Top 15 thuốc trị vảy nến mới, ít tác dụng phụ, giảm tái phát

Thuốc trị vảy nến có các dạng điều chế gồm kem bôi, thuốc uống hay thuốc tiêm. Việc lựa chọn được các loại thuốc phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng và giảm thiểu tần suất tái phát bệnh. Dưới đây là top 15 thuốc đặc trị vảy nến thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn.

Top 15 thuốc trị vảy nến thông dụng và hiệu quả nhất

Bệnh vảy nến được đặc trưng bởi các mảng da đỏ có phủ vảy trắng bạc. nguyên nhân gây bệnh là do sự tăng sinh quá nhanh của các tế bào sừng kết hợp với tình trạng viêm ở lớp thượng bì, trung bì. Tổn thương do vảy nến mang lại không chỉ gây mất thẩm mỹ cho da mà còn hay tái phát và khiến bệnh nhân mặc cảm, tự ti.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị vảy nến. Được sử dụng phổ biến là các loại thuốc dưới đây:

1. Thuốc đặc trị vảy nến dạng uống Methotrexate

Giá tham khảo: 6.000 đồng/viên 2,5mg.

Methotrexate là thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hay bệnh vảy nến. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế phản ứng viêm trên da, đồng thời làm chậm quá trình sản xuất các tế bào da, qua đó hạn chế sự xuất hiện của các mảng da đỏ và vảy sừng trên vùng da tổn thương.

thuốc trị vảy nến Meloxicam
Meloxicam có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến

Ở liều thấp, Methotrexate được dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, viêm loét thực quản, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, mờ mắt, rụng tóc, giảm tế bào máu. Ngoài ra, thuốc còn ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan như gan, phổi, dạ dày.

Methotrexate chủ yếu được chỉ định để điều trị cho người trưởng thành bị vảy nến nghiêm trọng, vùng tổn thương chiếm trên 50% diện tích da của cơ thể hoặc mắc vảy nến thể đỏ da toàn thân. Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và người từ 65 tuổi trở lên.

Liều dùng:

  • Uống 10 – 15mg mỗi tuần.
  • Liều dùng tối đa không nên vượt quá 30mg/tuần.

2. Thuốc bôi vảy nến Flucinar

Giá tham khảo: 55.000 – 60.000 đồng/hộp x 1 tuýp 15g.

Kem trị vẩy nến Flucinar là một loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Thuốc có tác dụng tiêu viêm mạnh, làm giảm hiện tượng viêm đỏ, ngứa ngáy ở vùng da bị tổn thương.

Ngoài ra, Flucinar còn hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm, giúp cải thiện tình trạng bong tróc da, kích thích tái tạo các mô bị tổn thương. Do có tác dụng tại chỗ, Flucinar ít gây tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc trị vảy nến đường uống. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng với một số phản ứng phụ của thuốc như kích ứng, teo da, rạn nứt da, nổi mụn trứng cá đỏ, nhiễm trùng thứ phát…

Để đảm bảo an toàn, bạn không nên lạm dụng thuốc kéo dài quá 3 – 4 tuần trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ. Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em và phụ nữ có thai. Sau khi bôi thuốc, tránh băng kín vùng da tổn thương bởi hành động này gây nguy cơ ngộ độc toàn thân hoặc suy vỏ tuyến thượng thận rất cao.

Liều lượng: 

  • Mỗi ngày bôi thuốc 1 lần.
  • Bệnh nhân mắc vảy nến nặng có thể thoa thuốc 2 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian đầu. Khi các triệu chứng đã cải thiện thì giảm liều xuống.
  • Khi bôi thuốc, bạn nên làm sạch vùng tổn thương và chỉ thoa một lớp thuốc mỏng lên da.

3. Kem trị vẩy nến Salicylic 5%

Giá tham khảo: 20.000 đồng/hộp x 1 tuýp 5g.

Một số bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc Salicylic 5%. Loại thuốc này có tác dụng làm mềm và kích thích lớp vảy bong tróc ra ngoài mà không tạo ra tổn thương cho da, giúp bề mặt da nhẵn mịn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo xấu. Bên cạnh đó, đặc tính sát khuẩn nhẹ của thành phần acid Salicylic có trong thuốc còn giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Thuốc Salicylic 5% thích hợp cho những bệnh nhân bị vảy nến nhẹ, tổn thương còn khu trú trong một phạm vi nhỏ và chưa lan rộng. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô da, kích ứng da, phát ban, nổi mẩn ngứa do dị ứng da

Liều lượng: 

  • Thoa thuốc trực tiếp lên vùng da bị vảy nến mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.

4. Thuốc Cyclosporine chữa vảy nến

Giá tham khảo: 12.000 đồng/viên.

Cyclosporine cũng nằm trong danh sách các loại thuốc trị vảy nến đang được chỉ định rộng rãi. Thuốc hoạt động dựa trên cơ thể ức chế miễn dịch có chọn lọc giúp ức chế phản ứng viêm trên da.

Đối tượng được kê đơn thuốc Cyclosporine chủ yếu là những bệnh nhân không đáp ứng được với các thuốc chữa vảy nến khác, người bị vảy nến thể mụn mủ, viêm khớp vảy nến hay vảy nến toàn thân. Thuốc được sử dụng trong thời gian điều trị ngắn hạn và không thích hợp với những bệnh nhân bị ung thư, suy giảm chức năng lọc của thận, người mắc bệnh cao huyết áp không kiểm soát hoặc các đối tượng đang dùng thuốc ức chế miễn dịch khác.

Thuốc đặc trị vảy nến Cyclosporine
Thuốc Cyclosporine hiện đang được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh vảy nến

Liều dùng: 

  • Giai đoạn điều trị ban đầu: Mỗi ngày uống 2,5 mg/kg chia làm 2 lần dùng.
  • Sau khoảng 4 tuần, bệnh nhân có thể tăng dần liều dùng lên 0,5-1mg/kg.
  • Không uống quá 5mg/kg/ngày.

5. Thuốc bôi vảy nến Daivobet

Giá tham khảo: 330.000 đồng/hộp x 1 tuýp 15g.

Daivobet có dạng thuốc mỡ. Khi thoa lên vùng da bị tổn thương, các hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu và phát huy khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào da mới. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng chống dị ứng, làm giảm hiện tượng viêm đỏ trên da.

Thuốc Daivobet chỉ được khuyến cáo sử dụng để điều trị vảy nến theo đường bôi ngoài da trong thời gian tối đa là 4 tuần. Thuốc thích hợp cho những bệnh nhân có vùng tổn thương da nhỏ, diện tích da không vượt quá 30%. Chống chỉ định Daivobet cho acc1 bệnh nhân bị vảy nến đỏ da, đang bong vảy hoặc có mụn mủ, người bị rối loạn chuyển hóa calci, nhiễm trùng da (do nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), teo da, suy tĩnh mạch dưới da, suy gan thận nặng.

Liều dùng:

  • Thoa thuốc mỗi ngày 1 lần
  • Liều dùng tối đa trong ngày không nên vượt quá 15g.
  • Không dùng thuốc cho người dưới 18 tuổi.

6. Thuốc đặc trị vảy nến Acitretin (Soriatane)

Giá tham khảo: 1.900.000 đồng/hộp 30 viên 25mg.

Thuốc Acitretin được sử dụng trong điều trị vảy nến ở mức độ nặng. Khi được hấp thụ, các hoạt chất trong thuốc sẽ liên kết với thụ thể trong cơ thể nhằm mục đích ổn định tốc độ phát triển của các tế bào da, qua đó cải thiện các triệu chứng do bệnh vảy nến gây ra.

Thông thường, Acitretin chỉ được bác sĩ kê đơn khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả. Thuốc giúp duy trì sự tăng trưởng bình thường của da, ngăn chặn sự phát triển của vảy nến. Phụ nữ đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai, người đang cho con bú, có vấn đề về gan, thận, thị lực, tim mạch, tăng Triglyceride máu, thừa vitamin A, rối loạn tâm thần hoặc bị tiểu đường nên thông báo cho bác sĩ biết để được chỉ định loại thuốc trị vảy nến khác an toàn hơn.

Liều dùng:

  • Trẻ dưới 18 tuổi: Không nên dùng thuốc Acitretin.
  • Người trưởng thành: Liều tấn công 25 – 50 mg / lần/ngày. Liều duy trì 25 – 50 mg/lần/ngày.
  • Bệnh nhân trên 65 tuổi: Điều trị với liều thấp hơn theo chỉ định của bác sĩ.

7. Kem trị vẩy nến Dithranol

Giá tham khảo: Khoảng 175.000 đồng/tuýp 50g dạng hàm lượng 0,1%.

Thuốc bôi vảy nến Dithranol có các dạng hàm lượng gồm 0,1%, 0,25% và 0,5%. Thuốc chứa dẫn xuất của anthracene. Khi sử dụng, hoạt chất trong thuốc sẽ hoạt động bằng cách ức chế quá trình chuyển hóa enzym, đồng thời cản trở sự phân chia tế bào ở lớp biểu bì da, giúp hoạt động tăng sinh của da diễn ra bình thường.

Kem trị vẩy nến Dithranol
Kem Dithranol có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào da, ngăn chặn sự phát triển của bệnh vảy nến

Dithranol có thể được chỉ định trong điều trị vảy nến thể bán cấp hoặc mãn tính. Trong quá trình sử dụng, thuốc cũng giúp hỗ trợ tiêu viêm, làm giảm hiện tượng bong tróc da và ngăn chặn sự lan rộng của tổn thương. Chống chỉ định thuốc cho bệnh nhân mắc vảy nến thể đỏ da toàn thân, vảy nến cấp tính hoặc vảy nến thể mụn mủ.

Liều dùng:

  • Liều dùng thông thường: Thoa thuốc nồng độ 0,1% lên da và lưu lại trong vài giờ rồi tắm rửa cho sạch sẽ, trường hợp có làn da sáng thì chỉ nên dùng loại 0,05%. Sang các tuần tiếp theo có thể tăng dần nồng độ lên từ 0,5% – 1%.
  • Chữa vảy nến da đầu: Chải tóc để loại bỏ bớt các mảng vảy. Thoa thuốc trực tiếp lên khu vực cần điều trị, chờ cho ngấm rồi gội sạch đầu.
  • Liệu pháp tiếp xúc ngắn: Thoa thuốc với nồng độ tăng dần đều từ 0,1% đến 2%, để từ 10 – 30 phút có thể tắm rửa lại. Đối với những vùng da lành xung quanh, người bệnh nên bôi vaseline để bảo vệ.

8. Thuốc trị vảy nến Otezla

Giá tham khảo: Đang cập nhật

Otezla là dược phẩm thuộc nhóm thuốc ức chế men phosphodiesterase 4 . Loại thuốc này được chỉ định rộng rãi trong điều trị bệnh viêm khớp vảy nến hay bệnh vảy nến thể mảng có mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. 

Thuốc Otezla được sử dụng theo đường uống. Thuốc hoạt động bằng cách giảm hiện tượng sưng viêm ở khớp và da, cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, đóng vảy, giảm đau và kích thích tái tạo tổn thương.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Otezla bao gồm:

  • Đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Nôn ói
  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn
  • Đau đầu
  • Giảm cân
  • Trầm cảm…

Liều dùng:

  • Mỗi ngày uống 2 lần theo liều lượng được bác sĩ kê đơn.
  • Bạn nên uống thuốc vào các thời điểm giống nhau ở các ngày. Có thể dùng kèm với thức ăn hoặc không.

9. Thuốc bôi vảy nến Calcipotriol

Giá tham khảo: Khoảng 200.000 đồng/tuýp

Nếu đang thắc mắc thuốc trị vảy nến loại nào tốt thì Calcipotriol chính là một gợi ý hữu ích tiếp theo cho bạn. Thuốc được bào chế dưới hình thức bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ. Dưới sự tác động của hoạt chất có trong thuốc, hoạt động tăng sinh của lớp tế bào sừng sẽ bị ức chế, qua đó cải thiện đáng kể tình trạng tạo vảy và bong tróc da ở những bệnh nhân bị vảy nến.

Liều dùng:

  • Bôi thuốc mỗi ngày 2 lần hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tổng liều dùng trong tuần chỉ nên dừng ở mức 100g.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi vùng tổn thương chiếm dưới 16% diện tích da của cơ thể.
  • Tránh dùng thuốc để điều trị vảy nến da mặt và những khu vực da mỏng, nhạy cảm.

10. Tazarotene gel chữa vảy nến

Giá tham khảo: 190.000 đồng/tuýp 0,3%

Thuốc bôi vảy nến Tazarotene gel nằm trong nhóm retinoid và có tác dụng tương tự như vitamin A. Thuốc có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các tế bào da, qua đó ngăn chặn sự phát triển của bệnh vảy nến.

thuốc bôi vảy nến Tazarotene gel
Thuốc Tazarotene gel giúp điều trị bệnh vảy nến bằng cách ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào da

Tazarotene gel thích hợp với những bệnh nhân bị vảy nến thể mảng có diện tích tổn thương trên 20%. Thuốc có các hàm lượng 0,05%, 0,1% và 0,3%.

Liều dùng: 

  • Bôi thuốc mỗi ngày 1 lần.
  • Ban đầu, người bệnh nên dùng thuốc với hàm lượng 0.05% để cơ thể thích nghi rồi tăng lên nồng độ 0,1%.

11. Thuốc đặc trị vảy nến dạng tiêm Adalimumab

Giá tham khảo: Tùy theo dạng biệt dược mà giá bán của thuốc Adalimumab có thể khác nhau.

Adalimumab là thuốc tiêm dưới da có các dạng biệt dược gồm Humiram Solymbic hay Amgevita 40 mg/0,8 ml. Thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm giảm phản ứng viêm trên da, cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp vảy nến ở người trưởng thành.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Adalimumab để điều trị vảy nến cho người quá mẫn với thành phần thuốc, bệnh nhân suy tim mức độ trung bình đến nặng. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và một số tác dụng phụ khác như giảm bạch cầu hạt, rụng tóc, hen suyễn, rối loạn nhịp tim…

Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản được khuyến cáo nên dùng thuốc tránh thai ít nhất 5 tháng trong và sau thời gian điều trị vảy nến bằng thuốc Adalimumab. Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng nên ngừng cho con bú ít nhất 5 tháng sau đợt điều trị.

Liều dùng:

  • Điều trị vảy nến: Tiêm 80mg ở liều khởi đầu và 40 mg ở tuần sau đó.
  • Điều trị viêm khớp vảy nến: Tiêm 40mg sau mỗi 2 tuần.

12. Kem trị vẩy nến Daivonex

Giá tham khảo: 280.000 – 350.000 đồng/tuýp 30g.

Daivonex chứa thành phần chính là Calcipotriol, một dạng dẫn xuất của vitamin D. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích cải thiện tình trạng bong tróc da, khô hoặc hình thành vảy trắng bằng cách ức chế quá trình tăng sinh của các tế bào da.

Thuốc trị vảy nến Daivonex thích hợp cho các đối tượng bị bệnh nhẹ. Tránh bôi thuốc lên vùng mặt. Thuốc cũng không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa calci hoặc dị ứng với thành phần bào chế trong dược phẩm.

Liều lượng:

  • Người lớn: Thoa thuốc lên vùng da bị vảy nến 2 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa trong tuần là 100g.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Ngày dùng 2 lần với liều lượng tối đa trong tuần là 75g.
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Thoa thuốc mỗi ngày 2 lần. Liều lượng tối đa là 50g/tuần.

13. Thuốc Etanercept điều trị vảy nến

Giá tham khảo: Đang cập nhật

Etanercept là một trong những loại thuốc sinh học mới đã được cấp phép sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh vảy nến. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha dung dịch tiêm.

Thuốc trị vảy nến dạng tiêm Etanercept
Thuốc Etanercept được sử dụng để trị vảy nến theo đường tiêm

Thuốc Etanercept có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến hoặc vảy nến thể mảng không đáp ứng được với một số thuốc điều trị khác. Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang bị nhiễm trùng máu hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng máu.

Liều dùng:

  • Liều khởi đầu lần dùng 25 mgx 2 lần/tuần.
  • Trong 12 tuần tiếp theo: Dùng 50mg x 2 lần/tuần.
  • Thời gian điều trị có thể kéo dài đến 24 tuần. Sau 12 tuần điều trị, nếu bệnh nhân không đáp ứng thì nên ngừng sử dụng thuốc.

14. Thuốc kháng viêm Diprosone cream 0.05%

Giá tham khảo: Đang cập nhật

Diprosone cream là một loại thuốc bôi vảy nến thuộc nhóm corticoid. Thuốc chứa thành phần betamethasone dipropionate kết hợp với dầu khoáng, chất dưỡng ẩm, axit photphoric, propylene glycol và một số hoạt chất khác.

Khi thoa lên vùng da bị vảy nến, kem Diprosone sẽ hoạt động bằng cách kháng viêm, giảm ngứa mạnh nhờ vào tác dụng ức chế miễn dịch, giảm phản ứng dị ứng trên da. Mặc dù chỉ cho tác dụng tại chỗ nhưng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như sưng đỏ da, rạn da, phát ban, nóng rát da… Do vậy, tránh lạm dụng thuốc vượt quá liều lượng cho phép.

Liều dùng:

  • Thoa kem mỗi ngày 1 lần.
  • Có thể tăng liều lên 2 lần/ngày đối với các trường hợp bị vảy nến nghiêm trọng.

15. Thuốc chữa vảy nến Infliximab

Giá tham khảo: Đang cập nhật

Cuối cùng, bạn có thể tham khảo thuốc trị vảy nến Infliximab. Đây là loại thuốc sinh học được sử dụng trong điều trị viêm khớp vảy nến hay vảy nến mãn tính. Thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động của yếu tố hoại tử u alpha, qua đó cải thiện tình trạng sưng viêm và giảm thiểu tổn thương cho da.

Thuốc Infliximab được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Bệnh nhân có thể cảm thấy choáng váng, ngứa ran ở vị trí tiêm hoặc đau đầu, ớn lạnh cùng một số tác dụng phụ khác xảy ra trong vòng 1 – 2 giờ sau tiêm. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng, hãy thông báo cho nhân viên y tế biết ngay.

Liều dùng:

  • Người lớn: 0,5mg/kg.
  • Trẻ em: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên tắc dùng thuốc đặc trị vảy nến

Bệnh vảy nến rất khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay, bao gồm cả việc dùng thuốc chỉ nhằm mục đích kiểm soát tốt các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Để đạt được hiệu quả tối ưu, khi dùng thuốc trị vảy nến bệnh nhân nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Thăm khám chuyên khoa da liễu khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và dùng thuốc theo toa của bác sĩ.
  • Khi đi khám, hãy liệt kê ra danh sách tất cả các loại thuốc đang dùng để thuận tiện hơn trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và kê đơn thuốc điều trị vảy nến cho phù hợp.
  • Sử dụng thuốc đúng theo liều lượng được khuyến cáo.
  • Tránh lạm dụng thuốc trị vảy nến kéo dài quá lâu bởi hầu hết các loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách.
  • Ngoài thuốc Tây, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc kết hợp sử dụng thêm thuốc Đông y, thực phẩm chức năng hay các phương pháp điều trị khác để nhanh chóng kiểm soát được bệnh.
  • Không tự ý ngưng dùng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang dùng loại thuốc khác mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp nâng cao hiệu quả của thuốc trị vảy nến. Người bệnh nên tránh stress, giữ vệ sinh và chăm sóc da đúng cách, kiêng uống bia rượu, không hút thuốc lá và phôi nắng mỗi ngày từ 20 – 30 phút để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:51 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc