Bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không, có gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không, là thắc mắc phổ biến của hầu hết bệnh nhân. Mặc dù thoát vị đĩa đệm không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây đau đớn dữ dội, tê ngứa cũng như gây khó khăn cho các hoạt động ngày, bao gồm mang thai và sinh con. Để đảm bảo an toàn khi mang thai, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không

Bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?

Thoát vị đĩa đệm là một tổn thương cột sống phổ biến, dẫn đến đau đớn và ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể từ đau nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí một số người bệnh không thể uốn cong cột sống hoặc ngồi lâu. Điều này khiến nhiều người bệnh lo lắng việc mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Qua trao đổi về vấn đề phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không, các bác sĩ cho biết, thoát vị đĩa đệm không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Người bệnh có thể mang thai và sinh con bình thường mà không cần lo lắng về các vấn đề di truyền hoặc sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, mang thai sẽ gây áp lực lên cột sống và các đĩa đệm. Do đó, mang thai có thể gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hoạt động khi sinh con cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Bên cạnh đó, có một số ít các trường hợp, mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm có thể gây suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng, tăng khả năng mắc bệnh. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên sức khỏe của thai phụ yếu có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con sức khỏe yếu.

Do đó, để xác định bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và lập kế hoạch mang thai, sinh con an toàn nhất.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Hầu hết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng, có thể được cải thiện trong vòng 6 tuần nếu được chăm sóc phù hợp. Nghiên cứu cho biết, thoát vị đĩa đệm không gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và trứng, do đó về cơ bản người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể sinh con bình thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm khả năng sinh sản.

Thoát vị đĩa đệm có được mang thai không
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam và nữ

Tuy nhiên, ở nam giới, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm L5-S1 có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh kiểm soát bộ phận tình dục. Điều này góp phần dẫn đến rối loạn cương dương và gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thành công. Bên cạnh đó, cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể gây khó khăn và ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Điều này dẫn đến các tư thế xâm nhập nông, cổ tử cung hẹp, làm giảm tỷ lệ gặp nhau của trứng và tinh trùng. Do đó, mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên thoát vị đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai thành công.

Do đó, nếu mong muốn mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, xác định thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không và lập kế hoạch mang thai an toàn.

Mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm có sao không?

Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ, khiến quá trình mang thai vất vả hơn và quy trình sinh nở cũng đau đớn hơn. Bên cạnh đó, đôi khi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng cơ thể gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý
Hầu hết phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có thể mang thai bình thường và sinh con khỏe mạnh

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến  một số rủi ro như:

  • Khi thai nhi phát triển, áp lực có thể gây ảnh hưởng đến sụn khớp và dây chằng, dẫn đến đau đớn nghiêm trọng. Thông thường cơn đau sẽ tỷ lệ thuận lệ thuận với sự phát triển của thai nhi, do đó cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi mang thai ba tháng cuối.
  • Khi mang thai, các loại thuốc giảm đau thường được sử hạn chế để tránh gây tác động không mong muốn đến thai nhi. Do đó, cơn đau có thể nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của thai phụ. Điều này có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, mệt mỏi quá mức và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Cơn đau đớn liên quan đến thoát vị đĩa đệm có thể khiến thai phụ mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ suy giảm, khó hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Điều này làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non hoặc khiến trẻ phát triển không đầy đủ.

Thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ thoát vị đĩa đệm có thể mang thai và sinh con thành công mà không có bất cứ biến chứng nào.

Các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên điều trị dứt điểm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai và sinh con. Trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cải thiện thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần được theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện các rủi ro liên quan và có kế hoạch khắc phục phù hợp. Nếu bị đau hoặc khó chịu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện an toàn, bao gồm:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Phụ nữ mang thai nên dành thời gian nghỉ ngơi và duy trì hoạt động phù hợp. Người bệnh được khuyến khích nghỉ ngơi ngay khi cơn đau xuất hiện. Khi nghỉ ngơi cần nằm trên các bề mặt có độ cứng phù hợp, gối kê đầu thấp và tư thế phù hợp. Nếu nằm ngửa, người bệnh nên kê một chiếc gối nhỏ bên dưới đầu gối để hạn chế các tác động lên cột sống. Nếu nằm nghiêng, hay kê một chiếc gối nhỏ ở giữa hai đầu gối để duy trì đường cong tự nhiên của cột sống.

Nghỉ ngơi phù hợp có thể giảm áp lực lên cột sống, thư giãn các đốt sống, đĩa đệm, các cấu trúc mô mềm cũng như dây thần kinh bị chèn ép.

2. Duy trì vận động

Nghỉ ngơi có thể giúp giảm áp lực lên cột sống, tuy nhiên người bệnh không nên nghỉ ngơi nhiều hơn hai ngày, điều này có thể gây cứng khớp và hạn chế sự linh hoạt của cột sống. Duy trì vận động phù hợp có thể giúp giảm đau, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi tập dục, cơ thể sẽ giải phóng endorphin, giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng của người bệnh.

thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản
Phụ nữ mang thai được khuyến khích duy trì vận động và tập thể dục để đảm bảo sức khỏe cột sống

Một số hoạt động thể chất phù hợp cho phụ nữ mang thai khi thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Đi bộ với đoạn đường ngắn, lực tác động thấp
  • Đi bộ trên máy tập thể dục

Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các bài tập an toàn và phù hợp khi mang thai.

3. Chườm nóng và chườm lạnh

Liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh có thể giúp cải thiện cơn đau lưng và ngăn ngừa một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác. Chườm nóng có thể giúp cải thiện tình trạng co thắt cơ, giúp tăng cường lượng máu lưu thông, cải thiện sự đàn hồi và giảm đau. Trong khi đó, chườm lạnh có thể hỗ trợ chống viêm, từ đó hạn chế các phản ứng của cơ thể và giảm đau.

Người bệnh có thể đặt vải ấm (hoặc lạnh) ẩm hoặc miệng gạc nóng (hoặc lạnh) lên vị trí đau để cải thiện các triệu chứng. Kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả giảm đau.

Bên cạnh đó, chườm nóng, lạnh kết hợp massage có thể giúp cải thiện tâm trạng, giúp thai phụ thoải mái và vui vẻ hơn. Điều này có thể tác động tích cực trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

4. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Người bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng cũng như tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Chế độ ăn uống lành mạnh thường bao gồm nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và uống đủ lượng nước cần thiết.

mổ thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng gì không
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ

Ngoài ra, thai phụ cần chú ý bổ sung khoáng chất, canxi, vitamin và các axit béo lành mạnh để hỗ trợ phát triển trí não cũng như sức khỏe tổng thể của thai nhi. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần chống viêm, giảm đau, tăng cường sức khỏe xương khớp và giúp quá trình sinh con thuận lợi hơn.

5. Khám thai định kỳ

Thai phụ bị thoát vị đĩa đệm nên khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Khám thai có thể giúp bác sĩ xác định sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, nhằm đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình mang thai, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý đối với phụ nữ thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Trao đổi với bác sĩ để xác định thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong suốt thai kỳ. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chú ý một số vấn đề an toàn bao gồm:

  • Duy trì vận động thể chất phù hợp, chẳng hạn như thường xuyên đi bộ, bơi lợi hoặc chơi các môn thể thao dưới nước.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết trong suốt thai kỳ.
  • Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác để ngăn ngừa các rủi ro tác động lên đĩa đệm.
  • Hạn chế các hoạt động gây tác động đến cột sống, chẳng hạn như nâng vật nặng, vặn người hoặc xoắn cột sống.
  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau và tránh sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm không rõ nguồn gốc. Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn khi quá trình mang thai.
  • Quan hệ tình dục an toàn với các tư thế phù hợp, tránh gây áp lực lên cột sống và các đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng chịu đựng của cơ thể. Mặc dù hầu hết cơn đau thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:50 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc