Xẹp đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Xẹp đĩa đệm là tình trạng mất nước, khiến đĩa đệm bị khô, dẫn đến tê, cứng, thay đổi phản xạ và sự linh hoạt ở cột sống. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể nghiêm trọng theo thời gian và cần được phẫu thuật để điều trị.

Xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị mất nước, dẫn đến khô, cứng và hạn chế hoạt động bình thường của cột sống

Xẹp đĩa đệm là gì? Các giai đoạn phát triển

Cột sống được tạo thành từ 24 đốt sống xếp chồng lên nhau. Ở giữa mỗi đốt sống có một đĩa đệm, xốp, mềm, hoạt động như một bộ phận giảm xóc và giúp cột sống linh hoạt hơn. Theo thời gian, các đĩa đệm này bị tổn thương, hao mòn, mất nước và gây xẹp đĩa đệm.

Xẹp đĩa đệm là một trong những đặc điểm chung của bệnh thoái hóa đĩa đệm, xảy ra trong quá trình lão hóa tự nhiên. Khi cơ thể già đi, các đĩa đệm bắt đầu mất nước hoặc mất dần chất lỏng. Dịch của đĩa đệm được thay thế bằng sụn sợi, mô sợi dai tương tự như thành phần của bao xơ của đĩa đệm.

Mặc dù xẹp đĩa đệm là một quá trình bình thường khi cơ thể lão hóa. Tuy nhiên tình trạng này cần được chăm sóc và theo dõi bởi bác sĩ chuyên môn. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây mất khả năng linh hoạt ở cột sống và khiến người bệnh phản xạ kém.

xẹp đĩa đệm là gì
Xẹp đĩa đệm được phân thành ba giai đoạn các các mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng khác nhau

Do nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng là khác nhau, do đó xẹp đĩa đệm được chia thành các giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu quá trình mất nước và mất chiều cao bình thường. Điều này khiến các đốt sống bị kéo sát nhau hơn và người bệnh có thể bị mất chiều cao nếu khám sức khỏe định kỳ. Trong giai đoạn này, các triệu chứng thường nhẹ, không gây khó chịu và có thể phục hồi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách.
  • Giai đoạn 2: Theo thời gian, tình trạng mất nước sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, khiến các đĩa đệm xẹp dần. Điều này có thể khiến các đốt sống gần nhau hơn, dẫn đến ma sát và tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm. Ngoài ra, trong giai đoạn này, các gai cột sống cũng bắt đầu hình thành, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe liên quan khác.
  • Giai đoạn 3: Nếu không được điều trị đúng cách, các đĩa đệm bị tổn thương có thể bị xẹp hoàn toàn, mất dần chức năng, khiến các đốt sống kết dính với nhau, dẫn đến đau đớn, khó chịu và mất dần sự linh hoạt ở cột sống.

Nếu được chẩn đoán chính xác và phù hợp trong giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể được điều trị hiệu quả và phục hồi chức năng đĩa đệm. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết xẹp đĩa đệm

Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất khi bị xẹp đĩa đệm là cứng lưng. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau đớn, yếu hoặc cảm thấy ngứa ran ở cột sống. Tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng, người bệnh có thể cảm thấy tê ở lưng dưới hoặc cột sống cổ.

Trong một số trường hợp, cơn đau hoặc tê có thể di chuyển từ lưng xuống một hoặc cả hai chân. Người bệnh cũng có thể nhận thấy sự thay đổi trong phản xạ ở đầu gối và bàn chân.

xẹp đĩa đệm đốt sống
Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau lưng dai dẳng, âm ỉ hoặc nghiêm trọng hơn khi thay đổi tư thế

Trong hầu hết các trường hợp, xẹp đĩa đệm được nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động, chẳng hạn như đứng lên, ngồi xuống, cúi người hoặc xoắn cột sống.
  • Cơn đau có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như vai, cánh tay, bàn tay, hông, mông, đùi và chân.
  • Yêu cơ, ngứa ran hoặc tê.

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi xẹp đĩa đệm có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:

Xẹp đĩa đệm khiến cấu trúc đĩa đệm bị tổn thương dần theo thời gian, dẫn đến tăng sự ma sát giữa các đốt sống và gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Nếu không được điều trị, các đốt sẽ sẽ dần bị thoái hóa và gây biến dạng cột sống.

Nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm là một vấn đề phổ biến, xảy ra khi cột sống bị hao mòn theo thời gian. Đây là một quá trình bình thường của cơ thể và không thể điều trị được. Tuy nhiên người bệnh có thể ngăn ngừa cũng như giúp kiểm soát các triệu chứng này bằng cách duy trì một lối sống năng động và chế độ ăn uống lành mạnh.

xẹp đĩa đệm l4-l5
Tuổi tác cao là nguyên nhân chính dẫn đến xẹp đĩa đệm

Ngoài tuổi cao, có một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến xẹp đĩa đệm, bao gồm:

  • Bệnh lý: Một số bệnh lý xương khớp chẳng hạn như loãng xương, thoái hóa cột sống, có thể làm tăng nguy cơ xẹp đĩa đệm. Thông thường sau tuổi 30, các sụn bắt đầu hao mòn và suy yếu, đồng thời, lượng hormone cần thiết cho quá trình tạo xương cũng bị rối loạn, điều này khiến một số người bị xẹp đĩa đệm.
  • Tính chất công việc: Người có công việc ngồi nhiều, chẳng hạn như nhân viên văn phòng hoặc tài xế, thường có thời gian ngồi kéo dài trong nhiều giờ. Điều này khiến các đĩa đệm bị chèn ép, chịu nhiều áp lực và làm tăng nguy cơ xẹp đĩa đệm. Nếu không có thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối hoặc thoái hóa đốt sống.
  • Chấn thương cột sống: Một số chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động và va chạm thể thao, có thể dẫn đến tổn thương cột sống và làm tăng nguy cơ xẹp đĩa đệm trong tương lai.
  • Béo phì: Béo phì sẽ tạo áp lực lên cột sống, dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp cũng như đĩa đệm. Do đó, người bệnh được khuyến cáo giữ cân nặng khỏe mạnh và khoa học để phòng ngừa nguy cơ xẹp đĩa đệm cũng như hạn chế các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, lối sống thiếu khoa học, chẳng hạn như hút thuốc lá, nghiện rượu hoặc chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất cần thiết, cũng có thể làm tăng nguy cơ xẹp đĩa đệm và các vấn đề xương khớp khác.

Xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không?

Đĩa đệm cột sống chịu trách nhiệm đệm giữa các đốt sống, hấp thụ sốc và giúp cột sống di chuyển linh hoạt. Do đó, xẹp đĩa đệm có thể làm tăng nguy cơ ma sát giữa các đốt sống, dẫn đến khó khăn khi di chuyển và ảnh hưởng đến sự phối hợp của cơ thể.

Theo thời gian, xẹp đĩa đệm có thể khiến cột sống bị biến dạng, dẫn đến gù lưng hoặc còng lưng. Ngoài ra, nếu không được điều trị, xẹp đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hoặc hẹp ống sống, tê yếu tay chân hoặc mất chức năng tứ chi.

Xẹp đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Xẹp đĩa đệm có chữa được không?

Xẹp đĩa đệm là một quá trình tự nhiên khi cơ thể lão hóa, do đó không có biến pháp điều trị. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp làm chậm quá trình lão hóa cũng như kiểm soát các triệu chứng, nhằm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Các bác sĩ khuyến khích, người bệnh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, khoáng chất, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe đĩa đệm cột sống.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp giảm đau cũng như phòng ngừa các rủi ro liên quan.

Chẩn đoán xẹp đĩa đệm như thế nào?

Các bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, khu vực đau, tiền sử bệnh lý cũng như các triệu chứng liên quan, để chẩn đoán xẹp đĩa đệm. Cụ thể, các biện pháp chẩn đoán bao gồm:

xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và tiền sử bệnh lý để xác định nguy cơ xẹp đĩa đệm
  • Kiểm tra sức mạnh cơ bắp: Bác sĩ có thể quan sát bên ngoài để xác định các dấu hiệu teo cơ, hao mòn hoặc hạn chế các cử động bình thường của cơ.
  • Đánh giá cơn đau: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh di chuyển theo nhiều cách khác nhau để đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
  • Đánh giá chức năng thần kinh: Bác sĩ có thể gõ vào các khu vực khác nhau để kiểm tra phản xạ của người bệnh. Phản ứng kém có thể là dấu hiệu rễ thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra phản ứng của người bệnh với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm hình ảnh chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI để xác định tổn thương dây thần kinh, tình trạng đĩa đệm và khoảng cách giữa các đĩa đệm.
  • Chụp đĩa đệm với chất cản quang để xác định các vấn đề ảnh hưởng đến đĩa đệm. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào phần nhân nhầy của đĩa đệm, sau đó chụp X – quang hoặc CT Scan để quan sát bên trong đĩa đệm.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khối u hoặc các tổn thương khác để xác định nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm và có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Biện pháp điều trị xẹp đĩa đệm cột sống

Đôi khi xẹp đĩa đệm cột sống không gây đau đớn hoặc khi các triệu nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tại nhà bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục hoặc hạn chế nâng các vật nặng. Tuy nhiên trong trường hợp các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của xẹp đĩa đệm, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Điều trị không phẫu thuật

Các biện pháp điều trị xẹp đĩa đệm nhằm mục đích kiểm soát cơn đau và phục hồi chức năng đĩa đệm cột sống. Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

xẹp đĩa đệm uống thuốc gì
Duy trì lối sống năng động và tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe cột sống
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng xẹp đĩa đệm. Tuy nhiên thuốc cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây các tác dụng không mong muốn.
  • Massage, xoa bóp: Liệu pháp này có thể giúp giảm đau, thư giãn các cơ và cải thiện hoạt động của cột sống. Bên cạnh đó, xoa bóp, massage cũng giúp giảm sưng, chống viêm và ngăn ngừa các vấn đề cột sống liên quan khác.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu có thể tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh cột sống, giúp giảm đau và phục hồi chuyển động của người bệnh. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.
  • Giảm cân: Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể hạn chế áp lực tác động lên các đĩa đệm và giúp ngăn ngừa các tổn thương lên cột sống. Người bệnh nên giảm cân lành mạnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày để đảm bảo sức khỏe.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Trị liệu thần kinh cột sống có thể cải thiện cơn đau liên quan đến xẹp đĩa đệm và điều chỉnh tư thế cột sống. Tuy nhiên biện pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ được cấp phép trị liệu thần kinh cột sống. Người bệnh cần tránh thực hiện biện pháp tại các cơ sở không rõ nguồn gốc để tránh các rủi ro nghiêm trọng.
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: Biện pháp này có tác dụng giảm đau, sưng và viêm ở đĩa đệm bị ảnh hưởng. Thuốc sẽ được tiêm dưới sự hướng dẫn của X – quang để đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, tiêm corticosteroid được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh không tự ý tiêm thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Phẫu thuật xẹp đĩa đệm

Trong các trường hợp xẹp đĩa đệm nghiêm trọng hoặc khi các triệu chứng không đáp ứng biện pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể để nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn sau khi xác định các rủi ro và lợi ích liên quan.

Các phương pháp phẫu thuật xẹp đĩa đệm bao gồm:

  • Thay thế đĩa đệm nhân tạo: Phẫu thuật thay thế đĩa đệm là thủ thuật loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương và thay thế bằng vật liệu nhân tạo.
  • Hợp nhất cột sống: Trong phẫu thuật này, đĩa đệm bị tổn thương sẽ được loại bỏ. Sau đó bác sĩ tiến hành hợp nhất hai đốt sống liền kề để tạo sự ổn định cho cột sống.

Phòng ngừa xẹp đĩa đệm như thế nào?

Xẹp đĩa đệm là một phần của quá trình thoái hóa tự nhiên, do đó không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên có một số biện pháp làm chậm tình trạng này cũng như khiến các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

bị xẹp đĩa đệm nên ăn gì
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cột sống
  • Tập thể dục thường xuyên và đảm bảo kết hợp các bài tập củng cố cơ cốt lõi.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để giúp cơ thể ngậm nước và tránh gây mất nước ở đĩa đệm.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức khoa học bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn cột sống, căng cơ để tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
  • Không hút thuốc lá bởi vì khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đĩa đệm.
  • Duy trì tư thế tốt, luôn giữ thẳng cột sống để ngăn ngừa các tổn thương cột sống.

Xẹp đĩa đệm là một phần tự nhiên và không tránh khỏi khi cơ thể lão hóa. Tuy nhiên người bệnh có thể xây dựng lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để làm chậm quá trình lão hóa. Nếu các triệu chứng xẹp đĩa đệm nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, vật lý trị liệu và các biện pháp kiểm soát khác.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 9:57 am , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc