24 Loại Trà Trị Mất Ngủ Hiệu Quả, Giúp An Thần Và Ngủ Ngon

Cập nhật: 09/04/2024

Các loại trà trị mất ngủ bào chế từ thảo dược được nhiều bệnh nhân ưa chuộng vì chúng khá lành tính, dễ uống, giúp đầu óc được thư giãn và ngủ ngon hơn, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể cho người sử dụng. Vậy uống trà gì dễ ngủ? Dưới đây là 24 loại trà thảo dược trị mất ngủ tốt nhất cho bạn.

Uống trà gì dễ ngủ?

Cuộc sống hiện đại bận rộn, áp lực cùng thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ cao trước khi đi ngủ, lạm dụng chất kích thích cùng thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến cho không ít người người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ có những biểu hiện đặc trưng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm nhưng không ngủ lại được, thiếu tỉnh táo khi thức dậy hoặc ngủ dậy quá sớm.

trà trị mất ngủ
các loại trà thảo mộc được sử dụng như một phương thuốc trị mất ngủ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe

Uống trà trị mất ngủ là một trong những mẹo trị dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Các loại trà được lựa chọn chủ yếu do người bệnh tự bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên dễ kiếm, có sẵn trong vườn nhà. Một số người thì tìm mua các loại trà thảo dược trị mất ngủ được bào chế sẵn ở dạng túi lọc để tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn khi sử dụng.Hầu hết các loại trà trị mất ngủ từ thảo dược đều khá lành tính. Chúng có đặc tính an thần, giảm đau, chống viêm tự nhiên nên giúp cải thiện một số vấn đề về sức khỏe là nguyên nhân gây mất ngủ, qua đó cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân. Một số loại trà thì lại hoạt động bằng cách kích thích sản sinh hormone chịu trách nhiệm gây buồn ngủ, điều hòa giấc ngủ.Tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà dân gian có các loại trà trị mất ngủ phù hợp. Thông thường, người trưởng thành khỏe mạnh bị mất ngủ nhưng không mắc kèm theo các vấn đề khác về sức khỏe có thể sử dụng hầu hết các loại trà nếu không dị ứng với thành phần của thảo dược. Riêng các đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi nên thận trọng tìm hiểu kỹ và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại trà trị mất ngủ nào.Dưới đây là một số gợi ý giúp lựa chọn được loại trà thảo dược trị mất ngủ thích hợp cho từng nhóm đối tượng:

  • Trẻ nhỏ:

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không nên uống trà trị mất ngủ. Trong giai đoạn này, bé đang thích nghi dần với môi trường sống bên ngoài nên giấc ngủ chưa được ổn định. Nếu quá lo lắng, cha mẹ có thể đưa con đi khám để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe nếu có.Chỉ dùng trà cho trẻ trên 1 tuổi khi dạ dày cũng như cơ thể của bé đã thích ứng được với nhiều thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn các loại trà lành tính như trà hoa cúc hay trà gừng để kích thích cảm giác buồn ngủ tự nhiên mà không gây tác dụng phụ cho bé. Lượng trà sử dụng cho trẻ mỗi ngày cũng chỉ giới hạn ở vài ngụm nhỏ và tốt nhất nên cho bé uống khi trà còn ấm.

  • Phụ nữ mang thai:

Nhóm đối tượng này có thể sử dụng một số loại trà trị mất ngủ vừa có tác dụng an thần, vừa giúp dưỡng thai. Chẳng hạn như trà hoa cúc, trà tinh dầu chanh, trà gừng, trà lá mâm xôi đỏ… Tuy nhiên, cần xem kỹ thành phần của thảo dược trước khi sử dụng và chỉ nên uống trà với lượng vừa phải để hỗ trợ giấc ngủ sau khi đã tham vấn ý kiến bác sĩ. Tránh lạm dụng quá mức.

  • Người lớn tuổi:

Trà tim sen, trà hoa hòe hay trà nghệ thích hợp hơn với người già bị mất ngủ. Chúng vừa có tác dụng an thần vừa giúp chống lão hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp người cao tuổi dễ ngủ hơn.

24 loại trà trị mất ngủ hiệu quả

Các loại trà thảo dược trị mất ngủ đang được sử dụng rộng rãi gồm:

1. Trà hoa hòe giúp ngủ ngon và sâu giấc

Công dụng:

  • Thanh nhiệt, chỉ huyết
  • Tăng cường tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy lên não bộ.
  • An thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, cải thiện các dấu hiệu bệnh mất ngủ.
  • Bổ sung nhiều rutin có tác dụng làm tăng sức bền cho thành mạch, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp, bao gồm cả tình trạng đau đầu, chóng mặt, khó đi vào giấc ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đi ngoài ra máu, mụn nhọt và nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
trà thảo mộc trị mất ngủ từ hoa hòe
Trà hoa hòe thanh nhiệt, lợi huyết, an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ

Cách làm:

  • Chuẩn bị 20 – 30 gram hoa hòe khô và 100ml nước sôi.
  • Đem hoa hòe sao vàng cho thơm rồi bỏ vào ấm hãm với nước sôi.
  • Gạn nước uống mỗi ngày 2 – 3 tách. Sử dụng đều đặn mỗi ngày để tình trạng mất ngủ nhanh chóng được cải thiện.

2. Trà lạc tiên chữa mất ngủ

Công dụng:

  • An thần, làm thư giãn thần kinh, gây cảm giác buồn ngủ, qua đó giúp người bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu mỗi đêm.
  • Chống suy nhược thần kinh.
  • Giảm căng thẳng
  • Bổ sung các thành phần alcaloid, flavonoid hay saponin có tác dụng chống viêm, bảo vệ hệ thần kinh và các tế bào trong não bộ, giảm tác hại của mất ngủ kéo dài đối với cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý được cho là nguyên nhân gây mất ngủ, chẳng hạn như nổi mẩn đỏ, ngứa da, đau nhức xương khớp…

Cách làm:

  • Chuẩn bị 50g lạc tiên khô, có thể thay thế bằng 100g cây tươi.
  • Rửa sạch dược liệu rồi bỏ vào ấm nấu với 500ml nước
  • Chờ cho nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Gạn nước trà uống vài lần trong ngày cho hết. Đây là cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ đang được áp dụng phổ biến nhất trong dân gian.

3. Tự làm trà thảo dược trị mất ngủ từ hoa oải hương

Công dụng:

  • Cung cấp tinh dầu với hương thơm nhẹ nhàng giúp thần kinh được thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Trị mất ngủ cấp tính, mất ngủ kinh niên.
  • Ổn định nhịp tim, tăng cường chức năng tuần hoàn máu lên não.

Cách làm:

  • Hoa oải hương phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng trong thời gian dài.
  • Mỗi ngày, bạn lấy một ít hoa bỏ vào trong túi lọc rồi cho vào ấm.
  • Tráng thảo dược với nước sôi 1 lần rồi đổ bỏ đi.
  • Tiếp tục thêm nước sôi vào ủ kín bình khoảng 10 phút.
  • Uống nguyên chất hoặc thêm đường cùng nước cốt chanh vào để làm tăng hương vị cho trà.

4. Trà tâm sen an thần, ổn định nhịp tim, chữa mất ngủ

Công dụng:

  • Bổ sung các thành phần nuciferin và nelumbin có tác dụng dưỡng tâm, an thần, cải thiện tâm trạng.
  • Chống rối loạn nhịp tim
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
uống trà gì dễ ngủ
Trà tâm sen ổn định nhịp tim, giảm căng thẳng thần kinh, chữa mất ngủ

Cách làm:

  • Tâm sen bạn mua loại đã phơi khô sẵn về sử dụng. Trước khi pha trà cần sao vàng để khử độc tố.
  • Mỗi ngày lấy 3 – 5 gram cho vào bình hãm cùng nước sôi. Tùy theo sở thích uống đặc hay loãng mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
  • Sau khi ủ trà 15 phút có thể rót ra thưởng thức.

Trà tâm sen có vị khá đắng nên không phải ai cũng uống được. Bạn không nên uống trà trị mất ngủ khi bụng đang đói. Tránh sử dụng trà tâm sen liên tục quá 1 tháng khiến độc tố tích lũy trong cơ thể và gây phản tác dụng.

5. Trà bạc hà giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ

Công dụng:

  • Làm thư giãn thần kinh và các cơ bắp, giải tỏa căng thẳng
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Chống oxy hóa, kháng viêm, giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau nhức khó chịu trong cơ thể, qua đó giúp bạn ngủ yên giấc hơn.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 5g lá bạc hà và 300ml nước sôi
  • Bỏ dược liệu vào trong ấm và rót nước sôi vào.
  • Đậy kín nắp ấm và ủ trà trong 5 – 10 phút để kích thích các hoạt chất trong lá bạc hà giải phóng hết ra ngoài.
  • Uống trà bạc hà khi còn ấm. Có thể thêm mật ong, đường hay đá tùy sở thích.
  • Bà bầu, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên tìm kiếm một loại trà thảo dược trị mất ngủ khác an toàn hơn. Trà bạc hà có thể làm giãn các cơ trong tử cung gây nguy cơ sảy thai cho bà bầu hoặc làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

6. Khắc phục bệnh mất ngủ với trà chanh sả

Công dụng:

  • An thần, ổn định tâm lý.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc – những triệu chứng thường gặp ở người mất ngủ.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 – 2 củ sả, 1/2 trái chanh, đường, mật ong nguyên chất.
  • Trước tiên, bạn rửa sạch củ sả, đập dập và cho vào ấm nấu với 200ml nước.
  • Đun sôi nước khoảng 5 phút thì gạn nước vừa nấu ra ly.
  • Thêm nước cốt chanh, đường và mật ong vào sao cho trà có vị ngọt vừa phải.
  • Thưởng thức khi còn nóng hay thêm đá vào uống đều khá ngon miệng.

7. Trà hoa đào điều hòa giấc ngủ

Công dụng:

  • Điều hòa khí huyết
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Giúp dễ ngủ và kéo dài giấc ngủ
  • Lợi tiểu, thông tiện
  • Chống lão hóa, bảo vệ thần kinh, làm đẹp da
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ ở tuổi dậy thì, tuổi trung niên hay tuổi già.
trà trị mất ngủ từ hoa đào
Trà hoa đào có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm mệt mỏi, điều hòa giấc ngủ cho người bệnh mất ngủ

Cách làm:

  • Bạn lấy 5 búp hoa đào khô rửa sạch, bỏ vào trong ấm và tráng qua 1 lượt bằng nước sôi cho cánh hoa nở ra.
  • Gạn bỏ nước đầu và rót thêm nước sôi vào ấm, ủ khoảng 15 phút.
  • Rót ra thưởng thức dần. Hương thơm nhẹ nhàng của trà hoa đào sẽ giúp thần kinh của bạn được thả lỏng và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

8. Uống trà gì dễ ngủ? – Trà hoa cúc

Công dụng:

  • Trà hoa cúc cung cấp thành phần apigenin, một chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, làm tăng tính liên kết giữa các thụ thể trong não. Điều này có tác dụng xoa dịu căng thẳng và giúp bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ sâu.
  • Ức chế hoạt động của vi khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể – một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Giảm huyết áp
  • Thanh nhiệt, tiêu độc cho cơ thể.

Cách làm:

  • Rửa sạch 4 – 5 bông hoa cúc khô.
  • Bỏ hoa vào trong ấm và tráng 1 lượt nước sôi, đổ bỏ nước đi.
  • Tiếp tục rót thêm một lần nước sôi vào trong ấm, ủ kín trong 15 phút.
  • Thêm mật ong hay đường phèn vào để làm tăng hương vị cho trà hoa cúc.
  • Không sử dụng trà trị mất ngủ từ hoa cúc cho người có thai, bệnh nhân huyết áp thấp hay những đối tượng bị rối loạn đông máu.

9. Bí quyết trị mất ngủ với trà gừng

Công dụng:

  • Giảm đau đầu, đau nhức các khớp xương, đau bụng
  • Tiêu viêm
  • Làm giãn nở mạch máu, giúp hoạt động tuần hoàn máu lên não luôn diễn ra thông suốt.
  • Làm ấm cơ thể, giảm mệt mỏi
  • Điều trị rối loạn tiền đình, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cách làm:

  • Dùng 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, để cả vỏ băm nhỏ.
  • Bỏ gừng vào trong ly nước nóng hoặc ấm hãm trà
  • Thêm nước sôi vào, đậy kín nắp lại để từ 15 – 20 phút.
  • Vớt bỏ bã, uống trà gừng nguyên chất hoặc thêm một chút mật ong vào để làm tăng hương vị hấp dẫn cho trà và giúp trị mất ngủ hiệu quả hơn.

10. Uống trà hoa tam thất giúp dễ ngủ, nâng cao thể trạng

Công dụng:

  • Cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh giấc vào ban đêm ở người bị mất ngủ.
  • Giải nhiệt, đào thải độc tố cho cơ thể
  • Giảm huyết áp
  • Giải tỏa căng thẳng, lo âu.
  • Cải thiện thể trạng, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.
Trà trị mất ngủ từ hoa tam thất
Thường xuyên uống trà hoa tam thất là một giải pháp trị mất ngủ an toàn

Cách làm:

  • Nụ hoa tam thất đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô với số lượng lớn để dùng hãm trà trị mất ngủ trong thời gian dài.
  • Mỗi ngày bạn hãy lấy 5g thảo dược cho vào ấm
  • Rót nước sôi vào và ủ trong ít nhất 10 phút cho trà ngấm đều.
  • Rót trà hoa tam thất uống dần cho hết. Có thể dùng lại bã hãm thêm nước cho đến khi các hoạt chất trong hoa tiết ra hết và nước không còn vị đắng.
  • Loại trà thảo dược trị mất ngủ này chống chỉ định cho bà bầu, trẻ em và những bệnh nhân có huyết áp thấp.

11. Trà Saffron (nhụy hoa nghệ tây) hỗ trợ giấc ngủ

Tác dụng:

  • Cung cấp lượng lớn safranal, hoạt chất có khả năng chi phối đến thời gian chuyển động mất nhanh, giúp bệnh nhân bị mất ngủ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu.
  • Thành phần croin có trong nhụy hoa nghệ tây khi kết hợp với safranal còn giúp tăng cường sản sinh hormone melatonin gây cảm giác buồn ngủ nhanh hơn, hỗ trợ giấc ngủ sâu.
  • An thần
  • Cải thiện tâm trạng
  • Thanh lọc cơ thể
  • Làm đẹp da
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bị mất ngủ.

Cách làm:

  • Cho khoảng 5 sợi saffron vào ấm hãm với 250ml nước nóng vừa phải
  • Để khoảng 15 phút trà sẽ chuyển sang màu vàng rất bắt mắt.
  • Sử dụng mỗi ngày trong một thời gian để chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ ràng.

12. Uống trà chanh dây trị mất ngủ

Công dụng:

  • Giải nhiệt
  • An thần, giảm căng thẳng, lo âu
  • Làm thư giãn thần kinh trung ương và các tế bào não, cho giấc ngủ ngon và sâu.

Cách làm:

  • Phơi khô các bộ phận của cây chanh dây gồm lá, hoa và thân.
  • Mỗi ngày bạn lấy một nắm đem rửa sạch, pha với nước sôi làm trà trị mất ngủ.
  • Trà chanh dây có thể kích thích các cơ tử cung co thắt nên không thích hợp cho phụ nữ có thai.

13. Trà cam thảo điều hòa giấc ngủ

Công dụng:

  • Kiểm soát các dấu hiệu của bệnh rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả tình trạng mất ngủ
  • Tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, hô hấp
  • Giảm căng thẳng
  • Diệt khuẩn, tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Thanh nhiệt
  • Tiêu độc, chống nhiễm độc thần kinh – một bệnh lý có thể gây mất ngủ.
Trà thảo mộc trị mất ngủ từ cam thảo
Trà cam thảo có khả năng giảm căng thẳng, kháng viêm nên được sử dụng để điều trị mất ngủ

Cách làm:

  • Rễ cam thảo rửa sạch, thái lát mỏng và đem phơi vài nắng cho khô
  • Để pha trà trị mất ngủ, bạn chỉ cần lấy 2g dược liệu khô cho vào ấm hãm cùng 200ml nước sôi.
  • Sau khoảng 10 – 15 phút có thể rót ra thưởng thức dần. Bạn có thể uống trà cam thảo trước khi đi ngủ khoảng 60 phút để cơn buồn ngủ kéo đến nhanh hơn.
  • Chống chỉ định sử dụng trà cam thảo trị mất ngủ cho các trường hợp đang bị thiếu kali, bà bầu, người đang bị đầy hơi, phù trướng. Liều dùng cam thảo tối đa trong ngày không nên vượt quá 20g.

14. Trà hoa lài điều trị mất ngủ

Công dụng:

  • Làm thư giãn thần kinh, xua tan căng thẳng, mệt mỏi
  • Giải nhiệt, giảm nóng trong, táo bón, ổn định huyết áp
  • Tăng cường khả năng đào thải độc tố của cơ thể.
  • Giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc.

Cách làm:

  • Bạn dùng 10g hoa nhài khô bỏ vào ấm và rót nước sôi vào
  • Gạn bỏ nước đầu và tiếp tục đổ thêm một lượt nước nữa vào.
  • Đậy nắp bình cho kín, để từ 10 – 15 phút mới uống được.

Trà hoa nhài với hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết sẽ giúp tinh thần của bạn được thư thái, thoải mái và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Đây chính là một gợi ý tuyệt vời cho những ai đang thắc mắc “uống trà gì dễ ngủ?”. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại trà này.

15. Đẩy lùi bệnh mất ngủ với trà hoa hồng

Công dụng:

  • Chống co thắt cơ, giảm đau
  • Các hoạt chất ethanolic, chlorofomic hay aqueous chiết xuất từ cánh hoa đồng hoạt động như một vị thuốc thôi miên tự nhiên, giúp người bệnh bớt lo âu, căng thẳng và nhanh buồn ngủ.
  • Trà hoa hồng còn cung cấp nhiều flavonoid, một chất chống oxy hóa mạnh tham gia vào quá trình ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, giảm thiểu tổn thương cho thần kinh cũng như não bộ.

Cách làm:

  • Đem nụ hoa hoặc cánh hoa hồng sấy khô
  • Bỏ một ít vào bình trà rồi tráng với nước nóng
  • Tiếp tục rót lượng nước sôi vừa đủ vào để khoảng 10 phút cho ngấm.
  • Rót trà ra ly, uống nguyên chất hoặc thêm mật ong vào để tạo vị ngọt, giúp trà hoa hồng thêm thơm ngon, hấp dẫn.

16. Trà nghệ trị mất ngủ

Công dụng:

  • Giảm đau
  • Tiêu viêm
  • Giảm cholesterol xấu, tăng cường tuần hoàn máu
  • Bảo vệ hệ thần kinh
  • Chống rối loạn tiền đình
  • Giảm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
  • Cải thiện thị lực
  • Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm khớp, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh gout, viêm đại tràng hay thoái hóa khớp… Các bệnh lý này đều có thể gây ra những cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu khiến cho người bệnh bị mất ngủ.
  • Làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
trà trị mất ngủ từ nghệ
Duy trì uống một ly trà nghệ mỗi ngày vào buổi tối giúp ngủ ngon và đẩy lùi tình trạng mất ngủ

Cách làm:

  • Lấy 2 thìa bột nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ đem pha với 350ml nước sôi
  • Thêm vào 2 thìa mật ong, khuấy đều lên và thưởng thức.
  • Duy trì uống đều đặn mỗi ngày 1 ly trà nghệ mật ong sau bữa ăn tối khoảng 2 tiếng để dễ ngủ hơn. Đây là loại trà thảo dược trị mất ngủ đang được nhiều người ưa chuộng.

17. Ngủ ngon hơn nhờ trà kỷ tử

Công dụng:

  • Bổ máu, làm tăng lưu lượng máu cung cấp cho não bộ
  • Kích thích sản sinh các loại hormone có tác dụng điều hòa giấc ngủ, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
  • Chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng có lợi cho giấc ngủ.

Cách làm:

  • Rửa sạch một ít kỷ tử khô và để ráo nước
  • Bỏ thảo dược vào ấm và đổ ngập nước sôi 15 phút.
  •  
  • Bạn có thể kết hợp Kỷ tử với hoa cúc, hoặc táo đỏ để có ly trà thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng.

18. Trà chuối quế cho giấc ngủ ngon và sâu

Công dụng:

  • Quế có tác dụng điều hòa đường huyết, giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, tiêu viêm, tăng cường chức năng tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch. Sử dụng thảo dược này đúng cách còn giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn mỗi tối.
  • Quế cung cấp nhiều axit amin, kali, magie và tryptophan. Những chất này có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, điều hòa chu kỳ giấc ngủ bằng cách kích thích sản sinh serotonin và giảm nồng độ cortisol trong não bộ.
Cách làm:
  • Chuẩn bị 1 quả chuối, 1 thìa cà phê bột quế cùng 25ml nước sôi.
  • Trước tiên, bạn rửa sạch quả chuối, giữ cả vỏ và cắt bỏ hai đầu. Cắt thành những miếng lớn.
  • Bỏ chuối vào trong một cái nồi nhỏ, rắc bột quế lên trên rồi thêm nước vào.
  • Đun hỗn hợp cho sôi khoảng 10 phút là được.
  • Lọc lấy nước uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng mất ngủ.

19. Trà thảo mộc trị mất ngủ từ hoa mộc lan

Công dụng:

  • Giảm căng thẳng
  • Chống trầm cảm
  • Gây buồn ngủ, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh hơn bằng cách bổ sung chất honokiol tác động trực tiếp lên thụ thể GABA. Từ lâu, y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng trà hoa mộc lan như một loại thuốc trị mất ngủ tự nhiên, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách làm: 

  • Bỏ một ít hoa mộc lan cùng với phần nụ và vỏ cây sấy khô vào trong bình
  • Tráng một lượt nước sôi rồi gạn bỏ đi.
  • Cuối cùng, tiếp tục thêm nước sôi vào và ủ trong 15 phút.

20. Uống trà gì dễ ngủ? – Trà kim ngân hoa

Công dụng:

  • Trị mất ngủ
  • Cải thiện các bệnh lý khác có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, chẳng hạn như rôm sảy, nổi mụn nhọt, nổi mẩn, ngứa ngoài da, cảm cúm…

Cách làm:

  • Lấy 5g hoa kim ngân khô cho vào ấm hãm cùng 200ml nước nóng sau khi đã tráng qua một lần bằng nước sôi.
  • Ủ từ 10 – 15 phút để nước ngấm vào trong dược liệu và kích thích bài tiết các hoạt chất quý.
  • Rót trà kim ngân hoa uống mỗi ngày để trị mất ngủ.

21. Trà trị mất ngủ từ quả la hán

Công dụng:

  • Kiểm soát các vấn đề ở đường hô hấp như viêm họng, ho nhiều đờm, lao phổi, viêm phế quản, qua đó giúp các đối tượng mắc bệnh ngủ ngon giấc hơn.
  • Làm mát gan
  • Thanh nhiệt, trị nóng trong
  • Giải độc cho cơ thể
  • Chống lão hóa, bảo vệ các mô khỏe mạnh ở hệ thần kinh.

Cách làm:

  • Quả la hán tươi đem phơi khô hoặc tìm mua những quả đã được sấy khô sẵn, lắc không nghe tiếng kêu là loại ngon.
  • Bẻ nhỏ quả, bỏ vào ấm nấu với 500ml
  • Đun trên bếp cho đến khi quả tiết ra vị ngọt tự nhiên và khiến nước chuyển màu.
  • Lọc bỏ bã, chia trà làm nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng thường xuyên kết hợp với các loại trà trị mất ngủ khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

22. Uống trà táo đỏ chữa mất ngủ

Công dụng:

  • Chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương viêm ở não bộ và dây thần kinh.
  • Giảm căng thẳng
  • Cải thiện giấc ngủ.

Cách làm:

  • Lấy khoảng 5 quả táo đỏ cắt thành những lát mỏng
  • Bỏ táo vào bình ủ với nước sôi trong thời gian tối thiểu là 10 phút để vị ngọt cùng các chất trong táo tiết hết ra nước.
  • Thưởng thức khi trà còn ấm. Có thể thêm hoa cúc hay kỷ tử để nâng cao hiệu quả chữa mất ngủ.

23. Điều trị mất ngủ hiệu quả với trà đông trùng hạ thảo

Công dụng:

  • Đông trùng hạ thảo chứa Cordyceps, một chất có khả năng làm giảm nồng độ axit lactic , cải thiện tuần hoàn máu đến các chi, giảm tê bì, đau nhức tay chân – những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị mất ngủ.
  • Giảm căng thẳng, bồi bổ sức khỏe và cho giấc ngủ ngon
  • Tăng cường sinh lực, nâng cao sức đề kháng
  • Cải thiện chức năng thận, giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Cách làm:

  • Bạn lấy 5 sợi đông trùng hạ thảo khô bỏ vào trong bình.
  • Rót thêm 200ml nước sôi và ủ khoảng 10 phút cho trà chuyển sáng màu vàng
  • Rót uống dần. Khi hết bạn tiếp tục thêm một ít nước sôi vào ủ trà cho đến khi hết ra màu thì thôi. Sau đó có thể nhai nuốt cả bã.
  • Một số trường hợp không nên uống trà trị mất ngủ từ đông trùng hạ thảo. Bao gồm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bà bầu, người mắc chứng rối loạn đông máu hoặc các bệnh tự miễn, phụ nữ đang cho con bú.

24. Trà thảo mộc trị mất ngủ từ hương thảo

Công dụng:

  • Giải tỏa căng thẳng
  • Làm thư giãn thần kinh trung ương
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, bao gồm cả thời gian ngủ cũng như khả năng đi vào giấc ngủ sâu.
  • Cung cấp các chất chống oxy hóa gồm axit rosmarinic, axit carnosic. Chúng giúp giảm tổn thương cho thần kinh bằng cách kháng viêm, diệt khuẩn.
  • Giảm đường huyết
  • Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Cải thiện tình trạng lo âu, trầm cảm.

Cách làm:

  • Bỏ 5 – 10g dược liệu khô vào trong ấm
  • Rót thêm 300ml nước sôi và chờ 10 phút để trà ngấm.
  • Vớt bỏ xác hương thảo. Sau đó thêm chút đường hay mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
  • Chống chỉ định dùng trà hương thảo cho các trường hợp đang được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và thuốc đông máu.

Lời khuyên dành cho người bệnh khi uống trà thảo dược trị mất ngủ

Các loại trà trị mất ngủ có thể cải thiện tình trạng mất ngủ thông qua việc cải thiện các vấn đề về sức khỏe liên quan hoặc bổ sung các hoạt chất an thần. Chúng giúp đầu óc thư giãn trước khi đi ngủ, xua tan lo âu, mệt mỏi. Một số loại trà còn có hương thơm tươi mát mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Tất cả đều góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bạn.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trà thảo dược trị mất ngủ chỉ có tác dụng tốt với người bị mất ngủ nhẹ và cần dùng trong một thời gian dài mới phát huy hiệu quả rõ ràng. Trong khi đó, các trường hợp bị mất ngủ mãn tính kéo dài hầu như không có đáp ứng nếu chỉ dùng mỗi trà mà bỏ qua các phương pháp điều trị trong y học.Đến nay, lợi ích thật sự của các loại trà trị mất ngủ đang được lưu truyền trong dân gian vẫn là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn về hiệu quả của từng loại trà. Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến các chuyên gia, bác sĩ hay thầy thuốc Đông y trước khi dùng trà thảo dược trị mất ngủ.Bên cạnh đó, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không uống các loại trà chứa caffeine hoặc có tính kích thích, chẳng hạn như nước trà đặc, chè đen…
  • Trà pha xong nên uống ngay khi còn ấm, không để qua đêm.
  • Không pha trà quá đậm đặc.
  • Tránh uống trà khi đói bụng gây kích thích cho niêm mạc dạ dày. Bạn nên dùng trà sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Lựa chọn nguồn thảo dược an toàn, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trà trị mất ngủ.
  • Bảo quản trà nơi khô ráo, tránh dùng khi đã có dấu hiệu ẩm mốc

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC