Mọi Thông Tin Quan Trọng Về Rong Kinh Từ Chuyên Gia Sản Phụ Khoa 40 Năm Kinh Nghiệm

Rong kinh là nỗi “ám ảnh” của nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây là tình trạng chảy máu kinh nguyệt bất thường, kéo dài. Vậy nó có nguy hiểm không và do những nguyên nhân nào? Khi nào chị em cần đến gặp bác sĩ? Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Phụ Bệnh viện YHCT TW, Nguyên Giám đốc Chuyên môn Phòng khám Đông y Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp.

Rong kinh là gì?

Rong kinh là thuật ngữ y học dùng để chỉ những kỳ kinh ra máu kinh (hành kinh) nhiều hoặc kéo dài một cách bất thường. Mặc dù chảy nhiều máu kinh là một mối lo ngại, nhưng hầu hết phụ nữ không bị mất máu đến mức nghiêm trọng.

Rong kinh tiếng anh là gì? - Trong tiếng Anh, rong kinh là menorrhagia
Rong kinh tiếng anh là gì? – Trong tiếng Anh, rong kinh là menorrhagia

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết: “Cần phân biệt rong kinh với rong huyết. Rong huyết là tình trạng chảy máu bất thường ở âm đạo kéo dài trên 7 ngày nhưng không phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, rong kinh gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt”.

Theo thống kê, cứ 20 phụ nữ thì có khoảng 1 người bị rong kinh. Với số lượng máu chảy ra ồ ạt và nhiều hơn bình thường, bạn sẽ phải thường xuyên phải thay băng vệ sinh và gặp không ít bất tiện trong những ngày “rụng dâu”.

Dấu hiệu rong kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thời gian hành kinh trung bình là từ 3 – 5 ngày. Rong kinh là khi kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu bị mất đi nhiều hơn 80ml/chu kỳ, trong khi bình thường, chị em chỉ bị mất khoảng 50 – 80ml máu/chu kỳ.

Ngoài ra, bạn có thể gặp các dấu hiệu bị rong kinh khác, bao gồm:

  • Phải thay băng vệ sinh thường xuyên, 1 lần mỗi 1 – 2 tiếng, thậm chí còn nhiều hơn, nhiều người phải dùng 2 miếng băng vệ sinh cùng lúc
  • Ra máu nhiều bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp
  • Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm
  • Máu kinh vón thành những cục lớn hơn bình thường
  • Hay bị đau bụng dưới
  • Mệt mỏi, khó thở
  • Chảy máu nhiều khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường
  • Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu nếu rong kinh kèm cường kinh kéo dài

Nguyên nhân rong kinh

Một số trường hợp bị rong kinh không xác định được nguyên nhân chính xác. Trong khi đó, có một số vấn đề sức khỏe và bệnh lý có thể là thủ phạm gây ra hiện tượng rong kinh.

Có 2 nguyên nhân gây rong kinh là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể
Có 2 nguyên nhân gây rong kinh là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể

Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng thường có sự liên hệ mật thiết tới biến động nội tiết tố, hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ đầu dậy thì, tiền mãn kinh hoặc sau khi sinh. Phụ nữ sử dụng thuốc phá thai hoặc thuốc tránh thai cũng có nguy cơ bị rong kinh cao. Bao gồm:

Rối loạn nội tiết tố

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khỏe mạnh, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ giúp điều chỉnh sự tích tụ của lớp niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung. Lớp này bị bong ra trong kỳ kinh. Nếu mất cân bằng giữa 2 hormone này, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức so với bình thường và kéo theo đó là máu kinh sẽ ra nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết tố nữ thường là do hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì, kháng insulin và các vấn đề về tuyến giáp”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết thêm, “Rong kinh tiền mãn kinh, rong kinh tuổi dậy thì, rong kinh sau sinh cũng là do rối loạn nội tiết tố gây nên”.

Suy giảm chức năng buồng trứng

Nếu buồng trứng không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, thì cơ thể sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này sẽ dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể gây rong kinh.

Rong kinh khi đặt vòng

Rong kinh sau đặt vòng tránh thai rất thường gặp ở những phụ nữ mới áp dụng phương pháp này. Triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất khi cổ tử cung quen dần với vòng tránh thai. Nhưng nếu tình trạng rong kinh không biến mất và kèm theo những biểu hiện bất thường, chị em nên đi khám và lựa chọn cách tránh thai khác.

Rong kinh có thể là tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai
Rong kinh có thể là tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai

Rong kinh khi cấy que tránh thai

Thủ thuật cấy que tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết tố và tác dụng phụ là rong kinh trong vài tháng đầu. Nếu rong kinh chỉ diễn ra trong 6 tháng đầu, lượng máu kinh không quá nhiều thì chị em không cần lo lắng. Sau khoảng thời gian này, kinh nguyệt của chị em sẽ dần ổn định hơn. Trong trường hợp bị rong kinh trên 6 tháng, chị em nên đi khám ngay.

Rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai

Rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc hàng ngày là tác dụng phụ thường gặp. Tình trạng này không quá nguy hiểm.

Rong kinh do nguyên nhân thực thể

Đây là hiện tượng rong kinh dài ngày do các tổn thương ở buồng trứng hay tử cung. Bao gồm:

  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là những khối u lành tính (không phải ung thư) ở tử cung. Trường hợp u xơ tử cung gây ra hiện tượng rong kinh thường do vị trí của u xơ nằm gần cổ tử cung (nơi lưu thông kinh nguyệt trong mỗi kỳ kinh). Do đó, khi cửa cổ tử cung bị u xơ chèn ép sẽ khiến máu kinh không thể lưu thông bình thường và gây ra tình trạng chảy máu dài ngày.
  • Polyp tử cung: Đây là những khối u nhỏ và lành tính trú ngụ trên niêm mạc tử cung. Chúng có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh dài ngày.
  • Bệnh cơ tuyến tử cung: Đây là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung xuất hiện trong cơ của thành tử cung và tạo ra nhiều triệu chứng khó chịu, phổ biến nhất là đau bụng kinh và rong kinh.

Ngoài ra, rong kinh còn có thể là hậu quả của:

  • Biến chứng khi mang thai, như sảy thai hoặc nhau thai tiền đạo
  • Ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung
  • Rối loạn chảy máu di truyền, như bệnh Von Willebrand
  • Một số loại thuốc, như thuốc chống đông máu
  • Các bệnh lý khác, như bệnh gan hoặc thận

Bị rong kinh có nguy hiểm không?

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà khuyến nghị không nên coi thường rong kinh dài ngày, vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe sinh sản và tổng thể.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh sản phụ khoa
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh sản phụ khoa

Có thể kể tới như:

  • Mất máu nhiều gây thiếu máu
  • Ảnh hưởng xấu tới tâm lý và chất lượng cuộc sống
  • Dễ gây viêm nhiễm phụ khoa
  • Là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng

Thông thường, bạn có thể khắc phục những triệu chứng rong kinh tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, nên đi khám ngay để được trợ giúp y tế kịp thời:

  • Chảy máu âm đạo quá nhiều, phải thay băng vệ sinh mỗi giờ trong 2 giờ liên tiếp
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường
  • Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh

Đối với thắc mắc rong kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không, bác sĩ Đỗ Thanh Hà giải đáp: “Rong kinh tuổi dậy thì là một trong những biểu hiện điển hình nhất của chứng rối loạn kinh nguyệt và cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Rong kinh xuất phát từ một bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải chịu hậu quả sau này, nguy hiểm nhất là vô sinh, hiếm muộn”.

Rong kinh phải làm sao?

Dưới đây là 2 hướng xử lý rong kinh phổ biến mà chị em có thể cân nhắc lựa chọn:

10.860 người đã thoát khỏi rong kinh nhờ giải pháp THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN, KHÔNG đau và KHÔNG tác dụng phụ

Điều trị rong kinh bằng y học cổ truyền hay thảo dược tự nhiên là một hướng đi an toàn, hiệu quả được người bệnh thông thái tin tưởng lựa chọn. Bên lề chương trình Sống khỏe mỗi ngàyVTV2, với vai trò là cố vấn chuyên môn, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã chia sẻ về phác đồ điều trị rong kinh của mình. Đây cũng chính là giải pháp điều trị rong kinh tự nhiên hiện đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các chuyên gia y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam.

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà xuất hiện trong nhiều chương trình sức khỏe của các Đài Truyền hình lớn
Bác sĩ Đỗ Thanh Hà xuất hiện trong nhiều chương trình sức khỏe của các Đài Truyền hình lớn

>>> Cơ chế tác động KÉP, điều trị TOÀN DIỆN

Phác đồ điều trị rong kinh của bác sĩ Đỗ Thanh Hà bao gồm 2 chế phẩm nhỏ: UỐNGNGÂM RỬA. Trong đó, chế phẩm uống là “hạt nhân”, có vai trò quan trọng hàng đầu giúp trị bệnh từ gốc tới ngọn, ngăn ngừa tái phát.

Với những trường hợp rong kinh cơ năng thông thường, bài thuốc uống có tác dụng cầm máu. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ Hà có thể sẽ kết hợp sử dụng Đông y và Tây y cho người bệnh. Sau khi cầm máu, bài thuốc uống có vai trò điều chỉnh vòng kinh và ngăn chặn rong kinh tái phát. Ở bước này, thông thường người bệnh sẽ sử dụng bài thuốc từ 1 – 2 tháng.

KHÁM PHÁ NGAY: Chữa rong kinh bằng bài thuốc thảo dược của bác sĩ Thanh Hà có tốt không?

Bộ đôi trong uống - ngoài bôi giúp điều trị rong kinh hiệu quả
Bộ đôi trong uống – ngoài bôi giúp điều trị rong kinh hiệu quả

Với những bệnh nhân mắc rong kinh do bệnh lý, người bệnh nên khám và làm các xét nghiệm để biết rõ nguyên nhân. Một số bệnh lý cần đến các phương pháp Tây y, như thuốc hoặc biện pháp ngoại khoa. Lúc này, bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà đóng vai trò là phương pháp thúc đẩy cơ chế tự làm lành của cơ thể. Đây là khả năng tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể phục hồi tổn thương nhanh chóng, đồng thời kháng viêm, giảm đau. Liệu trình điều trị ở những bệnh nhân này thường diễn ra từ 3 – 4 tháng.

>>> An toàn, không tác dụng phụ

Nếu các phương pháp điều trị rong kinh thông thường có thể gây gánh nặng cho các cơ quan thải độc của cơ thể (như gan, thận) và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe sinh sản, bài thuốc điều trị rong kinh của bác sĩ Đỗ Thanh Hà có thể khắc phục điều này.

Để đạt được tiêu an toàn và lành tính cũng như mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đích thân lựa chọn những thảo dược tự nhiên và chất lượng cao nhất từ các vườn biệt dược GACP-WHO. Bà cũng tham gia giám sát dây chuyền sản xuất thuốc tại nhà máy GMP-WHO.

Bài thuốc thực hiện theo chiến lược “mưa dầm thấm lâu”, tác động từ từ để cơ thể dần làm quen, nên không xảy ra tình trạng quá tải hoặc “sốc” thuốc. Đây là cách điều trị nhẹ nhàng, an toàn với nhiều đối tượng.

XEM NGAY: Chị Thanh Hà (30 tuổi, Hà Nội) điều trị rong kinh an toàn chỉ sau 1 liệu trình

>>> Phác đồ điều trị CÁ NHÂN HÓA

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết Việc điều trị rong kinh tùy vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân, sức khỏe tổng thể, tuổi tác và tiền sử bệnh của người bệnh. Ngoài ra, điều trị như thế nào cũng còn phụ thuộc vào phản ứng của người bệnh với một số vị thuốc cũng như mong muốn và nhu cầu riêng. Có người muốn ngừng ra kinh hoặc chỉ muốn giảm lượng máu kinh. Ngoài ra, quyết định mang thai hay không của người bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến phương pháp điều trị.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH RONG KINH MIỄN PHÍ

Đó là lý do vì sao mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ Hà đưa ra phác đồ điều trị riêng, mang tính cá nhân hóa cao. Bài thuốc vì thế cũng sẽ được gia giảm sao cho phù hợp với từng người bệnh nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao, ổn định nhất.

>>> Hiệu quả được CHỨNG MINH

Cho tới nay, đã có 10.860 chị em điều trị rong kinh thành công nhờ vào bài thuốc thảo dược tự nhiên của bác sĩ Đỗ Thanh Hà. Trên nhiều báo đài, tạp chí, diễn đàn… bài thuốc điều trị và y đức của bác sĩ Đỗ Thanh Hà cũng đã nhận được nhiều lời đánh giá cao.

Một số phản hồi:

Nhiều bệnh nhân đã lấy lại được chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhờ bài thuốc chữa rong kinh của bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Nhiều bệnh nhân đã lấy lại được chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhờ bài thuốc chữa rong kinh của bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Thuốc an toàn cho cả chị em bị rong kinh sau sinh
Bài thuốc được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn
Bệnh nhân Thu Phương đã thoát khỏi bệnh rong kinh, huyết trắng và viêm nhiễm vùng kín
Bệnh nhân Thu Phương đã thoát khỏi bệnh rong kinh, huyết trắng và viêm nhiễm vùng kín

Để tìm hiểu thêm về phác đồ điều trị rối loạn rong kinh của thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà, vui lòng liên hệ:

Phòng khám Đông y Việt Nam

Thuốc chữa rong kinh

Điều trị rong kinh theo Tây y cũng là một trong những phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Thông thường, để điều trị rong kinh, bác sĩ có thể đưa ra nhiều lựa chọn cho người bệnh, bao gồm:

  • Phương pháp tránh thai nội tiết tố: Sử dụng thuốc, miếng dán, đặt vòng, thuốc tiêm tránh thai hoặc cấy que tránh thai. Tuy nhiên, những phương pháp tránh thai này tiềm ẩn một số nguy cơ cho sức khỏe và cũng có thể là nguyên nhân gây rong kinh.
  • Thuốc uống axit tranexamic (Lysteda): Có tác dụng chống tiêu sợi huyết, từ đó giảm chảy máu. Tác dụng phụ bao gồm đau đầu và đau bụng kinh.
  • Norethindrone (Aygestin): Bổ sung hormone progestin, giúp giảm rong kinh hiệu quả. Tác dụng phụ thường gặp là đau ngực, buồn nôn, đau đầu, thay đổi tâm trạng…
  • Hormone giải phóng gonadotropin (GnRH): Thuốc này có thể dùng để để điều trị tạm thời rong kinh do lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Tác dụng phụ là bốc hỏa, đau đầu và yếu xương.
Một số ưu - nhược điểm của phương pháp điều trị rong kinh theo Tây y
Một số ưu – nhược điểm của phương pháp điều trị rong kinh theo Tây y

Bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật nếu thuốc không làm giảm các triệu chứng rong kinh của bạn. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm: Siêu âm tập trung, thuyên tắc động mạch tử cung, cắt bỏ u xơ tử cung hoặc cắt bỏ tử cung.

Rong kinh nên ăn gì?

Tuy chế độ ăn hợp lý không thể xử lý dứt điểm tình trạng rong kinh, nhưng nó có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy tái thiết lập chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Bởi vậy, chị em nên lưu ý:

  • Uống thêm 4 – 6 cốc nước mỗi ngày trong những ngày bị ra nhiều máu. Có thể uống dung dịch bổ sung điện giải hoặc cho thêm muối vào chế độ ăn để cân bằng lượng nước thừa trong cơ thể.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thụ sắt, từ đó ngăn ngừa thiếu máu. Vitamin C có nhiều trong ớt chuông, quả kiwi, dâu tây, bông cải xanh, cà chua…
  • Mất nhiều máu có thể làm cơ thể cạn kiệt sắt và dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Bởi vậy, hãy ăn thực phẩm giàu sắt để tăng sản xuất hemoglobin – phân tử giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong thịt bò nạc, hàu, thịt gà, đậu phụ, rau chân vịt…
  • Ăn thực phẩm giàu magie, như vừng, hạt dưa, yến mạch, socola đen, bí đỏ… có thể giúp giảm đau bụng kinh và rong kinh.
  • Bổ sung vitamin B6 giúp sản xuất thêm hồng cầu mới. Vitamin B6 có nhiều trong chuối chín, rau chân vịt, quả bơ, cá hồi, nước ép cà chua…

Một mẹo khi chế biến đồ ăn có thể giúp tăng lượng sắt mà các chị em nên thử là sử dụng nồi, chảo bằng gang”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà “bật mí”, “Các món ăn nhiều nước hay sền sệt như nước sốt, món kho… được nấu trong nồi gang sẽ có hàm lượng sắt cao hơn”.

Ngoài ra, để ngăn chặn các triệu chứng rong kinh trở nên nặng hơn, chị em nên hạn chế ăn uống những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều gia vị cay hoặc chua
  • Đồ uống lạnh nhiều chất kích thích, như cà phê, rượu, bia hay trà đặc
  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm nhiều đường

Rất khó để phòng ngừa rong kinh, tuy nhiên, với một chiến lược tốt, bạn có thể giảm khả năng tái phát rong kinh sau điều trị và duy trì chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà, cần tuân thủ phác đồ điều trị rong kinh, thực hiện nghiêm túc – đây chính là “chìa khóa” giúp rong kinh không còn là nỗi ám ảnh của mỗi chị em.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 03/07/2022 - Cập nhật lúc 3:17 am , 03/07/2022

Cùng chuyên mục