TOP 10 Thuốc Trị Đau Dạ Dày Tốt và Phổ Biến Nhất

Sử dụng thuốc trị đau dạ dày là phương pháp điều trị nội khoa được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân. Tùy theo mức độ đau, nguyên nhân và triệu chứng đi kém, bác sĩ có thể kê đơn nhiều loại thuốc kết hợp. Được sử dụng phổ biến nhất là 10 loại thuốc dưới đây.

Top 10 thuốc trị đau dạ dày phổ biến

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày bao gồm nhiều loại như thuốc kháng axit, thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh… Chúng có những tác dụng khác nhau nhưng đều góp phần xoa dịu cơn đau dạ dày, loại bỏ các nguyên nhân cơ bản và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương ở lớp niêm mạc.

1. Thuốc chữa đau dạ dày Omeprazol

Giá tham khảo: Khoảng 36.000 đồng/hộp 20 viên

Omeprazol là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày. Loại thuốc này nằm trong nhóm các thuốc ức chế bơm proton (PPI). Khi được sử dụng, thuốc Omeprazol sẽ phát huy tác dụng bằng cách giảm tiết axit dạ dày, qua đó ngăn chặn không cho vết loét bên trong niêm mạc tiếp tục ăn sâu, lan rộng, đồng thời cải thiện tình trạng đau và các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày.

Thuốc trị đau dạ dày Omeprazol
Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm đau dạ dày liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hay viêm loét dạ dày tá tràng

Với những tác dụng trên, thuốc Omeprazol thường được bác sĩ kê đơn để điều trị triệu chứng đau dạ dày do mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày do vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này người bệnh nên thận trọng dùng đúng liều lượng được khuyến cáo để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn, chẳng hạn như đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở. Chống chỉ định dùng thuốc Omeprazol trị đau dạ dày cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách sử dụng thuốc:

  • Liều dùng cho người lớn: Uống 20mg/lần/ngày. Dùng thuốc với nước ấm sau khi ăn no.
  • Liều dùng cho trẻ em: Trẻ >20kg uống 20mg/lần/ngày. Trẻ 10 – 20kg uống 10mg/lần/ngày. Trẻ 5 – 10kg uống 5mg/lần/ngày.

2. Thuốc Yumangel chữa đau dạ dày

Giá tham khảo: 90.000 đồng/hộp

Yumangel ( hay thuốc dạ dày chữ Y) là một loại thuốc đau dạ dày dạng sữa có tác dụng kháng axit. Chứa thành phần chính là Almagate, thuốc có khả năng giảm tiết axit nên giúp cải thiện đáng kể cơn đau và giảm thiểu tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Đôi khi, thuốc Yumangel còn được sử dụng với mục đích điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá trào, trào ngược axit dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ chua. Khi sử dụng, thuốc cũng tạo ra một lớp màng nhầy che phủ, bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày để tổn thương được chữa lành nhanh hơn.

Thuốc trị đau dạ dày Yumangel có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn. Tuy nhiên, những phản ứng trên thường không quá nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm dần khi bạn ngưng uống thuốc.

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần uống 1 gói (15ml) x 4 lần/ngày
  • Thời điểm uống thuốc là trước khi ăn các bữa chính khoảng 1 tiếng và lần cuối cùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3. Thuốc kháng sinh trị đau dạ dày

Nhóm thuốc kháng sinh thường chỉ được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, không có tác dụng với virus.

Thuốc trị đau dạ dày Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị đau dạ dày bao gồm:

  • Thuốc Amoxicillin
  • Thuốc Levofloxacin
  • Thuốc Tinidazole
  • Thuốc Tetracycline…

Liều dùng thuốc có thể được bác sĩ cân nhắc dựa trên tuổi tác, cân nặng của mỗi bệnh nhân. Người bệnh nên uống thuốc đủ liệu trình theo phác đồ của bác sĩ để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc kháng sinh cùng nhiều tác dụng phụ khác.

4. Thuốc điều trị đau dạ dày Phosphalugel

Giá tham khảo: 100.000 đồng/hộp x 6 gói

Phosphalugel ( hay thuốc dạ dày chữ P) được sản xuất tại Pháp. Thuốc có dạng hỗn dịch màu trắng sữa khá dễ uống.

Thuốc Phosphalugel được bào chế từ Aluminum phosphate kết hợp với một số thành phần khác như Canxi sulphate dihydrate, Kali sorbate, tá dược. Thuốc có tác dụng giảm đau dạ dày bằng cách tạo ra lớp màng mỏng che phủ vùng niêm mạc dạ dày, giảm thiểu tác hại của axit cùng virus, vi khuẩn tới dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho tổn thương bên trong nhanh hồi phục.

Phosphalugel được sử dụng để điều trị triệu chứng đau dạ dày liên quan đến các bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Trào ngược axit dạ dày
  • Chướng bụng, ợ chua…

Cách sử dụng:

  • Người lớn mỗi lần uống 1 gói x 2 – 3 lần/ngày
  • Nuốt trực tiếp hoặc pha loãng với một ít nước đun sôi để nguội trước khi sử dụng.
  • Không dùng thuốc liên tục quá 7 ngày mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Chống chỉ định cho bà bầu, phụ nữ cho con bú, người có vấn đề về thận.

5. Thuốc trị đau dạ dày Gaviscon

Giá tham khảo: Dạng hỗn dịch 135.000 đồng/ hộp 24 gói hoặc 65.000 đồng/ hộp x 16 viên nén nhai.

Thuốc Gaviscon được bào chế dưới dạng hỗn dịch hoặc viên nén nhai. Thuốc được nhập khẩu tại Anh và đang được phân phối rộng rãi tại các tiệm thuốc Tây trong nhiều năm qua.

Chứa các thành phần chính gồm natri alginate kết hợp với natri bicarbonate và calci carbonate, thuốc Gaviscon có tác dụng xoa dịu cơn đau dạ dày, giảm tiết axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc còn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày thực quản…

thuốc chữa đau dạ dày Gaviscon
thuốc trị đau dạ dày Gaviscon được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống hoặc viên nhai

Cách sử dụng:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Mỗi lần dùng 2 – 4 viên ( hoặc 1 – 2 gói) x 4 lần/ngày.
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Liều dùng bằng 1/2 so với người lớn.
  • Trẻ từ 0 – dưới 6 tuổi: Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

6. Thuốc chữa đau dạ dày Gastropulgite

Giá tham khảo: 120.000 đồng/hộp x 30 gói

Tiếp theo trong danh sách các loại thuốc trị đau dạ dày đang được sử dụng phổ biến hiện nay là Gastropulgite. Thuốc có dạng bột pha uống được chỉ định cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người trưởng thành.

Thuốc Gastropulgite được bào chế từ các thành phần gồm Attapulgite kết hợp cùng Aluminum hydroxide khan và Magnesium carbonate khan. Thuốc có công dụng tích cực trong việc cầm máu tại chỗ, bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit, qua đó giảm đau đớn cho người bệnh. Chính vì vậy, Gastropulgite thường được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay trào ngược axit.

Chống chỉ định Gastropulgite cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người đang cho con bú
  • Người có vấn đề về thận
  • Táo bón kéo dài
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
  • Người làm việc cần sự tập trung cao.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ 3 – 12 tuổi: Mỗi lần dùng 1/3 gói x 2 – 3 lần/ngày tùy theo tình trạng đau dạ dày.
  • Trẻ > 12 tuổi và người lớn: Ngày dùng 2 – 4 gói.
  • Hòa tan thuốc với một ít nước đun sôi để nguội trước khi uống.

7. Thuốc Pepsane trị đau dạ dày

Giá tham khảo: 146.000 đồng/1 hộp x 30 gói.

Trong đơn thuốc điều trị đau dạ dày của một số bệnh nhân thường có thuốc Pepsane. Đây là dược phẩm của công ty Rosa-Phytopharma Laboratoires, Pháp.

Mỗi gói 10g chứa các thành phần gồm Guaiazulene và Dimethicone. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa tiết axit dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Thuốc Pepsane trị đau dạ dày
Thuốc Pepsane trị đau dạ dày được nhập khẩu tại Pháp

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần uống 1 – 2 gói x 2 – 3 lần/ngày
  • Hòa tan với nước trước khi uống.

8. Thuốc dạ dày Trimafort

Giá tham khảo: 110.000 đồng/hộp x 20 gói.

Thuốc trị đau dạ dày Trimafort được sản xuất tại Hàn Quốc. Thuốc chứa các thành phần gồm Magnesium Hydroxide phối hợp với Simethicone 30% emulsion và Aluminium Hydroxide Gel.

Ngoài tác dụng giảm đau dạ dày, thuốc Trimafort còn có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày bằng cách giảm tiết axit trong dịch vị. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như khó đi cầu, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi hoặc khó chịu trong người, khô miệng…

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần uống 1 gói x 3 lần/ngày.
  • Sử dụng thuốc trước các bữa ăn chính.

9. Thuốc Ranitan 300mg chữa đau dạ dày

Giá tham khảo: Khoảng 600.000 đồng/hộp x 240 viên

Ranitan 300mg được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm OPV , Việt Nam. Thuốc có dạng viên nén bao phim thường được chỉ định trong điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay trào ngược axit.

Chứa thành phần chính là hoạt chất ranitan, thuốc hoạt động dựa trên cơ chế giảm tiết axit dạ dày, giảm thiểu tổn thương cho vùng niêm mạc. Một số trường hợp có thể bị dị ứng da, nổi mẩn đỏ ngứa da, rối loạn men gan hoặc nhức đầu sau khi uống thuốc. Nếu gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy báo ngay cho bác sĩ biết.

Thuốc Ranitan 300mg trị đau dạ dày
Thuốc Ranitan 300mg có tác dụng giảm tiết axit, xoa dịu cơn đau dạ dày

Cách sử dụng:

  • Ngày uống 1 viên 300mg
  • Dùng thuốc trước khi đi ngủ. Có thể chia uống 2 lần trong ngày.
  • Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4 – 6 tuần tùy theo tình trạng bệnh.

10. Thuốc Prilosec OTC điều trị đau dạ dày

Giá tham khảo: 520.000 đồng/ hộp x 140 viên.

Prilosec OTC được xếp vào nhóm thuốc ức chế bơm proton. Thuốc được sản xuất tại Mỹ dưới dạng viên nén. Mỗi viên chứa thành phần Omeprazole kết hợp với muối magnesium.

Thuốc trị đau dạ dày Prilosec OTC có công dụng chính là giảm tiết axit dạ dày. Khi được hấp thụ, các thành phần trong thuốc có thể giúp ngăn chặn các cơn trào ngược axit, ức chế sự lan rộng của vết loét bên trong niêm mạc dạ dày, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – thực quản.

Cách sử dụng: 

  • Đau dạ dày do viêm loét dạ dày: Uống 40mg/lần/ngày.
  • Đau dạ dày do trào ngược axit: Uống 20mg/lần/ngày.
  • Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ 4 – 8 tuần.

Nguyên tắc cần nhớ khi dùng thuốc chữa đau dạ dày

Để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi dùng thuốc trị đau dạ dày bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:

  • Chỉ dùng thuốc sau khi đã trải qua thăm khám và được bác sĩ kê đơn
  • Uống thuốc đúng liều, đủ liệu trình. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là thuốc kháng sinh.
  • Không dùng lại đơn thuốc cũ hoặc tự điều trị theo đơn của bệnh nhân có cùng triệu chứng. Sau khi kết thúc đợt điều trị, bệnh nhân nên tái khám để bác sĩ theo dõi được sự tiến triển của bệnh, đánh giá kết quả và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
  • Ngoài thuốc Tây, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Nam, thuốc Đông y hay áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian trị bệnh. Tuy nhiên cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Ngoài việc tích cực dùng thuốc trị đau dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, tránh căng thẳng, ăn uống đúng giờ và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp tổn thương bên trong nhanh lành. Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày nhanh hơn.

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:22 am , 26/05/2023

Bài viết nhiều người đọc