Sau Sinh Ăn Ngô Được Không? (Bắp Luộc, Xào, Chè…)

Sau sinh có ăn ngô được không là mối bận tâm của nhiều sản phụ. Thông tin trong bài viết sẽ giúp phụ nữ sau sinh giải đáp thắc mắc và nắm rõ những lưu ý khi bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng.

sinh mổ ăn bắp luộc được không
Phụ nữ sinh thường, sinh mổ ăn bắp luộc, bắp xào,… được không là băn khoăn của nhiều sản phụ

Phụ nữ sau sinh có ăn ngô được không?

Tương tự như khi mang thai, mẹ sau sinh cũng cần kiêng cữ một số loại thực phẩm. Thông thường, mẹ bỉm cần kiêng các loại thực phẩm gây mất sữa, khó tiêu và dễ gây táo bón. Vì vậy, khá nhiều sản phụ băn khoăn sau khi sinh thường, sinh mổ có ăn ngô (bắp) được không?.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh có thể ăn ngô (bắp) để bổ sung vitamin, khoáng chất như các loại thực phẩm thông thường. Bổ sung bắp vào chế độ ăn sẽ giúp mẹ sau sinh có thêm chất xơ, tinh bột, protein, khoáng chất và vitamin thiết yếu. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng sẽ giúp mẹ bỉm phục hồi sức khỏe, giảm mệt mỏi và ổn định nguồn sữa.

Tóm lại, bà đẻ sinh thường hay sinh mổ đều có thể ăn ngô bên cạnh các nhóm thực phẩm lành mạnh khác. Tuy nhiên, cần tránh dùng các món ăn từ ngô trong những trường hợp sau đây:

  • Dị ứng ngô: Người bị dị ứng ngô tuyệt đối không ăn ngô luộc, xào, chè bắp hoặc các món ăn có nguyên liệu này. Dị ứng thức ăn là tình trạng rất phổ biến, xảy ra do tế bào miễn dịch nhầm lẫn protein trong thức ăn là dị nguyên. Nếu bị dị ứng ngô, mẹ có thể bị nổi mề đay, phát ban, ngứa cổ họng, tiêu chảy và đau bụng nếu tiếp tục dùng các món ăn chứa loại thực phẩm này.
  • Thiếu khoáng chất trầm trọng: Chất xơ và axit phytic trong ngô có thể kết tủa sau khi được dung nạp vào ống tiêu hóa. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng giảm hấp thu khoáng chất. Do đó, sản phụ bị thiếu khoáng chất trầm trọng cũng không nên ăn bắp luộc và các món ăn khác từ bắp.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bắp chứa nhiều dinh dưỡng nhưng có lượng chất xơ lớn và chất xơ trong bắp rất khó hòa tan. Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bỉm nên ưu tiên các loại ngũ cốc như gạo lứt, gạo trắng, yến mạch thay vì dùng ngô.

Ngô (bắp) là loại thực phẩm lành mạnh chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Vì vậy, mẹ sau sinh có thể thêm các món ăn từ ngô vào chế độ ăn để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo cân đối giữa chất xơ, đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất,…

Lợi ích của ngô (bắp) đối với phụ nữ sau khi sinh

Ngoài việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, ngô (bắp) còn mang đến nhiều lợi ích đối với phụ nữ sau sinh. Dưới đây là một số lợi ích của ngô đối với mẹ bỉm:

đẻ mổ có ăn được ngô nếp không
Ăn ngô đúng cách mang đến nhiều lợi ích đối với mẹ sau sinh – kể cả sinh thường và sinh mổ
  • Kích thích cảm giác thèm ăn: Thêm ngô vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bỉm tăng vị giác và kích thích cảm giác thèm ăn. Mẹ có thể dùng các món ăn từ ngô vào buổi sáng hoặc buổi xế để cải thiện tình trạng ăn uống kém.
  • Tăng chất lượng sữa mẹ: Trong ngô chứa nhiều axit amin, đạm và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng cao từ ngô sẽ giúp tăng chất lượng sữa mẹ, từ đó giúp sữa mẹ sánh đặc và thơm hơn. Đồng thời có thể hạn chế được tình trạng ít sữa, sữa mẹ ít chất dinh dưỡng, loãng và mất sữa đột ngột.
  • Phục hồi sức khỏe: Sau khi sinh nở, cơ thể mẹ thường bị suy nhược và mệt mỏi. Bổ sung bắp và các loại thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn sẽ giúp mẹ cải thiện và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Phòng ngừa táo bón: Tương tự như các loại rau xanh, ngô chứa rất nhiều chất xơ nên có thể phòng ngừa táo bón sau sinh. Chất xơ trong ngô cũng giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột và điều hòa nhu động ống tiêu hóa.
  • Những lợi ích khác: Ngoài những lợi ích trên, bổ sung ngô vào chế độ ăn uống của mẹ sau sinh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân,… Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật trong ngô cũng đã được chứng minh có đặc tính chống ung thư.

Với những lợi ích kể trên, mẹ sau sinh đừng quên thêm các món ăn từ ngô vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, ngô cũng là loại thực phẩm lành tính và phù hợp với tất cả thành viên trong gia đình.

Một số lưu ý khi ăn ngô trong thời gian sau sinh

Ngô (bắp) có vị ngọt, tính bình, tác dụng ích khí, bổ trung tốt cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên khi ăn ngô, mẹ sau sinh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Chọn cách chế biến phù hợp

Có rất nhiều cách chế biến ngô (bắp) và hầu hết đều có hương vị thơm ngon, đặc trưng. Khi mang thai và sinh nở, mẹ cần lựa chọn cách chế biến phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Tốt nhất, nên ăn bắp luộc, có thể chọn bắp Mỹ hoặc bắp nếp đều được. Cách chế biến này vừa giúp giữ nguyên hương vị của bắp vừa không ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng.

sau sinh ăn bắp luộc được không
Mẹ sau sinh nên chế biến bắp ở dạng luộc, hấp, nấu canh, súp,… để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa

Bên cạnh đó, mẹ cũng chế biến bắp theo một số cách như sau:

  • Canh bắp ngọt rau củ
  • Sữa bắp
  • Bắp nướng
  • Xôi bắp
  • Cháo bắp nấu chay
  • Salad bắp
  • Súp ngô ngọt

Hạn chế các món ăn sử dụng nhiều gia vị, dầu mỡ và có tính lạnh như bắp xào, chả giò bắp, kem bắp,… Đối với chè bắp, mẹ nên sử dụng ít đường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, mẹ cũng thể tận dụng rau ngô nấu nước uống để thanh nhiệt, lợi sữa, lợi tiểu và ngừa táo bón.

2. Không ăn ngô thay cho các loại ngũ cốc

Nhiều mẹ sau sinh ăn bắp thay cho các loại ngũ cốc như gạo lứt, gạo trắng và yến mạch với mục đích giảm cân. Mặc dù chứa lượng tinh bột dồi dào nhưng ngô có lượng đường khá cao và nhiều chất xơ không hòa tan. Nếu dùng ngô thay thế cho các loại ngũ cốc thông thường, mẹ bỉm sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và dễ thừa cân, béo phì.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh chỉ nên ăn ngô từ 2 – 4 bữa/ tuần. Ngoài ra, cần đảm bảo cung cấp đủ tinh bột, chất xơ, đạm, vitamin và khoáng chất. Bởi việc cân đối thực phẩm trong chế độ ăn chính là “nguyên tắc vàng” giúp mẹ bỉm phục hồi sức khỏe và cải thiện chất lượng nguồn sữa thay vì tập trung bổ sung các loại thực phẩm bồi bổ.

3. Một số lưu ý khác

Ngô (bắp) là thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ bỉm. Tuy nhiên trước khi bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống, mẹ nên lưu ý thêm một số vấn đề sau

bà đẻ ăn bắp luộc được không
Mẹ sau sinh chỉ nên ăn bắp từ 2 – 4 bữa/ tuần và không dùng để thay thế các loại ngũ cốc khác
  • Tỷ lệ chất béo trong ngô (bắp) không cân đối với hàm lượng Omega 6 gấp 25 lần so với Omega 3. Do đó, khi ăn ngô, mẹ nên bổ sung cùng với các loại thực phẩm giàu Omega 3 để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tương tự như các loại ngũ cốc khác, tinh bột trong ngô có thể gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Để đảm bảo an toàn, sản phụ có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên ăn ngô với liều lượng phù hợp.
  • Nên ăn ngô kèm theo các loại thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tránh tình trạng lạm dụng hoặc phụ thuộc quá mức vào một vài nhóm thực phẩm cố định.
  • Mẹ sau sinh có thể dùng các loại rau lợi sữa, vừng đen hoặc uống nước gạo lứt rang lợi sữa bên cạnh các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng. Có như vậy, sức khỏe của mẹ mới được hồi phục nhanh chóng và trẻ cũng sẽ phát triển tốt hơn với nguồn sữa ổn định.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Sau sinh ăn ngô được không?” và biết cách bổ sung các món ăn từ bắp vào chế độ dinh dưỡng. Nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt (tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp,…), mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 15/06/2023 - Cập nhật lúc 1:23 pm , 15/06/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc