Top 9 Bài Thuốc Nam Chữa Bệnh Sa Trực Tràng Hiệu Quả

Các bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm, phục hồi chức năng trực tràng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc và thực hiện các biện pháp tự chăm sóc để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng
Thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng có thể hỗ trợ điều trị căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra

9 bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng hiệu quả

Sa trực tràng xảy ra do khí huyết bất thông, nội tạng hư tổn, táo nhiệt ở đại tràng hoặc hạ chú thấp nhiệt, dẫn đến cân cơ không vững, khí hư hãm xuống gây sa trực tràng. Thông thường bệnh được điều trị bằng cách sử dụng thuốc làm co trực tràng hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên nếu không có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp cũng như chế độ ăn uống thiếu khoa học, bệnh có thể tái phát, thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn.

Để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa các biến chứng, người bệnh có thể tìm hiểu một số bài thuốc thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng như sau:

1. Rễ Vú bò chữa sa trực tràng

Cây Vú bò còn được gọi là vú lợn, sung ba thủy, vú bò sẻ hoặc ngải phún, thường mọc hoang dại trong rừng thứ sinh. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ và vỏ rễ, có thể thu hái quanh năm. Đôi khi cây Vú bò được sử dụng để thay thế cho vị thuốc Hoàng kỳ, do đó đôi khi được gọi là Thổ hoàng kỳ.

Vú bò là vị thuốc Nam có vị cay, tính ấm, hơi ngọt, được sử dụng để kiện tỳ, hành khí, bổ phế, lợi thấp và kiện gân cốt. Theo các nghiên cứu hiện đại, vị thuốc này có chứa nhiều acid hữu cơ, các hoạt chất coumarin, triterpen, alcaloid và các acid amin. Công dụng chính của Vú bò là điều trị phong thấp, ho liên quan đến phế lao, đổ mồ hôi trộm, người mệt mỏi, chân tay vô lực, ăn ít nhưng chướng bụng, thủy thũng, viêm gan, hậu sản không có sữa, sa trực tràng (do táo bón, căng thẳng khi đi đại tiện hoặc sau khi sinh con).

Cách chữa sa trực tràng tại nhà
Rễ Vú bò có tác dụng kiện tỳ, hành khí, lợi thấp, hỗ trợ điều trị sa trực tràng

Các bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng từ cây vú bò như sau:

  • Táo kết: Thu nhựa mủ trắng từ cây Vú bò, trộn với bột nghệ vàng, làm thành viên hoàn, để điều trị bụng trướng đầy, đại táo kết, căng thẳng, đau đớn khi đại tiện.
  • Sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung: Dùng 30 g cây Vú bò, Hồi đầu thảo, Tô mộc, Mộc thông, Ngưu tất, mỗi vị 12 g, sắc thành thuốc dùng uống mỗi ngày một thang, liên tục trong 2 – 3 tháng.
  • Bổ tỳ ích khí: Sử dụng cây Vú bò 20 g; Thảo quả và Đậu khấu, mỗi vị đều 6g và Mộc hương 4 g, sắc thành thuốc, dùng uống. Bài thuốc có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, điều trị tình trạng đầy bụng, hay đi ngoài phân sống.

2. Rễ cây Bìm bịp trị bệnh thoát giang

Cây Bìm bịp còn gọi là mảnh cộng, là vị thuốc Nam có tính mát, vị đắng, đi vào kinh gan, mật, thường được sử dụng để điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, vàng da, viêm gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch và ung thư, bao gồm ung thư đại tràng.

Bên cạnh đó, cây Bìm bịp cũng là một vị thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng hiệu quả cao. Cây thuốc có công dụng cải thiện các biểu hiện ngứa ngáy, kích thích vùng hậu môn, đau đớn, sưng tấy và ngăn ngừa sa trực tràng. Theo thống kê, sử dụng cây Bìm bịp liên tục trong 1 – 2 tháng có thể hỗ trợ phục hồi tổn thương ở trực tràng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Cách sử dụng cây Bìm bịp chữa bệnh sa trực tràng như sau:

  • Nấu nước trà Bìm bịp: Sử dụng 40 g Bìm bịp khô, rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa cùng 500 ml nước sạch trong 10 – 15 phút. Dùng nước Bìm bịp như trà, uống trong ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Ngâm rượu cây Bìm bịp: Sử dụng 50 g cây Bìm bịp, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành các đoạn nhỏ, sao vàng, cho vào bình thủy tinh cùng 500 ml rượu nếp trắng. Để bình rượu tại nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và độ ẩm cao, sau 3 tháng là có thể sử dụng.

3. Bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng từ Mướp hương

Mướp hương còn được gọi là mướp ta hay ty qua, là vị thuốc Nam có tính mát, vị ngọt, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, chống co thắt, thông kinh lạc và cầm máu. Bên cạnh đó, mướp hương cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý đường ruột và tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh trĩ, đi ngoài ra, máu, viêm đại tràng, sa trực tràng và hỗ trợ thu nhỏ các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn.

Thuốc trị sa trực tràng
Mướp hương được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa áp lực lên đại tràng

Vị thuốc Nam Mướp hương chứa rất nhiều nước, beta-caroten, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi và nhiều dưỡng chất khác, có thể hỗ trợ phục hồi các tổn thương, kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến chứng sa trực tràng, chẳng hạn như đau rát, sưng tấy, nhiễm trùng, hậu môn nhiều chất nhầy cũng như giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn.

Các bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng từ Mướp hương bao gồm:

  • Dùng 5 – 10 g Mướp hương già, giữ lớp vỏ bên ngoài, đốt cháy, tán nhuyễn, dùng uống 2 lần / ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 7 ngày để cải thiện các triệu chứng.
  • Dùng 3 g xơ Mướp hương đã già, nướng với lửa nhỏ. Lại dùng 20 g lá Khổ sâm, rửa sạch. Cho xơ Mướp và lá Khổ sâm vào ấm cùng 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút đến khi còn 500 ml thì chia thành 3 lần dùng uống trong ngày.

4. Dây Mấu chữa bệnh sa trực tràng

Dây Mấu hay dâu máu, dây sót, dây gắm sót, vương tôn, là một loại dây leo, thường phát triển trên các cây to 10 – 12 mét, phân bố hoang dã tại các vùng rừng núi lạnh, chẳng hạn như Sa Pa, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây. Y học cổ truyền thường sử dụng dây Mấu sắc làm thuốc điều trị các bệnh lý ngộ độc, điều trị sốt rét, khí huyết hư, co thể suy nhược, đau dạ dày, viêm đại tràng, phụ nữ sau sinh bị sa trực tràng, da dẻ xấu, kém sắc.

Bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng từ dây Mấu bao gồm:

  • Dùng dây Mấu 16 g, Ích mẫu 12 g, Ngưu kinh 10 g, Nghệ vàng 6 g, sắc cùng 3 chén nước đến khi thu được 1 chén thì lọc lấy nước, bỏ bả, dùng uống. Mỗi ngày sử dụng 1 tháng thuốc để tăng cường khí huyết, hỗ trợ phục hồi chức năng đại trực tràng.
  • Dùng 10 g dây Mấu rửa sạch, để ráo nước, đun cùng 1 lít nước, dùng uống khi còn ấm để thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc, làm co trực tràng và phục hồi sức khỏe.

5. Bài thuốc Nam từ cây Ngái chữa sa trực tràng

Cây Ngái còn được gọi là sung dại, sung ngái, sung rừng, dã vô hoa, mạy mọt, thuộc họ Dâu tằm Moraceae. Trong dân gian, cây Ngái thường được sử dụng để làm thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng, bệnh trĩ sa, lòi dom. Tác dụng chính của dược liệu là thanh nhiệt, giả độc, thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ ngon và cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa.

Cách dùng cây Ngái chữa sa trực tràng như sau:

  • Thuốc uống: Sử dụng 50 lá cây Ngái, rửa sạch, phơi khô, sắc với 1 lít nước đến khi còn ⅓ thì chia thành 3 phần, dùng uống trong ngày.
  • Xông hơi: Dùng một miếng Nghệ nhỏ, lá Ngái, lá Lốt, cây Cúc tần, rửa sạch, đun với 2 lít nước để khi sôi thì hạ lửa, đun thêm 10 phút. Sau đó lọc lấy nước dùng để xông hơi hậu môn.

Kiên trì áp dụng bài thuốc mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sưng, đau hậu môn và hỗ trợ làm co trực tràng.

6. Rau sam điều trị sa trực tràng

Rau Sam là một loại thực vật thân cỏ, có thân đỏ tía, mọc bò, chiều dài trung bình từ 10 – 30 cm, thường được sử dụng để làm rau và dược liệu. Theo Đông y, rau Sam có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ kháng khuẩn, thanh nhiệt, thường dùng để điều trị viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa, đầy bụng, ăn không tiêu, viêm đường tiết niệu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Sa trực tràng và trĩ
Rau Sam có thể hỗ trợ điều trị đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón và áp lực lên đại trực tràng khi đi đại tiện

Bên cạnh đó, rau Sam có tính hàn, vị chua, không độc, do đó cũng được sử dụng như một vị thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ. Đồng thời, rau Sam cũng giúp làm lành vết thương, chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa lở loét, táo bón và hỗ trợ phòng ngừa các loại vi khuẩn có hại gây tổn thương trực tràng.

Cách dùng cây rau Sam chữa sa trực tràng như sau:

  • Dùng 50 g rau Sam nấu với 0.5 lít nước, lọc lấy nước, bỏ bã, dùng để thoa rửa hậu môn, búi trĩ và giúp co trực tràng.
  • Dùng 50 g rau Sam, 10 g vỏ quýt vàng, 15 g Hoàng kỳ, 10 g Sài hồ, 10 g Đương quy và 5 g Cam thảo, đun cùng 1.5 lít nước, đến khi còn 0.5 lít thì chia thành 5 phần, dùng uống trong ngày.

Bài thuốc Nam từ rau Sam có thể hỗ trợ ích khí, bổ tỳ, cải thiện thân nhiệt, thanh lọc cơ thể, tránh được tình trạng tắc nghẽn đường ruột, từ đó ngăn ngừa táo bón, sa trực tràng và đau nhức hậu môn.

7. Bài thuốc Nam từ hoa Cam đắng trị sa trực tràng

Hoa Cam đắng là vị thuốc Nam có tính mát, vị đắng, quy kinh gan và dạ dày. Loại thảo dược này có tính tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện nhiều vấn đề đường ruột như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi, viêm loét dạ dày, có máu trong phân, viêm đại tràng thể táo bón hoặc các vấn để sa trực tràng, bệnh trĩ. Hoa Cam đắng cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân, điều trị các rối loạn ở gan, túi mật, các  vấn đề thận và bàng quang.

Cách dùng hoa Cam đắng điều trị sa trực tràng như sau:

  • Dùng một thìa cà phê hoa Cam đắng hãm với nước sôi trong 10 phút, dùng uống như trà.
  • Dùng 20 g hoa Cam đắng, Chỉ thực 20 g, Bồ kết 20 g, tán khô, hòa với mật làm thành viên hoàn, kích thước cỡ hạt ngô. Mỗi ngày dùng uống 10 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng hoa Cam đắng:

  • Dược liệu có chứa thành phần làm tăng nhịp tim và huyết áp, do đó không được sử dụng kết hợp với caffeine, người có tiền sử huyết áp cao hoặc bệnh tim.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không sử dụng sản phẩm nếu không nhận được sự hướng dẫn của thầy thuốc.

8. Chỉ xác chữa sa trực tràng

Chỉ xác là trái già của quả Trấp, còn được gọi là Đường quất, Thương xác, Đổng đình nô lệ. Dược liệu có tính mát, vị đắng, hơi hăng, chua nhẹ, quy về kinh Tỳ, Đại tràng, Dạ dày thường được sử dụng để điều trị táo bón, tiêu thực, thư trường vị, tả khí, tan đờm, dẫn khí xuống đường đại tiện, thông tiên bí, cải thiện chứng lòi dòm, thoát giang (sa trực tràng).

Vị thuốc Chỉ xác được sử dụng dưới dạng sấy khô, tán thành bột mịn, nấu thành cao hoặc hãm lấy nước uống. Công dụng chính là làm tan các chất kết lưu ở đường ruột, yên dạ dày, điều trị các vấn đề tiêu hóa, đau dạ dày.

chữa sa trực tràng bằng thuốc nam
Chỉ xác được sử dụng để điều trị táo bón, đau hậu môn, bệnh trĩ và sa trực tràng

Các bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng từ Chỉ xác như sau:

  • Tán Chỉ xác thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Mỗi lần dùng 4 – 8 g bột pha với 250 ml nước ấm, dùng uống một lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Dùng 20 g Chỉ xác nâu cùng 1 lít nước trong 30 phút với lửa nhỏ. Để nước thuốc còn ấm, dùng để ngâm hậu môn để trực tràng bị sa thu vào bên trong.
  • Dùng 5 g Chỉ xác, 2 g Nhân sâm, 5 g Mạch môn đông, rửa sạch, sắc vùng 400 ml nước đến khi thu được 100 ml thì lọc lấy nước thuốc, bỏ bả, chia thành 2 lần dùng uống trong ngày để điều trị táo bón, đại tiện đau, bệnh trĩ, sa trực tràng.

9. Thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng từ Thạch lựu bì

Thạch lựu bì là vị thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Dược liệu có tính ấm, vị chua, quy về Thân, Đại tràng và Dạ dày, có tác dụng chỉ huyết, chỉ tả, chủ trị chứng lỵ kéo dài, tả lâu ngày, bụng đau do nhiễm giun sán, sa trực tràng, sa tử cung, lòi dom hoặc cso máu trong phân.

Bên cạnh đó, Thạch lựu bì và thân rễ Thạch lựu cũng có tác dụng trừ sán, điều trị đau bụng do nhiễm khuẩn, làm săn niêm mạc ruột, cầm máu, hoạt tả, điều trị chứng lỵ mãn tính, băng lâu và đới hạ.

Các bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng từ Thạch lựu bì bao gồm:

  • Thạch lựu bì tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 10 – 12 g bột thuốc hòa với nước cơm, dùng uống.
  • Dùng 30 g Thạch lưu bì và 10 g Phèn chua, sắc lấy nước, dùng để ngâm rửa hậu môn mỗi ngày.
  • Dùng 50 – 100 g Thạch lựu bì, sắc lấy nước dùng để xông giang môn, giúp co thắt trực tràng.
  • Dùng Thiến thảo và Thạch lựu bì, mỗi vị 10 g cùng với 1 chén rượu nhỏ, sắc thành thuốc, dùng uống hết trong ngày.

Các bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng có thể giúp giảm đau, tiêu viêm, chống ngứa cũng như phục hồi các chức năng bình thường ở trực tràng – hậu môn. Điều quan trọng là áp dụng bài thuốc đúng cách và kiên trì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn, chẳng hạn như ngộ độc hoặc khi các triệu chứng sa trực tràng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc hoặc đến bệnh viện để được xử lý phù hợp nhất.

Lời khuyên cho bệnh nhân sa trực tràng

Mặc dù các bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng có thể cải thiện cảm giác khó chịu, đau đớn, tuy nhiên người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp để ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Dưới đây là một số lời khuyên và mẹo giảm đau cho người sa trực tràng:

  • Tăng lượng nước và chất xơ hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón, khó đi đại tiện, từ đó cải thiện các triệu chứng sa trực tràng.
  • Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng với nước ấm, không sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa gây kích ứng khác. Khi vệ sinh cần nhẹ nhàng, tránh gây kích ứng và tổn thương hậu môn.
  • Mặc đồ lót thoáng khí, chẳng hạn như các loại quần lót làm từ cotton hoặc vải hút ẩm.
  • Không sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ ở hậu môn mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu giao hợp qua đường hậu môn, hãy sử dụng bao cao su và chất bôi trơn. Không đưa bất cứ vật lạ nào vào trực tràng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Sa trực tràng có thể gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị và có kế hoạch phòng ngừa phù hợp. Bên cạnh các loại thuốc Tây y hoặc phẫu thuật, người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc Đông y hoặc bài thuốc Nam chữa bệnh sa trực tràng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Các bài thuốc Nam cần một thời gian nhất định để đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn. Ngoài ra, tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố kích thích sa trực tràng để có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 11:54 am , 12/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc