Uống Trà Sữa Có Mất Ngủ Không? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Cập nhật: 09/04/2024

Uống trà sữa có mất ngủ không phụ thuộc vào thời gian, số lượng cũng như loại trà sữa và lượng calo tiêu thụ. Uống quá nhiều trà sữa cũng có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực đến giấc ngủ, do đó bạn cần lưu ý và sử dụng hợp lý.

Uống trà sữa có mất ngủ không?

Hiện tại, trà sữa là một trong những loại thức uống phổ biến, đặc biệt là đối với người trẻ tuổi. Trong thức uống này có một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như bổ sung chất lỏng, cải thiện tâm trạng, tăng hưng phấn cũng như giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá số lượng khuyến cáo, trà sữa có thể tác động tiêu cực đến cơ thể, đặc biệt là các sản phẩm nhiều đường, sữa và các chất phụ gia, chất tạo mùi.

Uống trà sữa mất ngủ
Uống trà sữa mất ngủ xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều hoặc uống trà sữa vào gần giờ đi ngủ

Tương tự như cà phê, ca cao hoặc socola, trà sữa (đặc biệt là trà sữa trà đen) có hàm lượng caffeine cao. Tiêu thụ nhiều trà sữa, đặc biệt là vào cuối ngày, có thể dẫn đến quá tải caffeine, dẫn đến rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ.Mặc dù uống một lượng nhỏ trà sữa sẽ không gây mất ngủ, tuy nhiên uống quá hai cốc trà sữa mỗi ngày có thể dẫn đến mất ngủ kinh niên và nhiều vấn đề giấc ngủ nghiêm trọng khác.Việc uống uống trà sữa có mất ngủ không phụ thuộc vào thời gian cũng như lượng trà sữa được tiêu thụ. Tuy nhiên, trà sữa chứa nhiều đường, sữa, chất tạo ngọt và một số phụ gia khác, do đó hãy sử dụng trà sữa với số lượng phù hợp. Nếu uống trà sữa mất ngủ hay cắt giảm số lượng để đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp các triệu chứng mất ngủ nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn phù hợp.

Tại sao uống trà sữa mất ngủ?

Uống trà sữa mất ngủ là một phản ứng phổ biến, xảy ra khi bạn uống quá nhiều trà sữa hoặc uống vào ban đêm. Theo các chuyên gia, trà sữa chứa nhiều thành phần có thể gây kích thích thần kinh và tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, chẳng hạn như:

1. Trà sữa có chứa caffeine

Trà sữa được pha từ nhiều loại trà khác nhau, chẳng hạn như trà xanh, trà đen, trà ô long và trà trắng. Các loại trà, đặc biệt là trà đen, có chứa một lượng caffeine nhất định. Caffeine là một chất kích thích được tiêu thụ rộng rãi trên khắp thế giới nhằm mục đích tạo sự tỉnh táo, hưng phấn và cải thiện hiệu suất công việc. Tuy nhiên,việc sử dụng caffeine quá mức có thể gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, sức khỏe, tâm trạng và kèm theo nhiều tác động tiêu cực khác.Khi đi vào cơ thể, caffeine sẽ kích thích hệ thống thần kinh, bao gồm hệ tuần hoàn, tiêu hóa và bài tiết. Tác dụng phổ biến nhất của caffeine là tạo sự tỉnh táo. Tiêu thụ quá mức caffeine có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Dưới đây là một số cách caffeine có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể và giấc ngủ:

  • Ngăn chặn adenosine: Adenosine là một chất hóa thần kinh gia tăng trong cơ thể suốt cả ngày. Khi adenosine tích tụ sẽ dẫn đến cảm giác kém tỉnh táo và buồn ngủ. Trong khi đó, caffeine có tác dụng ngăn chặn adenosine, từ đó tác động lên hệ thần kinh và dẫn đến mất ngủ, khó ngủ.
  • Tăng dopamine: Dopamine là một chất hóa học thần kinh, giúp tăng sự hưng phấn, sự tỉnh táo và dẫn đến mất ngủ.
  • Ngăn chặn melatonin: Melatonin là hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức. Việc thiếu hụt melatonin có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc.

Tác dụng của caffeine không xuất hiện ngay lập tức mà mất khoảng 25 – 45 phút sau khi tiêu thụ. Hàm lượng caffeine tồn tại trong cơ thể khoảng vài giờ và mất 6 – 8 giờ để tác dụng giảm dần. Do đó, uống trà sữa có thể gây mất ngủ nếu sử dụng vào buổi chiều, buổi tối hoặc sử dụng gần giờ đi ngủ.

2. Đường trong trà sữa gây mất ngủ

Trà sữa chứa nhiều đường cũng như các chất tạo ngọt và hương liệu. Đường là thành phần chính của nhiều loại thực phẩm và đồ ăn vặt, bao gồm kẹo ngậm, bánh ăn sáng, thậm chí là sữa chua, ngũ cốc ăn sáng, tương cà, nước sốt salad. Mỗi người thường tiêu thụ rất nhiều đường mỗi ngày. Việc uống trà sữa sẽ làm tăng lượng đường tích tụ trong cơ thể. Mặc dù có thể bạn không nhận ra, tuy nhiên tiêu thụ nhiều đường có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau.

uống trà sữa có mất ngủ không
Trà sữa có chứa nhiều đường và các chất tạo ngọt, tạo mùi hương, do đó có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Việc uống trà sữa mất ngủ có thể liên quan đến lượng đường có trong trà sữa. Cụ thể, đường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ theo các cách sau:

  • Đường trong trà sữa có thể giúp tăng cường năng lượng và nhận thức. Khi lượng đường tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin và cơ bắp sẽ lấy năng lượng vào các tế bào dẫn đến sự năng động, mạnh mẽ hơn. Đường cũng giúp kích thích các tế bào não bộ, giúp nhận thức rõ ràng hơn. Tiêu thụ đường, đặc biệt là vào ban đêm, sẽ dẫn đến mất ngủ.
  • Tăng lượng đường huyết trong máu, khiến cơ thể tiết ra insulin, giải phóng adrenaline và cortisol. Đây là các hormone gây căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, khi lượng đường trong máu tăng lên, chức năng não có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm nhận thức, đau đầu và choáng váng.
  • Đường gây viêm trong khi ngủ, khiến các triệu chứng viêm, chẳng hạn như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này dẫn đến đau đớn, khó chịu và mất ngủ. Viêm cũng có thể ngăn cản bạn có một giấc ngủ ngon bằng cách ảnh hưởng đến nhịp sinh học, chu kỳ ngủ – thức và gây tổn thương các tế bào của hệ thống miễn dịch.

Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến tiểu đường, bệnh tim, béo phì và tăng nguy cơ mất ngủ. Ngoài ra, người có chất lượng giấc ngủ kém thường có xu hướng thèm đường và đồ ngọt hơn, tạo ra một chu kỳ không thể dừng lại, uống trà sữa gây mất ngủ và mất ngủ có thể dẫn đến cơn nghiện đường.

3. Trà sữa gây mất cân bằng ruột

Theo các nghiên cứu, trà sữa có thể tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn (đặc biệt là nấm men) phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng đến sự cân bằng vi sinh vật đường ruột. Mất cân bằng vi sinh vật có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược và gây khó ngủ, mất ngủ.Ngoài ra, các thành phần khác có trong trà sữa, chẳng hạn như hương liệu, chất tạo màu hoặc các loại trân châu, thạch, có thể chứa thành phần độc hại, kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4. Mức serotonin thấp

Uống trà sữa gây mất ngủ có thể liên quan đến các rối loạn ở hệ thống thần kinh ruột. Hệ thống thần kinh ruột gồm hai lớp mỏng với hơn 100 triệu tế bào thần kinh lót đường tiêu hóa từ thực quản đến trực tràng, chịu trách nhiệm tiêu hóa và đào thải. Tuy nhiên, có khoảng 95% serotonin của cơ thể nằm trong ruột.Serotonin ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể và được coi là chất ổn định tâm trạng. Việc thiếu thụ serotonin có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Trầm cảm có thể dẫn đến mất ngủ và nhiều vấn đề tâm thần khác.Mức serotonin thấp cũng dẫn đến lo lắng và gây mất ngủ ở hơn 50% người trưởng thành. Các vấn đề sức khỏe khác có thể bao gồm rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc ám ảnh sợ hãi.

5. Tăng lượng calo trong cơ thể

Trà sữa thường đi kèm với trân châu và các loại thạch. Thành phần chính của trân châu là tinh bột, do đó trân châu thường chứa rất nhiều calo. Theo ước tính, mỗi viên trân châu có thể chứa từ 5 – 14 kcal và mỗi cốc trà sữa có thể chứa 2 thìa trân chân, cung cấp khoảng 100 kcal. Ngoài ra, đường trong trà sữa cũng có thể cung cấp đến 200 kcal.Bên cạnh đó, các sản phẩm kèm theo của trà sữa, chẳng hạn như thạch trái cây, thạch phô mai, pudding trứng, bánh plan,… Tùy thuộc vào loại sản phẩm bổ sung, lượng calo sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.Do chứa nhiều calo do đó uống trà sữa có thể dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, nếu tiêu thụ quá nhiều trà sữa kết hợp với lối sống kém vận động, có thể dẫn đến béo phì, thừa cân  và nhiều tình trạng sức khỏe khác.

Các tác dụng phụ khác của trà sữa

Trà sữa được xem là một thức uống phổ biến ở giới trẻ, thậm chí người lớn tuổi cũng yêu thích loại đồ uống này. Tuy nhiên uống trà sữa có thể gây mất ngủ và dẫn đến một loạt các tác dụng phụ khác, chẳng hạn như:

  • Lo lắng quá mức: Tiêu thụ quá 150 ml trà sữa mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ lo lắng quá mức. Lo lắng cũng có thẻ gây mất ngủ.
  • Táo bón: Trà sữa có chứa caffeine và một chất hóa học khác gọi là theophylline. Tiêu thụ quá nhiều trà sữa có thể gây mất ngủ và tăng nguy cơ táo bón.
  • Mất cân bằng huyết áp: Uống quá nhiều trà sữa có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh đồng thời làm tăng nhịp tim, dẫn đến huyết áp cao hoặc lạm chậm quá trình thư giãn các mạch máu. Huyết áp cao có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và dẫn đến mất ngủ.
  • Mụn trứng cá: Đường, sữa và các chất phụ gia trong trà sữa có thể gây ảnh hưởng đến làn da và dẫn đến mụn trứng cá. Các khu vực nổi mụn phổ biến liên quan đến trà sữa là mặt, cổ, ngực.

Uống trà sữa với liều lượng phù hợp có thể giúp cải thiện tâm trạng cũng như giúp tạo sự hứng khởi và tỉnh táo. Tuy nhiên, uống nhiều trà sữa sẽ dẫn đến mất ngủ và một loạt các ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe. Nếu yêu thích trà sữa, bạn nên lựa chọn các loại trà sữa lành mạnh với nguồn gốc rõ ràng, ít đường, hương liệu và các chất phụ gia.

Uống trà sữa bị mất ngủ phải làm sao?

Nếu uống trà sữa mất ngủ, bạn có thể tham khảo các biện pháp giúp ngủ ngay lập tức, chẳng hạn như hít thở theo nhịp, thư giãn cơ hoặc  bấm huyệt. Trong trường hợp mất ngủ nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.Có một số cách giúp ngủ nhanh chóng sau khi uống trà sữa, chẳng hạn như:

1. Hít thở theo nhịp 4 – 7 – 8

Tập trung vào hơi thở có thể giúp tăng cường khả năng hô hấp, hỗ trợ thư giãn và giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn. Tuy nhiên những người có vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn, nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng phương pháp điều trị mất ngủ này.

Phương pháp hít thở điều trị mất ngủ như sau:

  • Đặt đầu lưỡi lên vòm miệng, ngay phía sau răng cửa. Giữ lưỡi cố định và mím môi nếu cần.
  • Để môi hơi hé và thổi hơi ra ngoài. Sau đó mím môi và hít vào bằng mũi trong khi đến đến 4 trong đầu.
  • Giữ hơi thở trong 7 giây.
  • Thở ra bằng miệng và tạo ra âm thanh gió trong 8 giây.
  • Cố gắng thực hiện phương pháp hít thở tự nhiên. Hít thở trong 4 lần liên tục để cảm thấy thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

2. Thư giãn cơ liên tục

Thư giãn có sâu có thể giúp thư giãn và điều trị mất ngủ. Trước khi thư giãn cơ, bạn nên thực hiện hít thở theo nhịp 4 – 7 – 8 để tăng cường hiệu quả.Các bước thư giãn cơ điều trị uống trà sữa mất ngủ như sau:

  • Nâng cao chân mày, giữ trong 5 giây để giúp thư giãn cơ trán.
  • Thả lỏng chân mày, nghỉ ngơi trong 10 giây.
  • Mở rộng cơ miệng như thể đang cười để tạo độ căng ở má, giữ trong 5 giây.
  • Nhắm mắt thư giãn trong 5 giây.
  • Nghỉ ngơi trong 10 giây.

Tiếp tục căng và thư giãn đến phần còn lại của cơ thể, từ cơ tam đầu đến ngực, đùi và bàn chân. Thư giãn cơ sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng, ngay cả khi hoàn thành bài thư giãn. Khi thực hiện các động tác, hãy tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, tránh áp lực về việc mất ngủ.

3. Áp dụng kỹ thuật ngủ nhanh

Nếu biện pháp hít thở và thư giãn cơ không mang lại hiệu quả điều trị tình trạng uống trà sữa mất  ngủ, bạn có thể tham khảo các kỹ thuật ngủ nhanh, chẳng hạn như:

  • Tự nhủ phải tỉnh táo: Tự nhủ phải tỉnh táo có thể làm giảm các áp lực do mất ngủ, loại bỏ các lo lắng về hiệu suất công việc vào ngày mai, điều này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
  • Liên tưởng đến nơi yên tĩnh: Một số người liên tưởng đến các môi trường thanh bình, yên tĩnh và thoải mái, chẳng hạn như bãi biển, bờ suối, để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

4. Bấm huyệt để ngủ nhanh hơn

Bấm huyệt là một phương pháp điều trị mất ngủ dựa trên Y học cổ truyền. Phương pháp này tác động đến các huyệt vị trên cơ thể, nhằm mục đích thư giãn và giúp bạn đi ngủ dễ dàng hơn. Các huyệt vị giúp cải thiện tình trạng uống trà sữa mất ngủ bao gồm:

Uống cà phê mất ngủ bao lâu
Bấm huyệt có thể cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Huyệt Nội Quan:

  • Vị trí: Huyệt nằm phía trên cổ tay hướng về phía khuỷu tay và cách lằn chỉ tay 2 thốn. Ngoài ra, có thể xác định huyệt bằng cách đặt 3 ngón tay lên cổ tay với ngón áp út ngay lằn chỉ tay, huyệt Nội Quan nằm ngay phía sau ngón trỏ ở chính giữa cổ tay.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn một lực vừa phải và đều đặn lên huyệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể massage huyệt theo chuyển động tròn hoặc lên xuống để cải thiện giấc ngủ.

Huyệt Thần Môn:

  • Vị trí: Huyệt nằm ở cổ tay, ngay tại xương trụ và là điểm giao nhau giữa đường cổ tay với rãnh kéo dài từ ngón áp út.
  • Cách bấm huyệt: Nhẹ nhàng tác động lên huyệt theo chuyển động tròn hoặc lên xuống trong 2 – 3 phút. Lặp trên trên 2 bên cổ tay để đạt hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Phong Trì:

  • Vị trí: Huyệt nằm ở vùng lõm vào của bờ trong xương ức đòn chũm và bờ ngoài của cơ thang. Xác định huyệt bằng cách mở rộng hai lòng bàn tay, áp lòng bàn tay vào tai, cái ngón tay ôm lấy đỉnh đầu đồng  thời ngón cái di chuyển phía sau gáy. Vị trí lõm vào phía sau gáy chính là huyệt Phong Trì.
  • Cách bấm huyệt: Đặt ngón tay cái vào hai huyệt Phong Trì, ấn một lựa sâu, dứt khoát, thực hiện các chuyển động tròn hoặc lên xuống để thư giãn. Trong lúc bấm huyệt, kết hợp hít thở nhẹ nhàng để thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

5. Các mẹo khác để ngủ ngon hơn

Ngoài các biện pháp thư giãn và bấm huyệt, có một số mẹo cải thiện tình trạng uống trà sữa mất ngủ khác, chẳng hạn như:

  • Đi ngủ và thức giấc vào một giờ cố định mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày nghỉ. Điều này có thể tạo nên một thói quen cố định và ngăn ngừa nguy có mất ngủ trong tương lai.
  • Tắm nước ấm có thể giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và giúp bạn đi  vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
  • Dành thời gian bình tĩnh trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắt thiết bị điện tử, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để thư giãn.
  • Nếu không thể ngủ sau 20 phút hãy rời khỏi giường và thực hiện các công việc khác, chẳng hạn như ngồi tĩnh lặng hoặc nghe nhạc. Hãy quay lại giường khi cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Không uống rượu khi đi ngủ, điều này có thể khiến bạn thức giấc khi rượu hết tác dụng và dẫn đến tình trạng mất ngủ vào sáng sớm.

Uống trà sữa gây mất ngủ thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện khi caffeine hoặc lượng đường trong trà sữa đã hấp thụ đầy đủ. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tiêu thụ trà sữa để đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Trong trường hợp mất ngủ kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe.

Cách uống trà sữa không ảnh hưởng đến giấc ngủ

Nếu yêu thích trà sữa, bạn có thể lưu ý một số mẹo uống trà sữa tốt cho sức khỏe và không gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chẳng hạn như:

  • Uống trà sữa vào buổi sáng và tránh uống gần giờ đi ngủ. Đối với những người ngủ sớm nên tránh uống trà sữa vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều.
  • Hãy uống cốc trà sữa cuối cùng trước khi đi ngủ từ 8 – 10 giờ. Uống trà sữa trước khi đi ngủ 4 – 5 giờ có thể gây rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ.
  • Tránh uống nhiều hơn một cốc trà sữa mỗi ngày. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm mất ngủ.

Trà sữa là đồ uống phổ biến, có thể cải thiện tâm trạng và giúp bạn hưng phấn hơn. Tuy nhiên uống nhiều trà sữa có thể gây mất ngủ và nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, hãy điều chỉnh lượng trà sữa tiêu thụ phù hợp mỗi ngày và tránh uống gần giờ đi ngủ để đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC