Bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Chi phí bao nhiêu tiền?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, khi nào nên mổ và chi phí là bao nhiêu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, phương pháp phẫu thuật và điều kiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, để biết chính xác thời điểm cần phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ

Mổ thoát vị đĩa đệm là gì?

Mổ thoát vị đĩa đệm là một phẫu thuật cột sống, trong đó đĩa đệm bị hư hỏng sẽ được loại bỏ các dây thần kinh lân cận. Thủ thuật này thường được thực hiện bởi một bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ thần kinh. Mục tiêu chính của phẫu thuật là giảm đau và phục hồi khả năng vận động bình thường trước khi thoát vị đĩa đệm. Đôi khi phẫu thuật cũng được thực hiện để đưa đĩa đệm trở về vị trí ban đầu, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh cột sống.

Thông thường, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định ở người trưởng thành và người lớn tuổi, do đó trẻ em thường được chỉ định điều trị bảo tồn. Trong hầu hết các trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm được thực hiện như một kế hoạch tự chọn, không bắt buộc. Trong các trường hợp nghiêm trọng, gây chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến liệt cấp tính, bác sĩ có thể đề nghị các cuộc phẫu thuật khẩn cấp để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Có nhiều loại hình phẫu thuật khác nhau được thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt cung sau cột sống (Laminectomy)
  • Phẫu thuật giải phóng lỗ liên hiệp (Foraminotomy)
  • Phẫu thuật mổ truyền thống (Discectomy)
  • Thủ thuật nối đốt sống hay phẫu thuật hợp nhất cột sống (Spinal fusion)

Các loại phẫu thuật cụ thể được chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn và dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và vị trí thoát vị đĩa đệm, giải phẫu xương xung quanh đĩa, tiền sử bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, khi nào nên mổ và phương pháp mổ phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng, có thể được cải thiện với các phương pháp tại nhà, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục và thay đổi lối sống. Có khoảng 90% các trường hợp bệnh sẽ được cải thiện trong vòng 6 tuần kể từ lúc được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

thoát vị đĩa đệm có nên phẫu thuật không
Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và gây chèn ép lên các dây thần kinh cần được phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn

Tuy nhiên đôi khi thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh trong cột sống. Điều này có thể gây đau đớn, tê, yếu ở phần cơ thể nơi dây thần kinh di chuyển. Nếu cơn đau này không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và vật lý trị liệu, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị xâm lấn.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ cơn đau và tổn thương của người bệnh.

Trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và ruột. Lúc này, phẫu thuật là cần thiết để giảm áp lực lên các dây thần kinh và phục hồi chức năng bàng quang, ruột.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe của người bệnh và chỉ định của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Mục đích khi mổ thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị đẩy khỏi vị trí bình thường. Đôi khi tư thế không tốt, hao mòn theo thời gian hoặc chấn thương, khiến thành đĩa đệm bị yếu và nhân nhầy bên trong bị đẩy khỏi vị trí. Điều này sẽ dẫn đến chèn ép các dây thần kinh cột sống, dẫn đến đau đớn, hạn chế cử động hoặc yếu các cơ.

Mục đích của quy trình mổ thoát vị đĩa đệm là nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm chèn ép, giúp phục hồi khả năng vận động, tính linh hoạt và sức mạnh mà không gây đau.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:

  • Đau lưng
  • Đau cổ
  • Đau chân hoặc cánh tay
  • Yếu cánh tay, bàn tay hoặc chân và bàn chân
  • Khó khăn khi ngồi, đứng hoặc đi bộ
  • Thay đổi chức năng ruột hoặc bàng quang, đây là một tình trạng nghiêm trọng được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa (cauda equina syndrome)

Nếu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể, đề nghị các xét nghiệm hình ảnh chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) để điều chỉnh vị trí xương cột sống, dây thần kinh và đĩa đệm.

Nếu đĩa đệm bị di lệch hoặc thoát vị nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị mổ để giảm đau và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm nhằm mục đích giảm áp lực lên các dây thần kinh, giảm đau và phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Có một số loại phẫu thuật khác nhau có thể mang lại hiệu quả này, bao gồm:

1. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Hầu hết các cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ được cải thiện trong vòng vài tuần đến vài tháng điều trị mà không cần mổ. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài từ 6 – 12 tuần, hoặc cơn đau nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chức năng bình thường của cơ thể hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cột sống.

Mục tiêu khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương và đảm bảo rễ thần kinh hoặc tủy sống không bị chèn ép. Quy trình này có thể giảm đau lan tỏa và ngăn ngừa các triệu chứng tổn thương thần kinh, chẳng hạn như ngứa ran, tê và yếu ở cánh tay.

bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được thực hiện để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép và phòng ngừa các biến chứng liên quan

Một số loại phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm:

  • Mở và nối cột sống từ phía trước (phẫu thuật ACDF): Phẫu thuật ACDF là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Trong phẫu thuật này, đĩa đệm sẽ được lấy ra thông qua một vết rách ở phía trước cổ. Sau khi loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương, hai đốt sống liền kề sẽ được kết nối lại với nhau để hợp nhất cột sống.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo: Tương tự như phẫu thuật ACDF, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo sẽ loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương thông qua một vết rạch nhỏ phía trước cột sống cổ. Tuy nhiên thay vì kết nối các đốt sống liền kề, một đĩa đệm nhân tạo sẽ được chèn vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương, điều này giúp phục hồi chức năng cột sống.
  • Cắt bỏ cung sau đốt sống: Phẫu thuật bày tiếp cận các đĩa đệm bị tổn thương từ phía sau, thường được thực hiện các các đĩa đệm cột sống cổ thoát vị sang một bên vào các ổ thần kinh (ống dẫn các dây thần kinh đi qua để thoát ra khỏi ống sống). Phẫu thuật từ phía sau khó hơn khi tiếp cận từ phía trước, vì có nhiều tĩnh mạch ở khu vực này, có thể gây chảy máu và hạn chế khả năng quan sát khi phẫu thuật. Phẫu thuật từ phía sau cũng đòi hỏi nhiều thao tác hơn đối với tủy sống và nguy cơ gây ra các biến chứng hơn.

Mặc dù tất cả các cuộc phẫu thuật đều tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng, tuy nhiên hiếm khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Phẫu thuật ACDF và thay đĩa đệm nhân tạo được xem là phẫu thuật an toàn, hiệu quả giảm đau tốt và hạn chế gây tổn thương rễ thần kinh.

2. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nếu cơn đau và các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không được cải thiện sau sáu tuần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là lý do phổ biến nhất cho phẫu thuật cột sống ở người lớn.

mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện chợ rẫy
Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhằm mục đích giảm áp lực lên các dây thần kinh và phục hồi chức năng cột sống

Hai thủ thuật xâm lấn tối thiểu thường được áp dụng để mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là vi phẫu loại bỏ nhân đĩa đệm và nội soi vi phẫu loại bỏ nhân đĩa đệm. Các quy trình phẫu thuật này có thể giảm áp lực lên các rễ thần kinh, giảm đau và phục hồi chức năng cột sống.

Thông thường, chỉ cần loại bỏ một phần nhỏ đĩa đệm bị chèn ép vào các rễ thần kinh. Phần còn lại, khỏe mạnh của đĩa đệm sẽ được bảo tồn và phục hồi.

Trong phẫu thuật vi phẫu, một vết rạch nhỏ sẽ được thực hiện để loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương. Trong phẫu thuật nội soi vi phẫu, các dụng cụ sẽ được đưa vào thông qua một ống mỏng để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Một máy ảnh nhỏ sẽ được đưa vào ống để cung cấp hình ảnh phục vụ thao tác của bác sĩ phẫu thuật.

Cả hai loại phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú hoặc lưu viện 1 – 2 ngày. Hầu hết người bệnh có thể trở lại làm việc sau một đến ba tuần.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có tỷ lệ thành công cao. Theo một số nghiên cứu y khoa, phẫu thuật có hiệu quả đến 84%, giúp cải thiện cơn đau thần kinh tọa, đau lưng và phục hồi chức năng đĩa đệm cột sống.

Tuy nhiên có khoảng 10% người bệnh mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tái phát tại cùng vị trí. Khả năng tái phát thường cao hơn trong vòng 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có thể xảy ra sau nhiều năm. Tái phát nhiều lần sẽ được điều trị bằng phẫu thuật hợp nhất cột sống. Trong phẫu thuật này, toàn bộ đĩa đệm sẽ được loại bỏ và làm giảm các chuyển động linh hoạt của cột sống.

Chống chỉ định và rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm

Trong hầu hết các trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm là thủ thuật an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên phẫu thuật có thể không phù hợp với một số người bệnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm có nên mổ không.

1. Chống chỉ định

Có một số người không nên mổ thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Các triệu chứng nhẹ
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng thần kinh, không thể đưa ra các quyết định đúng đắn về kế hoạch chăm sóc sức khỏe

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không và phương pháp mổ như thế nào phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định hiệu quả, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra, nhằm đề nghị kế hoạch điều trị tốt nhất.

2. Rủi ro tiềm ẩn

Bất cứ phẫu thuật nào cũng có thể dẫn đến các rủi ro không mong muốn, đặc biệt là phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Các rủi ro có thể bao gồm:

  • Chảy nhiều máu
  • Không mang lại hiệu quả giảm đau hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Nhiễm trùng
  • Tê liệt
  • Rò rỉ dịch não tủy (CSF)
  • Tử vong

Hầu hết các ca phẫu thuật đều ổn định, an toàn và hầu như không có biến chứng. Tuy nhiên việc nắm rõ các rủi ro liên quan giúp người bệnh đưa ra quyết định thoát vị đĩa đệm có nên mổ không và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Quy trình mổ thoát vị đĩa đệm

1. Trước khi phẫu thuật

Trước khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần cố gắng kiểm soát cơn đau với các biện pháp bảo tồn, chẳng hạn như vật lý trị liệu, điều chỉnh thần kinh cột sống hoặc tập thể dục để đẩy các đĩa đệm trở về vị trí bình thường và hoạt động ổn định nhất.

Nếu các biện pháp không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh sẽ được đề nghị phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:

  • Kiểm tra tim mạch để đảm bảo phẫu thuật an toàn
  • Trao đổi với người thân và gia đình để được hỗ trợ tốt nhất
  • Tập thể dục để tăng cường sức khỏe
  • Trao đổi với bác sĩ để biết thoát vị đĩa đệm có nên mổ không và các bước chuẩn bị tốt nhất.

2. Trong quá trình phẫu thuật

Vào ngày thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ thay áo choàng bệnh viện, nhân viên y tế sẽ kiểm tra các chỉ số quan trọng, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp và truyền tĩnh mạch (IV) để chuẩn bị cho phẫu thuật.

phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương để giảm đau và phục hồi chức năng thần kinh 

Sau đó bác sĩ gây mê sẽ sử dụng thuốc để đảm bảo người bệnh ngủ và không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh sẽ được đưa vào phòng mổ và cuộc phẫu thuật sẽ tiến hành. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được đưa vào phòng hồi sức để kiểm tra các dấu hiệu phục hồi.

Khi tỉnh lại sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn một ít trái cây hoặc nước ép trái cây và sử dụng thuốc giảm đau. Hầu hết người bệnh sẽ được yêu cầu nằm viện một hoặc hai ngày để theo dõi thêm. Trong trường hợp phục hồi tốt, người bệnh sẽ được xuất viện về nhà phục hồi sức khỏe.

3. Phục hồi sau phẫu thuật

Quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật kết thúc. Người bệnh sẽ được khuyến khích đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật và bắt đầu đi bộ xung quanh nhà sau 5 – 6 ngày. Bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh ngồi với các tư thế thích hợp và tránh nâng cao hoặc cúi gập người sau khi phẫu thuật để đảm bảo quá trình phục hồi.

Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tăng chuyển động cột sống và phục hồi sức mạnh sau khi hoạt động. Trao đổi với một nhà vật lý trị liệu để xác được hướng dẫn cụ thể.

Sau khoảng 4 – 8 tuần phẫu thuật, người bệnh sẽ phục hồi. Ngoài ra, quá trình phục hồi cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại phẫu thuật và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Mổ thoát vị đĩa đệm có nhiều mức giá và chi phí kèm theo, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Đối với các triệu chứng nhẹ, thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng phương pháp mổ hở truyền thống. Đây là lựa chọn phổ biến và có chi phí tương đối phù hợp, thường rơi khoảng 15 – 18 triệu đồng. Các phương pháp phẫu thuật khác, chẳng hạn như mổ nội soi và mổ vi phẫu có chi phí cao hơn, khoảng 40 – 50 triệu đồng.

mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về chi phí cũng như phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm đa tầng, chi phí phẫu thuật thường cao hơn, có thể rơi vào khoảng 60 – 70 triệu đồng.

Hiện tại các nhiều bệnh viện cũng như cơ sở y tế đủ điều kiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Trên đây là mức giá trung bình và có thể thay đổi phụ thuộc vào cơ sở y tế, trang thiết bị, trình độ của bác sĩ và các chi phí phát sinh. Để biết chính xác mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn phù hợp nhất.

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng gây đau đớn, gây đau đớn và mất khả năng vận động của người bệnh. Mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm việc cắt bỏ đĩa đệm bị tổn thương gây áp lực lên các dây thần kinh, nhằm mục đích giảm đau, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và phục hồi chức năng cột sống.

Tìm hiểu về các loại phẫu thuật, rủi ro liên quan và khả năng phục hồi sau đĩa đệm có thể giúp người bệnh đưa ra quyết định chính xác về việc chăm sóc sức khỏe cột sống. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên mổ không.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 9:57 am , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc