Đau Bụng Kinh (Thống Kinh): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phân Loại & Điều Trị

Đau bụng kinh là chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến hàng đầu với hơn một nửa chị em phải trải qua vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cần thiết về tình trạng này, đặc biệt là các điều trị, kiểm soát đau bụng kinh một cách tự nhiên.

Đau bụng kinh là gì và phân loại?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Phụ Bệnh viện YHCT TW, đau bụng kinh là một thuật ngữ y khoa chỉ những cơn đau ở bụng mà nhiều phụ nữ gặp phải ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những triệu chứng điển hình của hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome – PMS).

Đau bụng kinh thường bắt đầu vài ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu và tiếp tục trong 2 – 3 ngày trong kỳ kinh. Cảm giác đau đớn là do tử cung co bóp để hỗ trợ quá trình đẩy niêm mạc tử cung ra ngoài bên ngoài.

Đau bụng kinh tiếng Anh là Dysmenorrhea, Menstrual Cramps hoặc Period cramps
Đau bụng kinh tiếng Anh là Dysmenorrhea, Menstrual Cramps hoặc Period cramps

Ở mỗi chị em sẽ cảm nhận cơn đau bụng kinh với mức độ khác nhau, từ nhẹ tới đau bụng kinh nguyệt dữ dội. Có 2 loại đau bụng kinh thường gặp:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Xảy ra ở những nữ giới khỏe mạnh, nguyên nhân là do tử cung co bóp tự nhiên. Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng dưới hoặc ở lưng, thậm chí có thể lan xuống đùi và xuống chân. Cường độ đau có thể từ nhẹ tới nặng, kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi và tiêu chảy. Mức độ đau sẽ nhẹ dần khi chị em có tuổi và khi nồng độ prostaglandin giảm đi một cách tự nhiên. Loại đau bụng kinh này có thể chấm dứt hoàn toàn sau khi sinh.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Là hậu quả của một rối loạn sinh sản nào đó hoặc bệnh tiềm ẩn. Đối với nữ giới bị đau bụng kinh thứ phát, cơn đau có xu hướng đến sớm và kéo dài, hiếm khi kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.

Dấu hiệu khi đau bụng kinh

Như đã nói ở trên, triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát có những điểm giống – khác nhau. Nhìn chung, chị em có thể gặp triệu chứng đau bụng kinh như sau:

  • Cảm giác đau, tức, có áp lực trong bụng
  • Có cảm giác bị mắc kẹt khí trong bụng
  • Đau ở hông, lưng dưới và đùi trong
  • Một số người thấy buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón

Các triệu chứng khác có liên quan đến đau bụng kinh bao gồm khó chịu, thay đổi tâm trạng, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ…

Có chị em chỉ gặp cơn đau bụng thoáng qua, không đáng kể. Nhưng cũng có người miêu tả đau bụng kinh bằng gãy 10 cái xương sườn, đau bụng kinh tới chết đi sống lại”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà chia sẻ, “Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội, xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc đau bụng kéo dài hơn 2 – 3 ngày, hãy đi khám ngay. Cả đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát đều có thể thuyên giảm tốt nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị”.

Vị trí đau bụng kinh thường gặp
Vị trí đau bụng kinh thường gặp

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cũng cho biết thêm nếu bạn bị đau bụng kinh kèm theo những yếu tố sau, nên đi khám càng sớm càng tốt để loại trừ những nguy cơ lâu dài cho sức khỏe: Tiếp tục đau sau khi đặt vòng tránh thai, bị đau bụng kinh ít nhất trong 3 kỳ kinh nguyệt, xuất hiện các cục máu đông, liên tục tiêu chảy và buồn nôn, bị đau vùng chậu ngay cả khi không có hành kinh.

Đau bụng kinh đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, nếu không điều trị ngay có thể tạo ra các mô sẹo làm tổn thương các cơ quan vùng chậu và dẫn đến vô sinh. Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức: Sốt cao, đau vùng chậu dữ dội, đau đột ngột (đặc biệt nếu bạn đang mang thai) âm đạo tiết dịch có mùi hôi.

Tại sao đau bụng kinh?

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra khi hóa chất prostaglandin (chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau) làm cho tử cung co thắt lại. Ở nữ giới, tử cung chính là nơi chứa đựng và giúp thai nhi phát triển. Tử cung sẽ luôn co bóp trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, khi tới kỳ kinh, tử cung sẽ càng co bóp mạnh hơn. Tử cung co bóp quá mạnh mẽ có thể đè lên các mạch máu ở gần đó, vô tình cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho các mô cơ. Một phần cơ bị mất oxy sẽ khiến chị em cảm thấy đau đớn trong thời gian ngắn.

Trong khi đó, đau bụng kinh thứ phát có nguyên nhân và cơ chế riêng, tùy thuộc vào điều kiện gây ra nó.

  • Lạc nội mạc tử cung: Thông thường, các mô niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) chỉ phát triển ở trong tử cung. Nếu chúng được tìm thấy bên ngoài tử cung (đi lạc), bong ra và chảy máu trong kỳ kinh sẽ gây sưng, đau và tạo sẹo.
  • Cơ tuyến tử cung: Tình trạng này khá giống lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên, trong bệnh cơ tuyến tử cung, niêm mạc tử cung sẽ phát triển trong thành cơ tử cung. Điều này khiến tử cung to hơn hẳn so với kích thước bình thường, kèm theo hiện tượng chảy máu bất thường và đau đớn.
  • Bệnh viêm vùng chậu: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn bắt đầu từ tử cung và có thể lây lan sang các cơ quan sinh sản khác. Triệu chứng điển hình của viêm vùng chậu là đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục.
  • Hẹp cổ tử cung: Lỗ cổ tử cung bị chít hẹp.
  • U xơ: Các khối u lành tính phát triển ở bên trong, bên ngoài hoặc trong thành tử cung có thể gây đau.

ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ ĐAU BỤNG KINH UY TÍN HÀNG ĐẦU 

Ngoài ra, tình trạng đau bụng kinh thứ cấp còn có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác như u nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung hoặc do đặt vòng tránh thai.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ bị đau bụng kinh, bao gồm: 30 tuổi hoặc trẻ hơn, có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), ra nhiều máu kinh, chu kỳ kinh không đều, có người thân cận huyết bị đau bụng kinh, chưa từng mang thai, chưa từng sinh con, hút thuốc lá, thừa cân hoặc béo phì, uống rượu bia, gặp phải các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt thông thường, có chỉ số khối cơ thể thấp, là nạn nhân của lạm dụng tình dục…

Đau bụng kinh làm sao hết?

Khi mới các triệu chứng đau bụng kinh, chị em nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có cách xử lý. Để được chẩn đoán và loại trừ bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra tổng thể, bao gồm cả khám phụ khoa. Nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào đáng lo ngại, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm, chụp CT, MRI hoặc nội soi ổ bụng.

Vậy, đau bụng kinh dữ dội nên làm gì? Tìm hiểu ngay những phương pháp chữa đau bụng kinh dưới đây:

Phương pháp giảm đau bụng kinh tự nhiên

Rất nhiều chị em có những cách riêng để đối phó với chứng đau bụng kinh, từ các mẹo dân gian cho tới tận dụng những nguyên liệu sẵn có tại nhà. Dưới đây là những mẹo trị đau bụng kinh được nhiều chị em áp dụng:

Chườm ấm: Chườm khăn ấm, túi chườm hoặc dán miếng dán nhiệt (khoảng 40°C) trên bụng và lưng dưới có thể mang lại hiệu quả như thuốc giảm đau Ibuprofen.

Đau bụng kinh xoa môi trên: Đây là phương pháp xử lý đau bụng kinh theo y học cổ truyền. Tức là bấm huyệt để giảm đau bụng kinh. Chị em dùng 2 ngón tay trỏ để ấn vào nhân trung (vùng lõm giữa mũi và miệng) rồi từ từ kéo 2 ngón tay này về phía 2 mép môi. Thực hiện liên tục trong 3 phút sẽ thấy cơn đau bụng giảm hẳn.

Có nhiều mẹo giúp giảm đau bụng kinh an toàn
Có nhiều mẹo giúp giảm đau bụng kinh an toàn

Sử dụng tinh dầu: Các loại tinh dầu không chỉ có mùi hương tuyệt vời mà còn giúp ích cho chị em theo nhiều cách khác nhau.

  • Tinh dầu bạch đậu khấu: Giúp chống viêm và giảm đau cơ. Chị em chỉ cần massage 3 – 4 giọt tinh dầu này lên bụng.
  • Tinh dầu hạt cumin: Loại dầu siêu linh hoạt này có đặc tính chống co thắt và làm dịu cơn đau bụng kinh và đau cơ bắp. Hãy nhỏ 3 giọt tinh dầu hạt cumin lên bụng hoặc bất cứ nơi nào bạn bị đau và massage vài phút.
  • Tinh dầu hạt tiểu hồi: Giúp giảm tần suất và cường độ co thắt tử cung. Hãy thêm 1 – 2 giọt tinh dầu tiểu hồi vào tách trà hoặc nước lọc và uống mỗi ngày. Bạn cũng có thể massage bụng như các loại tinh dầu trên.
  • Tinh dầu hoa hồng: Không chỉ giúp giảm stress, căng thẳng, tinh dầu hoa hồng còn giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể dùng đèn đốt tinh dầu khuếch tán tinh dầu này, hoặc massage vài giọt tinh dầu này lên bụng.

Massage: 20 phút massage quanh bụng, hông và lưng có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả, đặc biệt là đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung. Bạn có thể massage bụng với những loại tinh dầu kể trên hoặc một hỗn hợp tinh dầu hoa oải hương, xô thơm và kinh giới. Nên pha loãng các tinh dầu này với dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu olive) trước khi áp dụng lên da.

Băng quấn kinesio: Loại băng quấn này thường được dân chơi thể thao và các vận động viên sử dụng để quấn quanh bắp chân/đùi nhằm giảm đau nhức trong quá trình tập luyện. Chị em có thể sử dụng băng này để quấn quanh vùng xương chậu trước và trong kỳ kinh để giảm đau.

Đạt cực khoái: Đây là một mẹo giảm đau bụng kinh rất đặc biệt. Lên đỉnh trong kỳ kinh có thể làm tăng lưu lượng máu, từ đó giảm cơn đau vùng chậu, tăng khả năng chịu đau, giảm stress hiệu quả.

Rèn luyện cơ thể: Tập yoga, đặc biệt là yoga nidra có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh vô cùng hữu hiệu. Yoga nidra là một loại yoga siêu thư giãn, chị em chỉ cần nằm xuống (tư thế savasana) và thư giãn để cơ thể phục hồi. Nên thực hành yoga nidra khoảng 35 – 40 phút, 5 ngày/tuần. Ngoài ra, ngồi thiền khoảng 10 phút/ngày cũng là biện pháp giảm đau, thư giãn, giảm căng thẳng tốt.

Các chuyên gia sản phụ khoa cũng khuyến khích chị em tham gia các môn thể dục nhịp điệu hoặc tập thể dục dưới nước. Một nghiên cứu cho biết chỉ cần thực hành các bộ môn này khoảng 12 tuần, mức độ nghiêm trọng và thời gian đau bụng kinh có thể giảm đáng kể.

7.939 người đã CHẤM DỨT ĐAU BỤNG KINH chỉ sau 1 liệu trình sử dụng thảo dược tự nhiên

Được mời làm cố vấn sức khỏe cho chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 với chủ đề “Đông y chữa bệnh phụ khoa”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đề cập đến bệnh thống kinh và cách điều trị dứt điểm tình trạng này.

XEM TRỌN CHƯƠNG TRÌNH Sống khỏe mỗi ngày –VTV2

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho hay: “Đau bụng kinh trong y học cổ truyền gọi là thống kinh, căn nguyên là do vận hành khí và huyết bị ngăn trở. Mà kinh nguyệt là do huyết hóa ra và huyết lại tùy vào khí để vận hành. Bởi vậy, khí huyết suy kém, ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông, gây thống tắc bất thông hay đau bụng kinh. Muốn giải quyết dứt điểm thống kinh, cần xác định rõ người bệnh thuộc thể thống kinh nào rồi cứ theo mà áp dụng bài thuốc điều trị phù hợp”.

>>> Trị MỘT LẦN, khỏi CẢ ĐỜI

Phương pháp điều trị thống kinh của bác sĩ Đỗ Thanh Hà dựa theo nguyên lý trị bệnh từ gốc tới ngọn của y học cổ truyền, bởi vậy đây được coi là giải pháp “vàng”, giúp duy trì hiệu quả lâu dài và chặn đứng tái phát.

Bài thuốc thang trị đau bụng kinh của bác sĩ Hà không chỉ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cắt cơn đau bụng kinh mà còn giúp bổ máu, thúc đẩy khí huyết lưu thông nhờ sự phối chế tinh tế giữa các vị thuốc quý. Ví dụ, xích thược giúp lương huyết, hoạt huyết, tán ứ, giúp giải độc tiêu ung chỉ thống, phá mọi tích tụ, trị các chứng huyết nhiệt, phát ban, huyết trệ kinh bế và thống kinh. Đan sâm giúp an thần, trị kinh nguyệt không đều, bế kinh hay mất kinh… Hương phụ giúp điều hòa kinh nguyệt, kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt cơ thể…

Bên cạnh bài thuốc uống, tùy từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là những chị em bị viêm nhiễm vùng kín, bác sĩ Hà có thể kê thêm thuốc ngâm rửa. Thuốc ngâm rửa giúp vệ sinh vùng kín dịu nhẹ, loại bỏ mầm bệnh, cân bằng độ pH và giúp vùng kín dễ chịu hơn.

>>> Phác đồ CÁ NHÂN HÓA

Phác đồ cá nhân hóa chính là một trong những điểm độc đáo của phương pháp điều trị này. Theo đó, mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ Hà thăm khám cẩn thận bằng Tứ chẩn, kết hợp với các xét nghiệm (nếu có) đã thực hiện trước đó để chẩn đoán chính xác căn nguyên, thể bệnh thống kinh. Phác đồ điều trị và bài thuốc như thế nào sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán, cơ địa, thể trạng, nhu cầu riêng của mỗi bệnh nhân. Nói cách khác, bài thuốc được “đo ni đóng giày” cho từng người, chứ không phải bài thuốc đại trà hay sao chép đơn thuốc của người này cho người khác.

Ví dụ như thể tỳ hư cần bài thuốc giúp kiện tỳ giảm đau; Thể can thận hư cần thuốc bổ can huyết, bổ thận; Thể khí hư hàn tập trung vào phép trị ôn kinh bổ hư; Thể khí huyết hư cần dụng các vị thuốc bổ khí huyết chỉ thống; Thể cảm hờn cần ôn kinh tán hàn; Thể huyết ứ phải hoạt huyết hóa ứ điều kinh; Thể khí trệ tập trung hành khí điều kinh và thể huyết nhiệt chú trọng thanh nhiệt lương huyết.

KHÁM PHÁ NGAY: Cộng đồng webtretho đánh giá gì về bác sĩ Đỗ Thanh Hà?

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà xuất hiện trên nhiều mặt báo, tạp chí uy tín
Bác sĩ Đỗ Thanh Hà xuất hiện trên nhiều mặt báo, tạp chí uy tín

>>> Dược liệu SẠCH, thành phẩm AN TOÀN

Tất cả dược liệu trong bài thuốc đều đã được bác sĩ Hà kiểm soát chặt chẽ trong mọi khâu. Những thảo dược này được tuyển chọn từ vườn biệt dược chuẩn GACP-WHO, trải qua nhiều quy trình nghiêm ngặt rồi mới đưa vào sản xuất tại nhà máy GMP-WHO. Do vậy, chị em hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bài thuốc, không còn e ngại tác dụng phụ như những phương pháp điều trị đau bụng kinh thông thường.

>>> Hiệu quả VƯỢT TRỘI, được KIỂM CHỨNG

Tùy từng cơ địa, thể trạng và cách thay đổi lối sống của từng người bệnh mà hiệu quả bài thuốc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, chỉ sau những tuần đầu sử dụng thuốc, chị em đã nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Từ 1 tuần tới nửa tháng, cơn đau bụng kinh giảm rõ rệt về tần suất và cường độ đau. Sau hơn 1 tháng, kinh nguyệt đều hơn, triệu chứng đau bụng kinh đã giảm đi trông thấy. Từ tháng thứ 2 – 3, cơn đau giảm dần và mất hẳn.

Theo thống kê, trong 7.939 trường hợp đã điều trị đau bụng kinh thành công nhờ phương pháp của bác sĩ Đỗ Thanh Hà, chưa có trường hợp nào bị tái phát trở lại.

Chị Phạm Thanh Hà (30 tuổi) cho biết: “Mình từng bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh và đau bụng kinh sau sinh. Lo ngại dùng thuốc Tây sẽ hại sữa, nên mình đã tin tưởng lựa chọn điều trị với bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà. Bài thuốc không chỉ điều trị hiệu quả các vấn đề kinh nguyệt, mà còn giúp mình khỏe khoắn, ngủ ngon hơn”.

Chị Thanh Hà cho biết trong quá trình điều trị không gặp vấn đề bất thường gì, thậm chí thuốc còn giúp lợi sữa, xem thêm
Chị Thanh Hà cho biết trong quá trình điều trị không gặp vấn đề bất thường gì, thậm chí thuốc còn giúp lợi sữa, xem thêm TẠI ĐÂY
Bệnh nhân chữa 1 được 2: Thoát khỏi đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và nội tiết tố
Bệnh nhân chữa 1 được 2: Thoát khỏi đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và nội tiết tố
Bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt của bác sĩ Đỗ Thanh Hà được nhiều chị em tin tưởng chia sẻ trên các diễn đàn lớn
Bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt của bác sĩ Đỗ Thanh Hà được nhiều chị em tin tưởng chia sẻ trên các diễn đàn lớn

Nếu còn điều gì thắc mắc và muốn được thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà giải đáp, độc giả liên hệ ngay (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ):

Phòng khám Đông y Việt Nam

Điều trị đau bụng kinh bằng Tây y

Để giảm bớt cơn đau bụng kinh, bác sĩ Tây y có thể khuyên chị em nên áp dụng:

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau phổ biến như Ibuprofen (Advil, Motrin IB…) hoặc Naproxen sodium (Aleve) với liều dùng bắt đầu từ 1 ngày trước kỳ kinh có thể giúp kiểm soát đau bụng kinh. Sau đó, chị em có thể tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn trong 2 – 3 ngày hoặc cho đến khi hết các triệu chứng.

Đối với câu hỏi đau bụng kinh uống Efferalgan được không hoặc đau bụng kinh uống Panadol được không… chị em cần biết rằng 2 thuốc này thuộc nhóm giảm đau chứa paracetamol (acetaminophen). Chúng có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả nhưng việc uống thuốc phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Chị em không được tự ý uống thuốc này khi chưa có hướng dẫn. 

Lạm dụng paracetamol để giảm đau bụng kinh có thể gây ra các tác dụng phụ như: Hại gan thận, tăng nguy cơ vô sinh, dị ứng, phát ban, ngứa, phù thanh quản, phù mạch, giảm tiểu cầu, bạch cầu và huyết cầu…

Biện pháp tránh thai

Một số biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng kinh. Ví dụ như thuốc tránh thai hàng ngày, que cấy hoặc thuốc tiêm tránh thai.

Ngưng sử dụng biện pháp tránh thai nếu muốn mang thai sớm
Ngưng sử dụng biện pháp tránh thai nếu muốn mang thai sớm

Lưu ý rằng quy trình đặt vòng tránh thai nội tiết có thể gây đau bụng kinh. Bởi vậy, nếu bạn đã từng bị đau bụng kinh hoặc mắc viêm vùng chậu, nên tránh sử dụng biện pháp tránh thai này.

Quản lý bệnh nền

Trong trường hợp chị em bị đau bụng kinh thứ phát, việc xác định và xử lý những tình trạng sức khỏe liên quan là điều cần thiết để giảm, ngăn chặn đau bụng kinh. Ví dụ, nếu chị em bị u xơ tử cung, có thể phẫu thuật để loại bỏ khối u đang gây đau.

Đau bụng kinh nên ăn gì, uống gì nhanh khỏi?

Đối với những chị em đang băn khoăn: Đau bụng kinh có nên uống nước dừa? Đau bụng kinh uống trà gừng có sao không? Ăn socola giảm đau bụng kinh không? Đau bụng kinh có nên ăn sữa chua hay ăn dứa giảm đau bụng kinh được không?… bác sĩ Đỗ Thanh Hà giải đáp: “Những gì chị em ăn và uống đều có thể tác động nhất định tới cơn đau bụng kinh. Đó là lý do nên thận trọng lựa chọn những gì nên ăn và không nên ăn trong những ngày ‘rụng dâu’ nhạy cảm”.

Nên ăn thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước
Nên ăn thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước

Bác sĩ Hà cho biết trong chu kỳ kinh nguyệt, uống lượng nước dừa vừa phải có thể hỗ trợ giảm đau bụng kinh vô cùng hiệu quả, vì đây là thức uống giàu điện giải và các vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đối với trà gừng, chị em nên uống khi còn ấm, cho thêm vài giọt chanh tươi và mật ong để giảm đau bụng, ổn định khí huyết. Chị em cũng có thể ăn socola để giảm đau bụng kinh, tuy nhiên nên chọn loại nguyên chất có hàm lượng cacao trên 70%. Sữa chua giàu canxi và dứa giàu enzyme bromelain cũng có thể hỗ trợ tốt cho kỳ đèn đỏ, đồng thời giảm nhanh cường độ đau bụng kinh.

Nhìn chung, chị em nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu canxi, boron, vitamin E, B, axit béo omega-3, sắt, mangan…

Bên cạnh đó, chị em nên tránh các thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế (bánh mì trắng, bánh ngọt), thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, rượu bia, cà phê…

Ngăn ngừa đau bụng kinh hiệu quả

Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng hay lo âu có thể làm tăng khả năng xuất hiện hoặc tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng kinh và những triệu chứng khác của hội chứng tiền kinh nguyệt. Mặc dù có thể khó tránh khỏi căng thẳng trong cuộc sống, nhưng chị em hoàn toàn có thể quản lý nó bằng những việc làm sau: Thực hành yoga, thiền, tập hít thở sâu; Ngủ đủ giấc (từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm); Ăn uống cân bằng; Thể hiện cảm xúc thông qua việc viết nhật ký, nói chuyện với bạn bè hoặc làm những việc mà bạn thích; Tập thể dục vừa sức…

Có thể thấy đau bụng kinh sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn biết cách. Điều quan trọng là chị em nên đi khám sức khỏe tổng thể, khám phụ khoa định kỳ và tham vấn bác sĩ ngay nếu đau bụng kinh trở nên dữ dội, không thể kiểm soát.

ĐỌC NGAY:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 13/09/2022 - Cập nhật lúc 7:19 pm , 13/09/2022

Cùng chuyên mục