10 Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Tốt, An Toàn (Uống + Bôi)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do đó, phải lựa chọn loại thuốc an toàn và phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Khi nào dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) cho biết mề đay (mày đay) là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi – đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Trẻ em có thể bị nổi mày đay do dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc, tiếp xúc với mủ thực vật, bị côn trùng cắn, chà xát mạnh lên da, tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Do hệ miễn dịch của trẻ khá nhạy cảm nên mề đay thường bùng phát đột ngột, có xu hướng lan tỏa khắp cơ thể và gây ngứa ngáy nhiều.

Mày đay là phản ứng của da khi hệ miễn dịch phóng thích histamine và các chất trung gian hóa học vào trung bì. Thông thường, phản ứng này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn nên hầu hết trường hợp nổi mề đay đều tự biến mất chỉ sau vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, mề đay cũng có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng.

thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc nếu mề đay gây ngứa ngáy nhiều và không tự thuyên giảm sau vài giờ

Nổi mề đay được đánh giá là bệnh da liễu lành tính. Tuy nhiên, bệnh lý này khiến da nổi các mảng, sẩn kèm theo ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy, mẹ nên xem xét cho trẻ sử dụng thuốc điều trị mề đay trong những trường hợp sau:

  • Trẻ bị ngứa ngáy, bứt rứt do nổi mề đay
  • Mề đay gây ngứa da, sưng mi mắt, sưng môi, ngứa họng và ngứa mũi
  • Mày đay đi kèm với sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa cổ họng
  • Mề đay kéo dài hơn vài giờ đồng hồ
  • Các mẩn đỏ, mề đay xuất hiện trên diện rộng khiến trẻ ngại ngùng khi đi học, gặp gỡ và giao tiếp với bạn bè

Mề đay đôi khi là biểu hiện của sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng đe dọa đến tính mạng). Để tránh những tình huống đáng tiếc, mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, đau quặn bụng, tiêu chảy, đau đầu, choáng váng, đánh trống ngực,…

10 Loại thuốc bôi, uống trị mề đay cho trẻ em an toàn

Sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay. Tuy nhiên, lương y Tuấn cảnh báo trẻ em có thể gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc. Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn loại thuốc an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Dưới đây là 10 loại thuốc trị mề đay cho trẻ em an toàn được sử dụng phổ biến:

1. Thuốc bôi Phenergan trị mề đay cho trẻ

Thuốc bôi Phenergan được sử dụng trong trường hợp da nổi các sẩn, mảng do dị ứng, kích ứng, côn trùng cắn,… Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ sử dụng loại thuốc này để giảm ngứa do nổi mề đay gây ra. Phenergan được bào chế ở dạng bôi ngoài nên sẽ thích hợp với những trường hợp nổi mề đay khu trú ở phạm vi nhỏ.

Hoạt chất chính của thuốc là Promethazin 0.2g – chất kháng histamine H1. Thông qua cơ chế ngăn giải phóng histamine vào da, thuốc sẽ giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm, sưng do mề đay mẩn ngứa gây ra. Sau vài ngày sử dụng, tình trạng nổi mề đay ở trẻ em sẽ thuyên giảm rõ rệt.

thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em
Thuốc bôi Phenergan được sử dụng để giảm ngứa do nổi mề đay, côn trùng cắn, dị ứng thời tiết,…

Tuy nhiên, cần tránh dùng thuốc Phenergan cho trẻ dưới 2 tuổi, không dùng lên vùng da có vết thương thương hở, bị nhiễm trùng và bị chàm (eczema). Thuốc chỉ có tác dụng giảm ngứa ngáy tại chỗ. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ cách ly với yếu tố căn nguyên để kiểm soát mề đay hoàn toàn.

Thuốc bôi Phenergan và các loại thuốc kháng histamine H1 tại chỗ có thể gây dị ứng, kích ứng. Do đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi dùng thuốc cho bé. Nếu mức độ ngứa không đáng kể, có thể thực hiện một số cách chữa nổi mề đay cho trẻ tại nhà.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Vệ sinh vùng da cần thoa thuốc và lau khô
  • Sau đó, dùng một lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên da thành một lớp mỏng
  • Ngày sử dụng từ 3 – 4 lần để giảm ngứa ngáy và cảm giác khó chịu

Giá bán tham khảo:

  • Kem bôi Phenergan có giá 15 – 20.000 đồng/ tuýp 10g

2. Kem bôi trị mề đay mẩn ngứa Rokoito

Trong trường hợp trẻ bị nổi mề đay, mẩn ngứa do muỗi và các loại côn trùng đốt, mẹ có thể cho trẻ sử dụng kem bôi Rokoito để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Thuốc có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và giúp da hết sưng viêm chỉ trong một thời gian ngắn.

Kem bôi Rokoito chứa thành phần chính là Hydrocortisone có tác dụng kháng viêm. Thành phần này được sử dụng với hàm lượng thấp nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa tác dụng phụ. Sau khi thoa thuốc lên da khoảng 1 – 2 ngày, các nốt sẩn và mảng do mề đay gây ra sẽ giảm đi đáng kể.

thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em
Kem bôi Rokoito có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa ngáy do mề đay, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,…

Do có chứa Hydrocortisone (một loại corticoid dạng bôi ngoài) nên cần tránh dùng thuốc trong thời gian dài. Ngoài ra khi sử dụng, chỉ nên dùng một lượng vừa đủ và thoa nhẹ nhàng lên da để tránh thuốc hấp thu toàn thân. Loại thuốc này không chỉ được dùng để điều trị nổi mề đay mà còn có thể sử dụng trong điều trị các bệnh viêm da thường gặp.

Hướng dẫn sử dụng kem bôi Rokoito:

  • Vệ sinh tay và vùng da cần thoa thuốc
  • Sử dụng một lượng kem vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên da
  • Dùng 2 – 4 lần/ ngày trong khoảng vài ngày
  • Sản phẩm có thể dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng trên vùng da có vết thương hở và đang chảy nước, rỉ dịch

Giá bán tham khảo:

  • Kem bôi Rokoito trị mề đay, mẩn ngứa do côn trùng cắn có giá 120 – 140.000 đồng/ tuýp

3. Kem bôi hỗ trợ giảm mẩn ngứa Kutieskin

Ngoài các loại thuốc bôi điều trị mề đay cho trẻ, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng các loại kem bôi hỗ trợ. Các sản phẩm này có công thức an toàn, lành tính nên hầu như không gây ra tác dụng phụ khi dùng. Trong đó, Kutieskin là kem bôi giảm mề đay được nhiều phụ huynh lựa chọn nhất.

Công thức của sản phẩm là sự kết hợp giữa bơ hạt mỡ và chiết xuất yến mạch. Nhờ thành phần là các nguyên liệu tự nhiên, kem bôi Kutieskin có tác dụng làm dịu da, dưỡng ẩm và giảm ngứa ngáy, sưng đỏ. Khi trẻ bị nổi mề đay, mẹ có cho bé dùng sản phẩm 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng.

thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em
Kem bôi Kutieskin có tác dụng giảm ngứa và làm dịu vùng da bị nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban,…

Kem bôi Kutieskin còn được khuyên dùng cho trẻ bị rôm sảy, hăm da và chàm sữa. Ngoài các thành phần giảm ngứa, sản phẩm còn được bổ sung một số thành phần giúp phục hồi và củng cố hàng rào bảo vệ da như hạnh nhân, vitamin E, tinh chất nghệ trắng, chiết xuất lô hội, cam thảo, dầu quả bơ,…

Cách sử dụng kem bôi Kutieskin giảm mề đay, mẩn ngứa:

  • Sử dụng một lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên da
  • Dùng 2 – 4 lần/ ngày
  • Có thể dùng lâu dài để cải thiện sức khỏe làn da của bé và ngăn ngừa các bệnh da liễu tái phát
  • Kem bôi Kutieskin an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên mẹ có thể an tâm khi dùng cho bé. Ngoài ra, người lớn gặp phải tình trạng da khô, bong tróc, dễ dị ứng,… cũng có thể sử dụng sản phẩm này.

Giá bán tham khảo:

  • Kem bôi Kutieskin giảm mề đay, mẩn ngứa có giá 95 – 100.000 đồng/ tuýp

4. Thuốc Loratadin trị mề đay cho trẻ trên 2 tuổi

Loratadin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh dị ứng, bao gồm cả mề đay mẩn ngứa. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng như viên nhai, dung dịch và thuốc uống.

Loại thuốc này có thể dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, tiếp xúc với mủ thực vật, bị côn trùng cắn, tiếp xúc với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng cho người lớn bị nổi mề đay do các nguyên nhân khác nhau.

thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em
Thuốc Loratadin có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên bị nổi mề đay, dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng,…

Loratadin là dẫn chất piperidin có tác dụng đối kháng histamine ở thụ thể H1. Đây là nhóm thuốc thế hệ mới nên không có tác dụng an thần. Vì vậy, thuốc ít gây buồn ngủ như các loại thuốc cổ điển. Thuốc điều trị mề đay Loratadin khá an toàn cho trẻ em nhưng cần tránh sử dụng nếu bị suy gan.

Liều dùng Loratadin cho trẻ em:

  • Trẻ em từ 2 – 12 tuổi, trọng lượng trên 30kg sử dụng 10mg/ lần/ ngày. Trường hợp dưới 30 kg sử dụng 5mg/ lần/ ngày. Đối với trẻ nhỏ, nên ưu tiên dùng thuốc dạng siro để tránh tình trạng khó nuốt.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 10mg/ ngày

Khi sử dụng Loratadin điều trị nổi mề đay, lương y Tuấn cho biết trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như khô miệng và đau đầu. Hầu hết các tác dụng ngoại ý đều không quá nghiêm trọng và sẽ giảm nhanh sau khi ngưng thuốc.

5. Thuốc uống Cetirizine

Cetirizine có cơ chế tương tự thuốc Loratadin. Vì vậy, phụ huynh cũng có thể cho trẻ sử dụng loại thuốc này để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay. Thuốc Cetirizine cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa mũi, ngứa mi mắt, hắt hơi và một số triệu chứng đi kèm.

Thuốc Cetirizine được dùng để điều trị nổi mề đay cấp, mãn tính, viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc kháng histamine H1, cần tránh dùng Cetirizine vì các loại thuốc này có cùng cơ chế. Cetirizine đã được xác minh tính hiệu quả và độ an toàn đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi. Do đó, phụ huynh có thể an tâm sử dụng loại thuốc này cho trẻ.

thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em
Thuốc điều trị mề đay, dị ứng Cetirizine có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Cách sử dụng – liều lượng:

  • Dùng đường uống
  • Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: Dùng 2.5mg/ lần/ ngày, nếu cần thiết có thể dùng 2.5mg/ 2 lần/ ngày (đối với trẻ trên 12 tháng tuổi)
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Dùng 2.5mg/ 2 lần/ ngày hoặc dùng 5mg/ lần/ ngày
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Sử dụng 5 mg/ 2 lần/ ngày hoặc 10mg/ lần/ ngày

Mặc dù có cùng cơ chế với Loratadin nhưng Cetirizine có thể gây ra hiện tượng ngủ gà. Một số trẻ còn gặp phải các tác dụng phụ khác chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, nhức đầu và mệt mỏi.

6. Fexofenadine – Thuốc trị mề đay cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Fexofenadine là thuốc kháng histamine H1 thế hệ II. Thuốc có tác dụng đối kháng chọn lọc histamine ở thụ thể H1 ngoại vi. Vì vậy, loại thuốc này thường được dùng trong điều trị các bệnh dị ứng có vai trò của histamine như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm kết mạc dị ứng và viêm mũi dị ứng.

Ở liều điều trị, thuốc Fexofenadine không gây buồn ngủ hay tác động đến hệ thần kinh trung ương. Do đó, thuốc được ưu tiên sử dụng để tránh buồn ngủ quá mức trong thời gian điều trị. Thuốc trị dị ứng Fexofenadine có thể dùng cho người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em
Fexofenadine là thuốc kháng histamine H1 thế hệ II được dùng để điều trị nổi mề đay, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết,…

Fexofenadine có phạm vi chỉ định rộng và chống chỉ định với người bị dị ứng, quá mẫn với thành phần trong thuốc. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, loại thuốc này mang lại hiệu quả cao trong điều trị mề đay mãn tính vô căn.

Cách sử dụng thuốc Fexofenadine cho trẻ em:

  • Trẻ em từ 6 tháng – 2 tuổi: Sử dụng 15mg/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ từ 2 – 11 tuổi: Dùng 30mg/ 2 lần/ ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 180mg/ lần/ ngày hoặc 60mg/ 2 lần/ ngày

Không sử dụng thuốc Fexofenadine với nước trái cây. Đối với viên giải phóng chậm, cần uống lúc đói và phải nuốt trọn viên thuốc.

7. Thuốc Chlorpheniramine trị mề đay cho trẻ em

Thuốc điều trị mề đay Chlorpheniramine có thể dùng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Thuốc thuộc nhóm kháng histamine H1 và thường được dùng trong trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa, quanh năm, nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da tiếp xúc,… Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa do thủy đậu và sởi.

Chlorpheniramine là dẫn xuất của alkylamine có tác dụng phong bế cạnh tranh các thụ thể H1, từ đó ngăn hiện tượng giải phóng histamine vào da và niêm mạc. Thuốc có tác dụng an thần nhẹ nên có thể gây buồn ngủ và giảm mức độ tập trung trong thời gian sử dụng.

thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em
Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc Chlorpheniramine để cải thiện triệu chứng ngứa do mề đay gây ra

Thuốc trị mề đay Chlorpheniramine tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tháng tuổi, trẻ sinh thiếu tháng, tắc cổ bàng quang, glaucoma góc hẹp, phì đại tuyến tiền liệt và đang lên cơn hen cấp. Ngoài ta, thuốc Chlorpheniramine cũng chống chỉ định với những trường hợp dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng bằng đường uống
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Dùng 1mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 2mg/ ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 2mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 12mg/ ngày
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng 4mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ và tối đa 24mg/ ngày

Theo kinh nghiệm chữa bệnh của mình lương y Tuấn cho hay thuốc Chlorpheniramine có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, khô miệng và buồn ngủ. Hầu hết các tác dụng ngoại ý kể trên đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo với dược sĩ khi trẻ gặp phải tác dụng phụ trong thời gian dùng thuốc.

8. Siro Benadryl giảm dị ứng, mề đay cho bé

Siro Benadryl là một trong những loại thuốc điều trị mề đay cho trẻ em được sử dụng phổ biến. Thuốc được bào chế ở dạng siro có hương anh đào và vị ngọt dịu nhẹ. Thành phần chính của thuốc là Diphenhydramine HCl 12.5mg. Hoạt chất này có tác dụng đối kháng với histamine ở thụ thể H1, qua đó giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, sổ mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mi mắt,…

thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em
Siro Benadryl có tác dụng kháng dị ứng, thường được dùng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi bị dị ứng và nổi mề đay

Siro Benadryl được dùng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi gặp phải các vấn đề như nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, dị ứng thời tiết,… Loại thuốc này được sản xuất tại Mỹ và đã được FDA Hoa Kỳ công nhận về độ an toàn khi sử dụng cho trẻ. Ưu điểm của thuốc là dễ uống, không gây nôn trớ và khó chịu như các loại thuốc viên.

Hướng dẫn sử dụng Siro Benadryl:

  • Uống trực tiếp
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: Dùng 5 – 10ml/ ngày

Giá bán tham khảo:

  • Siro Benadryl trị nổi mề đay, dị ứng cho trẻ em có giá 640.000 đồng/ hộp

9. Thuốc Hydroxyzine (Atarax)

Hydroxyzine là một trong những loại thuốc điều trị mề đay thông dụng. Tương tự các loại thuốc khác, thuốc có tác dụng ức chế histamine ở thụ thể H1, từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy và giảm các nốt sẩn, mảng trên bề mặt da.

Ngoài tác dụng kháng histamine, Hydroxyzine còn có hiệu quả kháng cholinergic. Do đó, thuốc thường được dùng để điều trị mề đay Cholinergic. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên gặp phải tình trạng nổi mề đay, dị ứng và gặp phải triệu chứng buồn nôn, lo âu trong nhiều trường hợp khác nhau.

thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em
Thuốc Hydroxyzine (Atarax) thường được dùng để điều trị mề đay Cholinergic cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Cách sử dụng thuốc Hydroxyzine:

  • Dùng đường uống
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi – 6 tuổi: Sử dụng 5 – 15mg/ lần vào buổi tối. Trường hợp cần thiết có thể dùng 50mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 15 – 25mg/ lần vào buổi tối. Trường hợp nặng có thể dùng 50 – 100mg/ ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

10. Thuốc Cimetidine

Cimetidine là thuốc kháng histamine H2 với tác dụng chính là giảm tiết dịch vị và điều trị đau dạ dày. Trong một số trường hợp, thuốc có thể được dùng cho trẻ em và người lớn bị nổi mề đay.

Histamine sẽ phải đi qua thụ thể H1, H2 trước khi được phóng thích vào trung bì. Do đó, những trường hợp nổi mề đay khắp người đáp ứng kém với thuốc kháng histamine H1 sẽ được dùng kết hợp với Cimetidine để gia tăng hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng bằng đường uống
  • Trẻ em: Dùng 20 – 25mg/ kg/ 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống (tối đa 400mg/ ngày)

Lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em

Sử dụng thuốc điều trị mề đay cho trẻ giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, da nổi sẩn, mảng,… Ngoài ra, thuốc còn giúp cải thiện một số triệu chứng đi kèm như ngứa mũi, ngứa mắt, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa cổ họng.

Tuy nhiên, trẻ em dễ gặp phải các tác dụng phụ khi dùng thuốc. Do đó, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau trước khi dùng thuốc cho trẻ:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc, bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống. Đối với các loại kem bôi hỗ trợ, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ.
  • Cho trẻ sử dụng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo. Ngoài ra, nên chú ý các biểu hiện bất thường để kịp thời thông báo với nhân viên y tế.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc, có thể thực hiện các cách trị nổi mề đay tại nhà để giúp trẻ giảm ngứa ngáy và cảm giác khó chịu. Ngoài ra, các biện pháp này còn giúp đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa nhanh chóng và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
  • Cho trẻ cách ly với các yếu tố gây dị ứng, kích ứng như thức ăn gây dị ứng, nhiệt độ lạnh, nóng, các loại hóa chất, mủ thực vật, côn trùng, các loại thuốc gây dị ứng,…
  • Sức đề kháng kém là yếu tố thuận lợi để mề đay bùng phát. Do đó, mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý và khuyến khích trẻ vui chơi, tập thể dục để nâng cao hệ miễn dịch.

Trên đây là các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em được sử dụng phổ biến nhất. Trước khi dùng cho con trẻ, phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn và trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng. Ngoài ra, nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà để giảm thời gian dùng thuốc và đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Top 8 Loại Lá Tắm Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất

Các loại lá tắm điều trị mề đay được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tốt là...

bai-thuoc-dieu-tri-me-day-man-ngua-5

TOP 20+ Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện tại, thuốc trị liệu nổi mề đay có hiệu quả hàng đầu Phenergan ma thuật trị liệu mịn Hydroxyzine...

Cách Chữa Nổi Mề Đay Sau Sinh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Cách chữa nổi mề đay sau sinh gặp nhiều khó khăn hơn vì vừa phải đảm bảo sức khỏe cho...

Nổi Mề Đay Gây Sưng Môi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Có rất nhiều tình trạng nổi mề đay, trong đó nổi mề đay gây sưng môi khá phổ biến và...

Nổi Mề Đay Ở Tay Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nổi mề đay ở tay hoặc nổi mề đay ở chân là một trong những bệnh dị ứng thường gặp...