Mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là bị gì hay sắp sinh?

Mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng sinh lý do những thay đổi bên trong cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan bởi đây cũng có thể là dấu hiệu sắp chuyển dạ hoặc biểu hiện của các bệnh phụ khoa.

mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư
Mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng thường gặp ở thai phụ

Mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là bị gì?

Mang thai tháng cuối là giai đoạn khá mệt mỏi với bà bầu vì lúc này thai nhi đã lớn, cơ thể nặng nề và gặp không ít phiền toái khi sinh hoạt. Trong thời gian này, mẹ bầu cần phải chú ý những biểu hiện bất thường để kịp thời đến bệnh viện khi cần thiết.

Khá nhiều bà bầu gặp phải tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối. Khí hư (dịch tiết âm đạo) tiết ra quá nhiều gây ra tâm lý lo lắng và căng thẳng cho thai phụ. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi là hiện tượng sinh lý do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Do đó, bà bầu không nên quá lo lắng khi nhận thấy dịch tiết âm đạo tăng lên.

Một số nguyên nhân có thể gây ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối:

1. Do thay đổi hormone

Trong thời gian mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi – đặc biệt là nồng độ hormone. Trong đó, việc gia tăng hormone estrogen được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tiết nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối. Thông thường, estrogen được sản xuất bởi buồng trứng nhưng khi mang thai, nhau thai và tuyến thượng thận của thai nhi sẽ có vai trò sản sinh hormone này.

Bên cạnh hiện tượng ra khí hư, tăng estrogen cũng khiến cho bà bầu dễ bị thay đổi tâm trạng và nhạy cảm hơn so với bình thường. Estrogen sẽ được sản xuất liên tục từ khi mang thai cho đến hết thai kỳ. Do đó, mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại.

Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm do ảnh hưởng của hormone progesterone. Hiện tượng tăng khí hư trong thời gian mang thai còn giúp ngăn chặn vi khuẩn và nấm xâm nhập vào bên trong âm đạo. Nhờ vậy, mẹ bầu có thể hạn chế được các bệnh lý phụ khoa trong thai kỳ.

2. Do sự co giãn của cơ quan sinh sản

Khi mang thai tháng cuối, tử cung, xương chậu và những cơ quan xung quanh sẽ giãn ra bởi tác động của hormone relaxin. Hormone này giúp tử cung giãn nở để thai nhi có đủ không gian phát triển, đồng thời làm thư giãn xương chậu và những cơ quan lân cận nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư
Sự giãn nở của tử cung, xương chậu và các cơ quan lân cận là nguyên nhân khiến khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường

Song song với sự co giãn của cơ quan sinh sản, âm đạo sẽ tiết ra nhiều khí hư hơn so với bình thường. Do đó, khí hư sẽ có hiện tượng gia tăng vào tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp phải hiện tượng này.

3. Dấu hiệu sắp chuyển dạ sinh

Ngoài những nguyên nhân trên, ra nhiều khí hư vào cuối thai kỳ đôi khi là dấu hiệu sắp chuyển dạ sinh. Bởi lúc này, đầu của thai nhi chèn ép vào vùng xương chậu kích thích khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Vào những ngày sắp sinh, khí hư thường sẽ có lẫn máu. Để kịp thời đến bệnh viện, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến những triệu chứng ở giai đoạn cuối thai kỳ.

4. Cảnh báo một số bệnh phụ khoa

Đa phần những trường hợp ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối đều là hiện tượng sinh lý và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa, tiết niệu như:

mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư
Trong một số trường hợp, mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa
  • Viêm nhiễm âm đạo
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục
  • Nhiễm trùng đường tiểu

Khí hư sinh lý thường có màu trong suốt hoặc trắng đục ngả vàng và đa phần đều không có mùi. Tuy nhiên, nếu xảy ra do bệnh lý, khí hư thường có màu vàng, xanh, mùi hôi và tanh. Ngoài ra, tình trạng tiết nhiều khí hư có thể đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, đau rát vùng kín và khó chịu khi tiểu tiện.

Cần làm gì khi ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối?

Ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối là tình trạng khá phổ biến. Mặc dù tình trạng này thường không đáng lo ngại nhưng khí hư ra nhiều sẽ gây ra cảm giác ẩm ướt và khó chịu. Để tránh viêm nhiễm và ngứa ngáy, mẹ bầu cần có các biện pháp chăm sóc, cải thiện sau:

1. Giữ vệ sinh vùng kín

Khí hư ra nhiều sẽ khiến cho vùng kín ẩm ướt và điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, tiết nhiều khí hư cũng gây ra cảm giác khó chịu, không thoải mái. Để tránh viêm nhiễm, bà bầu cần giữ vệ sinh vùng kín đúng cách.

mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư
Mẹ bầu nên giữ vệ sinh vùng kín để ngăn vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm âm đạo

Cách vệ sinh vùng kín giúp cải thiện tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai:

  • Nếu khí hư ra nhiều, mẹ bầu nên sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để tránh ẩm ướt quần lót. Ngoài ra, nên lưu ý thay bằng 3 – 4 giờ/ lần để ngăn ngừa sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu dùng 1 lần/ ngày để khử mùi và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể vệ sinh vùng kín nhiều lần nhưng nên dùng nước lạnh, không thụt rửa sâu và phải lau khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo.
  • Ưu tiên chọn các loại quần lót có chất liệu cotton thấm hút tốt để giữ vùng kín thông thường.
  • Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên chọn trang phục rộng rãi, chất liệu mềm và thấm hút. Bên cạnh đó, nên mặc váy hoặc quần sáng màu để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên để làm mát cơ thể và giúp cho vùng kín được thông thoáng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.

2. Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Tiết nhiều khí hư ở tháng cuối thai kỳ là hiện tượng sinh lý nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khí hư ra nhiều có thể khiến cho nấm và vi khuẩn phát triển. Phụ nữ mang thai vốn dĩ có hệ miễn dịch kém do ảnh hưởng của hormone progesterone. Chính vì vậy, nên chú ý ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức khỏe nhằm hạn chế các bệnh phụ khoa.

Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, mẹ bầu nên uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, cá, nấm, đậu,… để tăng sức đề kháng. Hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều gia vị, đường và dầu mỡ. Các loại thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến cho khí hư ra nhiều hơn, đồng thời có thể gây rối loạn môi trường sinh lý của âm đạo và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư
Vào tháng cuối thai kỳ, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để nâng cao sức khỏe

Ngoài ra, trong những tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn) để cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo. Lợi khuẩn từ thực phẩm sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch và ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.

Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và thức khuya trong tháng cuối thai kỳ. Ít người biết rằng, căng thẳng làm gia tăng hormone cortisol. Hormone này khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, bất an, đánh trống ngực và tiết nhiều khí hư hơn. Thậm chí cortisol còn làm mất cân bằng môi trường âm đạo, từ đó gia tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo và nhiều bệnh lý khác.

3. Thăm khám khi cần thiết

Ra nhiều khí hư vào tháng cuối thai kỳ thường do những nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, nếu nhận thấy khí hư ra nhiều có màu vàng, nâu, xanh kèm theo mùi hôi, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị.

Các vấn đề xảy ra vào tháng cuối thai kỳ có thể để lại biến chứng và di chứng. Do đó, bà bầu không nên chủ quan trước những biểu hiện của cơ thể. Thăm khám kịp thời sẽ giúp xử trí sớm các vấn đề bất thường và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng sinh lý nên thường không đáng lo ngại. Dù vậy, mẹ bầu vẫn nên giữ vệ sinh vùng kín, ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy khí hư có mùi và màu sắc bất thường.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 2:04 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Thanh Loan tốt nghiệp ngành Marketing của Đại học Thương mại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động trong lĩnh vực báo chí, sức khỏe, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Biên tập, biên dịch nội dung thông tin về sức khỏe, làm đẹp, sức khỏe mẹ bé, phụ nữ mang thai trên các trang thông tin uy tín nước ngoài, thường xuyên cập nhập các xu thế về sức khỏe, làm đẹp trên mạng xã hội Miss Thanh Loan chịu trách nhiệm biên tập nội dụng về sức khỏe sinh sản trên Wikibacsi.com.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc