổn thương và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.Theo thống kê, những người mất ngủ thường có nguy cơ lên cơn đau tim và đột quỵ cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, người có tiền sử bệnh tim hoặc có nguy cơ cao nên có kế hoạch cải thiện chất lượng giấc ngủ để tránh các rủi ro liên quan.

6. Rối loạn nội tiết

Giấc ngủ cần thiết cho việc sản xuất và điều hòa hormone trong cơ thể. Theo các nghiên cứu, cơ thể cần ngủ ít nhất 3 giờ để sản xuất testosterone. Việc ngủ không đủ giấc hoặc ngủ chập chờn cả đêm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone của cơ thể.Tác hại của mất ngủ cũng bao gồm gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hormone tăng trưởng cần thiết để xây dựng khối lượng cơ bắp, điều chỉnh và tái tạo các tế bào, mô cần thiết cho quá trình tăng trưởng.Hormone tăng trưởng được tiết ra bởi tuyến yên mỗi ngày. Ngủ đủ giấc là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo sự phát triển đầy đủ của thanh thiếu niên. Ngoài ra, mất ngủ ở tuổi vị thành niên là vấn đề tương đối phổ biến và cần được điều trị phù hợp để tránh các rối loạn sức khỏe thể chất và tinh thần.

7. Các vấn đề sức khỏe tâm thần

Tác hại của mất ngủ phổ biến nhất bao gồm gây mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, thay đổi tâm trạng và cáu gắt. Khi bị mất ngủ kinh niên, người bệnh thường xuyên căng thẳng và bị đau đầu. Mất ngủ cũng khiến người bệnh ít kiên nhẫn hơn, dễ trở nên thất vọng, khó chịu, điều này gây ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc cũng như tổn thương các mối quan  hệ.

Bệnh mất ngủ có chữa được không
Mất ngủ kinh niên là nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác

Thay đổi cảm xúc là một trong những tác động tâm lý phổ biến nhất của tình trạng thiếu ngủ, ngay cả trong một thời gian ngắn hạn. Nếu không có giấc ngủ chất lượng trong thời gian dài, có thể dẫn đến trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng và các vấn đề tâm lý khác.Mất ngủ có thể làm nguy cơ trầm cảm cao gấp 10 lần so với người có giấc ngủ lành mạnh. Tác hại của thiếu ngủ cũng bao gồm tăng căng thẳng, lo lắng, phiền muộn, suy nghĩ muốn làm hại bản thân cũng như tăng nguy cơ muốn tự tử.Trầm cảm rất phổ biến ở bệnh nhân bị mất ngủ. Trầm cảm cũng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn. Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn và khó điều trị dứt điểm hoàn toàn.

8. Tuổi thọ bị rút ngắn

Mất ngủ có thể làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong. Theo thống kê, mất ngủ hoặc ngủ ít hơn 7 – 9 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ tử vong lên khoảng 12% so với người ngủ đủ giấc.Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho biết, tỷ lệ tử vong ở những người mất ngủ kinh niên tăng lên 97%. Nguyên nhân tử vong có thể bao gồm tai nạn (tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động) do thiếu tỉnh táo, chấn thương hoặc té ngã nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh lý mãn tính làm tăng tỷ lệ tử vong.

9. Các biến chứng khi mang thai

Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, cảm giác khó chịu khi em bé phát triển hoặc do nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên. Thông thường tình trạng mất ngủ này không nghiêm trọng và đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như thay đổi môi trường ngủ hoặc chăm chỉ tập thể dục.

Tuy nhiên mất ngủ khi mang thai kéo dài hoặc không được cải thiện phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như mệt mỏi quá mức, tiểu đường thai kỳ, các tổn thương tim mạch, tiền sản giật và các ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.Ngoài ra, mất ngủ khi mang thai ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối cũng có liên quan đến nhiều nguy cơ khác nhau, chẳng hạn như chuyển dạ sinh non, sinh mổ, đau chuyển dạ nghiêm trọng và các vấn đề trầm cảm khi mang thai hoặc trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, mất ngủ khi mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, hệ thống miễn dịch kém, dễ bệnh tật hoặc trí tuệ kém phát triển.

10. Suy giảm ham muốn tình dục

Một số nghiên cứu cho thấy tác hại của mất ngủ đối với tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới. Mất ngủ sẽ khiến nam giới khó cường cứng hơn hoặc không thể duy trì thời gian cương cứng trong việc quan hệ tình dục. Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất testosterone của cơ thể. Testosterone tăng lên khi ngủ đủ giấc và giảm xuất nếu giấc ngủ không đạt chất lượng hoặc thời lượng cần thiết. Mất ngủ kinh niên dẫn đến nồng độ testosterone thấp và gây suy giảm ham muốn tình dục.Ở phụ nữ, mất ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng cũng gây giảm ham muốn và khả năng đáp ứng tình dục. Một số nghiên cứu cho thấy, cơ thể thường ít tiết chất nhờn, dẫn đến khô âm đạo và đau đớn khi quan hệ. Mất ngủ cũng khiến não bộ kém linh hoạt, không đáp ứng các kích thích tình dục, dẫn đến cơ thể không có phản ứng cần thiết khi quan hệ tình dục.Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong (cực kỳ hiếm). Nếu không được điều trị, mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Mất ngủ nghiêm trọng cũng dẫn đến ảo giác, hoang tưởng và nhiều vấn đề tâm thần khác.Do đó, nếu thường xuyên bị mất ngủ hoặc mất ngủ không đáp ứng các biện pháp điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mất ngủ

Các tác hại của mất ngủ thường tương tự ở mỗi người bệnh, tuy nhiên xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như thời gian cụ thể. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mất ngủ, bao gồm các thói quen hàng ngày, lối sống không phù hợp và các điều kiện sức khỏe tiềm ẩn.Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến mất ngủ bao gồm:

  • Có một lịch trình ngủ không đều đặn
  • Ngủ nhiều vào ban ngày
  • Thường xuyên làm việc vào ban đêm hoặc công việc xoay ca
  • Thiếu tập thể dục
  • Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop trên giường ngủ
  • Có một môi trường ngủ không phù hợp, chẳng hạn như quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn
  • Căng thẳng, lo lắng, áp lực công việc
  • Có chế độ ăn uống nhiều caffeine, rượu, bia hoặc các chất kích thích khác
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng một số loại thuốc theo toa, thuốc cảm hoặc sử dụng các sản phẩm tăng cường sức khỏe khác

Xác định nguyên nhân gây mất ngủ là cách tốt nhất để xác định biện pháp điều trị phù hợp. Điều trị đúng cách và kịp thời là cách tốt nhất để phòng ngừa các tác hại của mất ngủ.

Phòng ngừa tác hại của mất ngủ

Để phòng ngừa các tác hại của mất ngủ, bạn có thể cân nhắc thay đổi lối sống, xây dựng thói quen ngủ lành mạnh hoặc trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm hỗ trợ. Điều quan trọng là điều trị mất ngủ để tránh các rủi ro nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong.

1. Thay đổi lối sống

Có một số lưu ý về lối sống có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, chẳng hạn như:

  • Xây dựng lịch trình ngủ đều đặn, ngủ và thức vào cùng một thời điểm nhất định, kể cả vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền định.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, chẳng hạn như tối, yên tĩnh và mát mẻ.
  • Tránh uống rượu, sử dụng caffeine vào buổi tối.
  • Không ăn các bữa ăn lớn, nhiều chất đạm và không tập thể dục ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Nếu không thể ngủ sau 30 phút, hãy ra khỏi giường. Đến một phòng khác trong nhà và thực hiện một số việc không kích thích, chẳng hạn như đọc sách, cho đến khi buồn ngủ.
  • Tránh ngủ trưa, đặc biệt là ngủ vào chiều muộn. Nếu buồn ngủ, hãy ngủ trưa khoảng 15 – 20 phút và không ngủ quá 30 phút.

2. Bổ sung melatonin

Melatonin là sản phẩm tăng cường giấc ngủ không kê đơn. Nồng độ melatonin cao hơn sẽ giúp bạn cảm thấy buồn ngủ, đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên lạm dụng hoặc sử dụng melatonin quá mức có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến đau đầu, buồn nôn và cáu gắt.Theo khuyến cáo, người lớn có thể uống từ 1 – 5 miligam melatonin trước khi đi ngủ 1 giờ. Nếu muốn sử dụng với liều lượng lớn hơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Sử dụng thuốc ngủ

Mất ngủ kinh niên có thể không đáp ứng các biện pháp thay đổi lối sống và sử dụng melatonin. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc điều trị mất ngủ. Các loại thuốc này được sử dụng theo toa của bác sĩ trong một thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ liên quan.Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc ngủ bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy và buồn nôn
  • Buồn ngủ quá mức
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Lú lẫn và các vấn đề trí nhớ

Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị mất ngủ mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến phụ thuộc thuốc và nhiều vấn đề sức khỏe khác.Mặc dù thỉnh thoảng mất ngủ là điều phổ biến, tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu mất ngủ kéo dài. Các tác hại của mất ngủ có thể bao gồm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính nghiêm trọng. Xác định nguyên nhân gây bệnh và tiền sử bệnh lý là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cũng như hạn chế các rủi ro của mất ngủ.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC