Cây Ráy Chữa Bệnh Gì

Cây ráy là loại cây mọc hoang rất nhiều ở Việt Nam và thường bị “ghẻ lạnh” vì gây ngứa kinh hoàng cho người sử dụng. Tuy nhiên nó lại là một vị thuốc điều trị một số bệnh khá hay, trong đó có bệnh gout. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây ráy với bệnh gout và sức khỏe cong người mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin sau đây.

Thông tin cần biết về cây ráy

Cây ráy (tên khoa học là Alocasia odora C) còn được gọi là cây ráy dại hoặc dã vu, thuộc họ ráy araceae. Loại cây này mọc rất nhiều ở những nơi ẩm thấp tại Việt nam và một số nước nhiệt đới như Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, Châu Úc…

Cây ráy là loại cây thân mềm, cao từ 0.3 – 1.4m, có cây cao tới 5m. Phần trên thẳng đứng, phần dưới bò. Rễ có hình cầu và mọc ra những củ dài có nhiều đốt ngắn, các đốt này có vảy màu nâu.

Cây ráy dại
Hình ảnh cây ráy dại

Lá ráy to, hình tim với kích thước dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45 cm. Cuống lá dài từ 15 – 120m. Cây có các bông mo và xung quanh có các quả mọng hình trứng màu đỏ.

Củ ráy chữa bệnh gì?

Theo các tài liệu cổ, củ ráy có vị nhạt, tính hàn, có đại độc nên gây ngứa ở miệng và cổ họng. Y học cổ truyền thì nhận định rằng, củ ráy có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ đàm bình suyễn.

Hiện nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu về cây ráy nhưng loại cây này đã được sử dụng như một vị thuốc trong phạm vi nhân dân. Một số tác dụng của củ ráy có thể kể đến là giải ngứa lá han, chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân, tê buốt bàn chân, mỏi gối…

Củ ráy dại có tác dụng giải ngứa lá han.

Khi bị trúng độc của lá han, người bệnh có thể lấy một củ ráy cắt đôi rồi xát vào nơi bị ngứa.

Củ ráy dại điều trị mụn nhọt và ghẻ

Người bệnh chuẩn bị nghệ vàng (60g), sáp ong, củ ráy (80 – 100g), nhựa thông, dầu vừng

Chữa mụn nhọt và ghẻ là tác dụng của củ ráy ít được mọi người biết đến
Chữa mụn nhọt và ghẻ là tác dụng của củ ráy ít được mọi người biết đến

Đầu tiên bạn gọt vỏ củ ráy, đem giã nát với nghệ. Tiếp theo cho dầu vừng vào hỗn hợp nghệ và ráy nấu nhừ lên. Tiếp đến cho dầu thông và sáp ong vào nấu cùng cho tan. Sau đó đem hỗn hợp này phết vào giấy rồi dán vào chỗ mụn, ghẻ sẽ khỏi.

Tác dụng của củ ráy trong chữa bệnh gout

Bên cạnh các tác dụng kể trên, củ ráy còn có tác dụng chữa bệnh gout. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về khả năng chữa trị căn bệnh này nhưng theo dược sĩ Võ Mạnh Hùng, trưởng khoa dược Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Định cây ráy có thể chữa bệnh gout, nhất là khi kết hợp củ ráy và chuối hột.

Để chữa bệnh gút từ củ ráy chuối hột người bệnh cần chuẩn bị hai loại thảo dược này ở dạng khô theo tỉ lệ 50 – 50. Đem chuối hột khô và củ ráy khô xay thành bột cho vào lọ thủy tinh. Mỗi ngày uống hỗn hợp bột này 2 lần, mỗi lần một muỗng cà phê.

Chữa gout là một trong những tác dụng chữa bệnh của củ ráy
Chữa gout là một trong những tác dụng chữa bệnh của củ ráy

Ngoài cách chữa bằng bột củ ráy và chuối hội, người bệnh có thể sử dụng chuối hột và củ ráy sao vàng, mỗi vị 50g. Đem những nguyên liệu này sắc lấy nước uống trong ngày. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc này từ 1 – 2 tháng để giảm đau và làm tiêu các hạt tophi.

Bên cạnh việc sử dụng chuối hột và củ ráy, dược sĩ Mạnh khuyên người bệnh tập thể dục nhẹ nhàng để đem lại hiệu quả điều trị gout tốt hơn.

Những lưu ý khi sử dụng củ ráy dại chữa bệnh

Khi sử dụng củ ráy chữa bệnh người bệnh cần lưu ý rằng:

  • Củ ráy có hàm lượng sapotoxin cao nên thường gây ngứa, tê môi, lưỡi và cứng hàm khi dùng trực tiếp. Với những bài thuốc đi qua miệng người bệnh cần nấu thật kĩ để giúp làm giảm loại độc tố này.
  • Chữa bệnh bằng cây ráy dại, nhất là bệnh gout thường không thể khỏi tận gốc. Loại cây này có thể gây ra tình trạng dị ứng nếu cơ địa không phù hợp. Trường hợp sử dụng ráy chữa bệnh không hiệu quả hoặc bị dị ứng người bệnh cần sớm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cây ráy và tác dụng chữa bệnh của củ ráy. Mong rằng với những thông tin này bạn đọc đã hiểu rõ hơn về loại cây quen thuộc này và biết cách sử dụng chúng an toàn hơn khi điều trị bệnh.

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 2:00 pm , 27/06/2024
Nguồn tham khảo
Chuyên khoa
Bệnh học tham khảo

Bài viết liên quan