Bật Mí 7 Cách Dùng Tim Sen Trị Mất Ngủ Hiệu Quả Nên Biết

Cập nhật: 03/04/2024

Tim sen (tâm sen) từ lâu đã được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị mất ngủ, đồng thời cũng xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa mất ngủ của Đông y. Dùng tim sen trị mất ngủ là có cơ sở, tuy nhiên, khi sử dụng cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng thì mới mang lại hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là 5 cách dùng tim sen trị mất ngủ hay, được đánh giá cao về hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. 

Công dụng trị mất ngủ của tim sen

Tim sen hay tâm sen còn có tên gọi khác là liên tử tâm, đây là phần màu xanh nằm giữa hạt sen, nói cách khác, đây chính là phần mầm của hạt sen. Thường bị nhiều người bỏ đi vì quá đắng khi chế biến loại hạt này để sử dụng. Theo y học cổ truyền, tim sen vị đắng, tính hàn, quy vào tâm và thận. Đây là vị thuốc quý, nhiều công dụng được sử dụng rộng rãi trong dân gian và Đông y.

Tim sen là vị thuốc quý, thường được dân gian sử dụng để chữa mất ngủ
Tim sen là vị thuốc quý, thường được dân gian sử dụng để chữa mất ngủ

Trong Đông y, tim sen vị đắng, tính hàn, có tác dụng  thanh tâm (giải nhiệt tạng tâm), trấn kinh an thần (giúp tinh thần thư thái), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ tinh khí bền chặt), chỉ huyết (cầm máu)… Đặc biệt, tim sen được đánh giá cao bởi tác dụng an thần, có thể giúp cải thiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đánh trống ngực, tim đập nhanh, hay lo lắng, suy nghĩ, bất an dẫn đến mất ngủ. Tâm sen cũng rất tốt cho những người bị mất ngủ thể thực nhiệt, có các triệu chứng đặc trưng như khô miệng, ù tai, táo bón, chất lưỡi đỏ…Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, tim sen quả thật có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị mất ngủ. Trong tim sen có chứa các thành phần như nuciferin, liensinine, asparagine, nelumbin, quercetin, các flavonoid, isoliensinine, liensinine, hoạt chất alkaloid, chất xơ, L-Carotene, chất chống oxy hóa… Trong đó, nuciferin, liensinine, asparagin trong tim sen có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh, mang đến cảm giác thư thái, cân bằng cho cơ thể, từ đó cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, các alkaloid cũng có tác dụng an thần, gây ngủ nhẹ.Ngoài công dụng trị mất ngủ, tim sen còn mang đến các tác dụng như:

  • Chứa ancaloit isoquinoline giúp làm dịu và giãn nở mạch máu, cải thiện các triệu chứng tim đập nhanh, người bồn chồn, lo lắng, hỗ trợ kiểm soát huyết áp
  • Chứa các flavonoid và quercetin có thể cải thiện độ bền thành mao mạch, kiểm soát ngăn ngừa tình trạng chảy máu, chống xuất huyết tốt
  • Chứa liensinine và isoliensinine giúp an thần, thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng mệt mỏi, lo âu, từ đó hỗ trợ chống trầm cảm đáng kể
  • Chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và tốt hơn, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa
  • Chứa L-Carotene giúp thúc đẩy trao đổi chất, ngăn ngừa hấp thu carbs và chất béo, cải thiện tình trạng tích tụ chất béo trong cơ thể…

Hướng dẫn 7 cách chữa mất ngủ bằng tim sen đơn giản, dễ thực hiện

Thông thường để chữa mất ngủ dân gian và Đông y thường sử dụng trà tim sen để hỗ trợ điều trị. Trà tim sen có tính an thần tốt có thể chỉ dùng một nguyên liệu là tâm sen hoặc kết hợp với các thảo dược, dược liệu khác như lá vông, hoa nhài, kỷ tử, hạt muồng, mạch môn, hoa cúc, mật ong… đều được. Tuy nhiên, mặc dù được xem là vị thuốc có tác dụng tốt với sức khỏe, tuy nhiên, chúng ta phải dùng đúng cách, đúng liều lượng thì dược liệu này mới phát huy tối đa hiệu quả.Sau đây là một số cách chữa mất ngủ bằng tim sen đơn giản, an toàn, tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

1. Cách dùng trà tim sen chữa mất ngủ

Trà tim sen hay trà tâm sen là loại trà được pha chế bởi phần mầm xanh nằm trong hạt sen, có chứa các chất như asparagine, nuciferin, nelumbin, liensinine… Có thể an thần, cải thiện giấc ngủ, cải thiện các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ. Đây được xem là cách sử dụng tim sen đơn giản, dễ áp dụng nhất cho những người bị mất ngủ.Nguyên liệu: 

  • 3g tim sen
  • Nước

Cách pha trà tim sen trị mất ngủ:

  • Dùng tim sen khô hoặc lấy tâm sen tươi đem sao khô để loại bỏ độc tố trong tim sen
  • Sau khi tim sen đã được sao khô thì cho vào bình kín, ấm trà chuyên dụng, hãm với nước sôi trong 15 phút
  • Khi thấy tim sen chìm xuống đáy bình thì có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.

2. Cách chữa mất ngủ với tim sen, hoa nhài tươi, lá vông, táo nhân

Bên cạnh tim sen, táo nhân, lá vông, hoa nhài tươi đều là những thảo dược có tác dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ được nhiều người biết đến và sử dụng. Trong đó, lá vông nem vị đắng nhạt, tính bình, hơi chát, có tác dụng hạ nhiệt, hạ huyết áp, làm an thần, hỗ trợ ức chế hệ thần kinh trung ương và gây ngủ, thường được dân gian sử dụng để chữa khó ngủ, trằn trọc.Hoa nhài vị đắng, tính bình hơi hàn, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi thấp, thanh nhiệt.. Hoa nhài có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, có thể giúp giải tỏa căng thẳng, xua tan cảm giác mệt mỏi, chán nản, giảm lo âu, muộn phiền và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Còn táo nhân là nhân hạt của quả táo chua chín già được phơi khô, có vị ngọt, tính bình, nổi tiếng với tác dụng bổ âm liễm hãn, an thần. Có thể hỗ trợ điều trị tim đập nhanh, hồi hộp mất ngủ, cơ thể hư nhược ra nhiều mồ hôi.

Nguyên liệu:

  • 5g tim sen
  • 10g táo nhân
  • 10g hoa nhài tươi
  • 20g lá vông

Cách thực hiện: 

  • Tim sen rửa sạch, táo nhân sao đen đập dập, lá vông nem đem sấy khô rồi tán thành bột
  • Bạn lấy ấm trà chuyên dụng, tráng qua với nước nóng, cho tim sen, lá vông nem và táo nhân vào hãm với 1 lít nước
  • Đến khi nước trà chuyển màu (sau khoảng 15 – 20 phút) thì cho hoa nhài tươi vào hãm thêm 5 phút
  • Dùng nước này uống nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả, mỗi ngày chỉ dùng với liều lượng nhất định, tuyệt đối không lạm dụng.

Lưu ý: Táo nhân không dùng cho người bị tiêu chảy, nhiều đờm, khí uất hóa hỏa, mộng tinh… Với lá vông nem, một người một ngày không được dùng quá 10 – 15 lá vông vì loại lá này có chứa alcaloid, có độc tính nhẹ, nếu dùng quá nhiều hoặc sắc nước từ lá vông quá đặc sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, nguy hiểm. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì nó làm giảm khả năng hấp thu acid folic, có chứa cafein không tốt cho thai nhi.

3. Cách dùng tim sen trị mất ngủ, khó ngủ, tâm phiền

Tim sen có thể kết hợp với các thảo dược khác như mạch môn, hạt muồng. Đây là bài thuốc phù hợp cho những người bị mất ngủ, khó ngủ do tâm trạng lo âu, hay muộn phiền, người thường xuyên bị lo lắng, hồi hộp, bất an. Ở bài thuốc này, mạch môn còn gọi là mạch đông, cỏ lan, tóc tiên, lan tiên… thường mọc hoang và trồng ở nhiều nơi. Bộ phận sử dụng là phần rễ củ, có thịt mềm dai, bên trong có lõi cứng nhỏ. Được thu hái , phơi khô hoặc sấy nhẹ để dùng. Có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, nổi tiếng với tác dụng an thần, giải độc, bổ phế, thanh nhiệt, lợi tiểu, ích tinh.Trong khi đó, hạt muồng là hạt của cây muồng, còn gọi là thảo quyết minh có thân nhỏ, lá kép, hoa màu vàng, hạt màu nâu nhạt hoặc xanh nâu, bóng. Theo Đông y, hạt muồng chưa sơ chế có vị nhạt, tính bình, khi đã khô có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính hàn, nổi tiếng với tác dụng mát gan, an thần, giáng hỏa, hạ huyết áp. Hạt muồng hoàn toàn có thể kết hợp với mạch môn và tâm sen chữa mất ngủ.Nguyên liệu: 

  • 15g hạt muồng muồng
  • 6g tim sen
  • 15g mạch môn (củ rễ)

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch và sơ chế các dược liệu, trong đó tim sen bạn đem đi sao khô, phần rễ củ mạch môn đem bỏ lõi cứng, giã dập
  • Cho các dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc chuyên dụng hoặc nồi, sắc lấy nước, uống hết trong ngày.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các dược liệu trên với liều lượng hướng dẫn, đã đề cập như trên, tuyệt đối không sử dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Trong quá trình sử dụng, cần hạn chế, tốt nhất là nên kiêng nước chè đặc, cà phê. Ngoài ra, không dùng cho người bị tiêu chảy, phế và vị có nhiệt bên trong, người tỳ vị hư hàn.

4. Cách dùng tim sen trị mất ngủ do bốc hỏa, nóng trong

Để trị mất ngủ do bốc hỏa, nóng trong, tiểu ít người ta sử dụng tim sen kết hợp với cam thảo. Để chữa mất ngủ trong trường hợp này, thì nguyên tắc là phải thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể kết hợp với định tâm, an thần. Ở bài thuốc này, cam thảo vị ngọt, tính bình, nổi tiếng với tác dụng giải độc, bổ tỳ vị, nhuận phế, có thể kết hợp với tim sen chữa mất ngủ.

Tim sen, cam thảo giúp chữa mất ngủ do nóng trong, bốc hỏa, tiểu ít
Tim sen, cam thảo giúp chữa mất ngủ do nóng trong, bốc hỏa, tiểu ít

Nguyên liệu:

  • 8g tim sen
  • 5g cam thảo

Cách thực hiện:

  • Rửa sơ các dược liệu đã chuẩn bị nếu thấy có bụi bẩn, tráng sơ ấm trà với nước nóng
  • Cho tim sen và cam thảo vào ấm, hãm với 500ml nước sôi
  • Sau 15 – 20 phút thì dùng nước này để uống, sử dụng hết trong ngày.

Lưu ý: Cam thảo có chứa glycyrrhizin, đây là chất có vị ngọt hơn đường saccaroza 50 lần, có độc tố yếu khi qua đường miệng, dùng nhiều sẽ gây tăng huyết áp, giữ muối, tổn thương thận. Do đó, tuyệt đối không uống nước cam thảo đặc, không kết hợp cam thảo với nhân trần, thận trọng khi dùng cho người viêm thận, phụ nữ mang thai.

5. Cách trị mất ngủ bằng cháo tim sen

Cháo tim sen là món dược thiện tốt cho sức khỏe, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần, lương huyết. Rất thích hợp để hỗ trợ điều trị mất ngủ, chữa các chứng bệnh như hoa mặt, chóng mặt, suy nhược cơ thể ở người già, tăng huyết áp, đau mắt đỏ, đại tiện ra máu, nôn hoặc ho ra máu…Nguyên liệu: 

  • 5g tim sen
  • 100g gạo tẻ

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ đem vo sạch, cho tim sen và gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu cháo
  • Ninh tâm sen và gạo tẻ thật nhừ, chia làm nhiều lần ăn, có thể thêm chút đường phèn cho dễ ăn.

6. Cách dùng tâm sen trị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ

Ngoài các bài thuốc đã đề cập, tâm sen còn được kết hợp với hạt muồng, bá tử, đậu đen và cam thảo để trị rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, khó ngủ, tâm phiền, người hay lo lắng, hồi hộp, lo âu. Trong đó, bá tử nhân còn gọi là hạt trắc bách, có vị ngọt, tính bình, được biết đến với công dụng an thần, dưỡng tâm, nhuận tràng, thông tiện, đặc biệt phù hợp cho người mất ngủ, hay hồi hộp, đánh trống ngực.Đậu đen là loại ngũ cốc quen thuộc, được sử dụng vô cùng phổ biến. Công dụng chính của loại hạt này chính là giảm đau, giải nhiệt, trị phong thấp, có lợi cho huyết áp. Có thể kết hợp tim sen với hạt muồng, đậu đen, bá tử, cam thảo để thanh nhiệt, làm mát cơ thể, xoa dịu thần kinh, giảm cảm giác hồi hộp, lo âu, tâm phiền dẫn đến khó ngủ.Nguyên liệu: 

  • 8g tim sen
  • 14g hạt muồng
  • 12g bá tử nhân
  • 12g đậu đen
  • 6g cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu đã chuẩn bị cần được sử dụng ở dạng khô, không dùng tươi
  • Cho tất cả vào nồi/ấm sắc thuốc chuyên dụng, sắc với nước
  • Chia nước này thành nhiều phần, uống hết trong ngày để hỗ trợ chữa mất ngủ.

Lưu ý: Bá tử nhân không dùng cho người tiêu chảy, ít đờm. Đậu đen không dùng cho người mới ốm dậy, người bị hư hãn, dễ tiêu chảy, tay chân lạnh, sợ lạnh, người hay mệt mỏi… Cam thảo chỉ dùng với lượng vừa phải, không sử dụng quá nhiều, không sắc đặc để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

7. Cách dùng tim sen chữa mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên là tình trạng mà nhiều người gặp phải, đặc trưng với tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài, không thể đi sâu vào giấc ngủ, hay mộng mị, hay tỉnh giấc nửa đêm và rất khó để ngủ lại, tần suất lên đến 3 lần/tuần thậm chí nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn 3 tháng hoặc có thể lâu hơn. Mất ngủ kinh niên rất khó điều trị, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây.Bài thuốc 1: Dùng tim sen với hoa nhài, sinh thảo quyết minh Sinh thảo quyết minh còn gọi là hạt muồng muồng tươi. Đây là vị thuốc nổi tiếng, được dân gian và y học cổ truyền sử dụng để an thần, mát gan, sáng mắt, hạ huyết áp, giáng hỏa, nhuận tràng, thông tiện…

Hạt muồng có tác dụng rất tốt trong việc an thần, giúp ngủ ngon, sâu giấc
Hạt muồng có tác dụng rất tốt trong việc an thần, giúp ngủ ngon, sâu giấc

Nguyên liệu:

  • 5g tim sen
  • 12g hoa hòe hoặc 20g hoa nhài
  • 20g sinh thảo quyết minh (hạt muồng muồng tươi)

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, riêng sinh thảo quyết minh thì bạn đem đi sao cháy
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm trà chuyên dụng, thêm 1 lít nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút
  • Dùng nước này uống thay cho nước trà, sử dụng hết trong ngày, dùng cách ngày hoặc mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 2: Dùng hạt sen (còn tim) với lá dâu, lá vông, củ mài, táo nhânLá vông nem, táo nhân và tim sen là ba dược liệu đã đề cập trong các bài thuốc trên, đều có tác dụng an thần, hỗ trợ chữa mất ngủ. Ngoài ra, bài thuốc này còn dùng lá dâu, củ mài. Trong đó, lá dâu hay tang diệp, không mùi, vị nhạt và hơi ngọt đắng, tính mát có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết, ổn định nhịp tim, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn thần kinh. Còn củ mài, hay còn gọi là hoài sơn, có vị ngọt tính bình, được biết đến với các công dụng như bổ thận, bổ tỳ vị, ích tâm phế, có hiệu quả rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể.Nguyên liệu:

  • 20g hạt sen còn nguyên tim
  • 20g củ mài
  • 10g táo nhân
  • 10g lá dâu
  • 10g lá vông

Cách thực hiện:

  • Hạt sen rửa sạch, để nguyên tim sen; củ mài và táo nhân đem sao vàng; lá vông nem và lá dâu sao vàng, tán bột
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm trà, hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút, dùng nước này uống thay trà
  • Chỉ uống nước, bỏ phần bã, chia làm nhiều phần và uống hết trong ngày.

Lưu ý: Nếu dùng hoài sơn kiện tỳ chỉ tả thì cần sao vàng, còn nếu bổ âm thì nên sử dụng hoài sơn sống. Đặc biệt, không dùng dược liệu này cho người thấp nhiệt, thực tà. Tuyệt đối không dùng nhiều lá dâu tằm để tránh tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt. Không dùng cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Một số lưu ý khi chữa mất ngủ bằng tim sen

Tim sen được dân gian sử dụng rộng rãi để chữa mất ngủ. Việc dùng tim sen chữa mất ngủ là có căn cứ, được nghiên cứu bởi y học cổ truyền và y học hiện đại. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, chúng ta sử dụng vị thuốc này theo dân gian chỉ có thể hỗ trợ điều trị mất ngủ, hơn nữa, tùy vào tình trạng, nguyên nhân mất ngủ, thể trạng của người bệnh mà áp dụng bài thuốc phù hợp. Việc sử dụng tim sen mà không am hiểu về kiến thức y khoa, tùy ý sử dụng sẽ không thể mang đến hiệu quả tốt nhất, đây là lý do mà nhiều người áp dụng thấy giấc ngủ của mình được cải thiện còn người thì chẳng thấy chuyển biến gì.Khi áp dụng cách chữa mất ngủ bằng tâm sen, để an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không dùng dược liệu này cho các đối tượng như người tỳ vị yếu, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, người âm hư, yếu sinh lý. Không dùng cho người đang điều trị tiểu đường, rối loạn tâm thần, mắc các vấn đề về tim mạch, người có hàm lượng cholesterol trong máu cao.
  • Không dùng cho trẻ em, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không dùng cho người thân thể hư hàn, hư nhược có các biểu hiện như chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, ngủ hay mê nhưng dễ tỉnh giấc, mạch tế nhược, ăn uống giảm sút…
  • Trước khi sử dụng tâm sen thì nên phơi khô, sao vàng nhằm giảm hàn tính và loại bỏ độc tố trong dược liệu này, không dùng liên tục trong 1 tháng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Tim sen chỉ được sử dụng với liều lượng vừa phải, tuyệt đối không lạm dụng, không dùng quá nhiều trong 1 ngày, việc dùng tâm sen không đúng cách sẽ gây ngộ độc và nhiều tác dụng phụ không tốt khác cho sức khỏe.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên ngưng sử dụng, theo dõi, nếu nghiêm trọng thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Mất ngủ là tình trạng đặc biệt khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống lẫn công việc. Dùng tim sen trị mất ngủ chỉ là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của từng người. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào cải thiện được tình trạng mất ngủ của mình.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC