Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm và yếu tố ảnh hưởng

Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm trung bình là dưới 50%. Điều này có nghĩa là hơn một nửa người thụ tinh trong ống nghiệm sẽ không mang thai, và đôi khi bác sĩ cũng không rõ nguyên nhân thất bại. Thụ tinh trong ống nghiệm là một thủ thuật tốn kém và không đảm bảo thành công. Tuy nhiên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể để tăng cơ hội mang thai.

Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm
Tìm hiểu các yếu tố gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm

Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu?

Thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF) là phương pháp điều trị vô sinh được chỉ định khi thụ tinh nhân tạo (IUI) thất bại nhiều lần. Không giống như IUI, IVF là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng bên ngoài cơ thể và ở trong ống nghiệm tại phòng thí nghiệm. Khi một phôi thai hoặc các phôi thai được hình thành, phôi thai sẽ được đặt vào tử cung.

Thụ tinh trong ống nghiệm là một thủ tục tốn kém và theo thống kê chỉ có khoảng 5% người vô sinh hiếm muộn điều trị theo cách này. Tuy nhiên ngày nay IVF ngày càng phổ biến và có thể giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có con.

Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguyên nhân gây vô sinh, nơi thực hiện thủ thuật, trứng đông lạnh hay trứng tươi, trứng được hiến tặng hay của người mang thai,… và nhiều vấn đề liên quan khác.

Theo thống kê, có khoảng 50% hoặc dưới 50% các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ dưới 35 tuổi có kết quả thành công. Đối với phụ nữ từ 42 tuổi trở lên, tỷ lệ thành công của phương pháp là 3.9%. Theo đó, tỷ lệ thành công của phương pháp giảm dần theo đội tuổi. Ngoài ra, thống kê cũng cho biết, có hơn 50% các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ thất bại, kể cả khi các điều kiện hoàn hảo.

Tuổi của một người phụ nữ là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của IVF. Thụ tinh càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu và báo cáo mới cho biết, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đang tăng lên ở mọi lứa tuổi, do kỹ thuật được cải tiến và bác sĩ có nhiều kinh nghiệm hơn.

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là một thủ tục tốn kém và có tỷ lệ thất bại cao (khoảng 50%). Mặc dù tỷ lệ thất bại cao, tuy nhiên bạn không nên lo lắng và hoảng sợ. Hãy trao đổi với bác sĩ về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công để được hướng dẫn phù hợp nhất.

1. Độ tuổi và phản ứng của buồng trứng

Tuổi của người phụ nữ, sức khỏe tử cung và các cơ thể phản ứng với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của phương pháp.

Thông thường, buồng trứng phụ nữ sẽ giải phóng một quả trứng mỗi tháng. Sau 30 tuổi, số lượng trứng sẽ giảm mạnh và ít dần theo thời gian. Do đó, phụ nữ được khuyến cáo nên mang thai cũng như thực hiện các phương pháp điều trị vô sinh trong độ tuổi dưới 35 để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu
Độ tuổi phụ nữ càng lớn, tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm càng thấp

Trước khi thụ tinh trong ống nghiệm, phụ nữ sẽ được sử dụng thuốc để buồng trứng sản xuất nhiều trứng hơn. Nếu đã có số lượng trứng giảm hoặc có nồng độ FSH cao (FSH – Follicle Stimulating Hormone hay còn được gọi là Kích noãn bào tố), cơ thể sẽ không đáp ứng với thuốc IVF. Đây không phải là một dấu hiệu tốt và phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ thất bại cao.

Nếu cơ thể đáp ứng tốt với thuốc và sản xuất nhiều trứng hơn, bạn có cơ hội thụ tinh trong ống nghiệm thành công cao hơn, bởi vì thuốc hoạt động bình thường với các hormone trong cơ thể.

2. Chất lượng trứng

Tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm cao hơn (khoảng 50%) ở phụ nữ gần 35 tuổi, và chỉ khoảng 12% ở phụ nữ trên 40 tuổi. Điều này cho thấy, phụ nữ lớn tuổi có trứng kém chất lượng, có tỷ lệ bám vào niêm mạc tử cung kém, do đó có thể khiến IVF thất bại.

Nếu tử cung của bạn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có chất lượng trứng không tương xứng, bạn có thể chuyển sang thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người hiến tặng. Điều này có thể giúp tăng tỷ lệ thụ tinh thành công.

Trong trường hợp, trứng của bạn không đủ điều kiện phát triển thành thai nhi, việc chuyển phôi thai vào tử cung của một người mang thai hộ, cũng sẽ cho kết quả thất bại. Do đó, thụ tinh trong ống nghiệm với trứng được hiến tặng là cách tốt nhất để bạn mang thai.

3. Chất lượng tinh trùng

Tinh trùng đóng một vai trò phức tạp trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của phụ nữ. Và để tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm, tinh trùng phải khỏe mạnh và linh hoạt.

Trứng và tinh trùng đều có các thụ thể cụ thể trên bề mặt cho phép tương tác với nhau. Trong quá trình tiếp xúc này, các enzym được giải phóng từ đầu tinh trùng tạo ra một lỗ trên màng ngoài của trứng, cho phép trùng xâm nhập qua.

Chi phí thụ tinh ống nghiệm ở Từ Dũ
Chất lượng tinh trùng kém, di động thấp hoặc dị dạng có thể khiến tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm thấp

Nếu tinh trùng yếu, di động kém hoặc có hình thái bất thường, việc thụ tinh trong ống nghiệm có thể thất bại. Tuy nhiên, về yếu tố nhiễm sắc thể, tinh trùng thường không phải là một trong những lý do khiến IVF thất bại. Bởi vì tinh trùng sẽ được  làm sạch, chọn lựa với số lượng phù hợp trong quá trình phân tích tinh dịch.

Do đó, trong trường hợp, tinh trùng kém chất lượng, bạn có thể mang thai với tinh trùng của người hiến tặng.

4. Di truyền và nhiễm sắc thể

Bất thường nhiễm sắc thể trong phôi thai người là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng phổ biến đến tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho biết, tỷ lệ nhiễm sắc thể bất thường trong trứng người (và ở phôi người) sẽ tăng lên đáng kể sau những năm 30 tuổi. IVF ở phụ nữ trên 40 tuổi thường tạo ra phôi kém chất lượng và gần 75% trong số đó có bất thường về nhiễm sắc thể. Do đó, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ lớn tuổi thường thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, những quả trứng của phụ nữ lớn tuổi hoạt động kém hiệu quả, không thể sắp xếp các cặp nhiễm sắc thể một cách chính xác. Các cặp nhiễm sắc thể không được phân chia đúng cách sẽ dẫn đến sự thay đổi số lượng cân bằng cần thiết của 23 nhiễm sắc thể ở mỗi trứng và ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm.

Dị tật nhiễm sắc thể trong tinh trùng cũng có thể dẫn đến phôi bất thường về nhiễm sắc thể nhưng tỷ lệ đó được báo cáo là nhỏ so với xác suất xảy ra ở trứng. Có khoảng 15% năm giới có phân tích tinh dịch bình thường có thể có DNA tinh trùng bị lỗi. Các vấn đề di truyền trong tinh trùng có thể được phát hiện bằng phân tích phân mảnh DNA của tinh trùng.

5. Chất lượng phòng thí nghiệm kém

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm là chất lượng phòng thí nghiệm cũng như trình độ của bác sĩ.

Chia sẻ kinh nghiệm của những mẹ đã làm thụ tinh ống nghiệm thành công
Chất lượng phòng thí nghiệm kém và bác sĩ trình độ thấp cũng gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm

Tại cơ sở thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cần đảm bảo vệ môi trường, không khí và thiết bị phù hợp. Điều này tạo điều kiện để bác sĩ tiến hành các kỹ thuật tinh tinh cũng như xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và phù hợp nhất. Trình độ chuyên môn của bác sĩ thụ tinh cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Bên cạnh đó, chất lượng không khí, ánh sáng và nhiệt độ, là những yếu tố gián tiếp gây ảnh hưởng để tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm. Môi trường không phù hợp có thể dẫn đến phát sinh vi sinh vật, vi khuẩn cũng như các yếu tố có hại khác cho quá trình thụ tinh.

Tỷ lệ thành công và yếu tố gây thất bại của thụ tinh trong ống nghiệm không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định. Tuy nhiên, sự hiểu biết về nguyên nhân có thể gây ra thất bại, chẳng hạn như tuổi tác, chất lượng trứng / tinh trùng, sức khỏe của tử cung,…, có thể rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch mang thai hiệu quả.

Lời khuyên để tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm

Bạn có thể thay đổi lối sống cũng như bổ sung một số thực phẩm để làm tăng cơ hội thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Ngoài ra, xây dựng lối sống tích cực cũng có thể làm tăng sức khỏe tổng thể.

Một số gợi ý để làm tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm bao gồm:

1. Ăn gì để thụ tinh ống nghiệm thành công?

Trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, hãy tập trung vào việc thực hiện những bữa ăn cân bằng và khỏe mạnh. Các chuyên gia cho biết, một chế độ ăn uống nhiều màu sắc, bao gồm các loại thực vật, sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tích cực mà cơ thể cần để thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

Bởi vì chế độ ăn uống cũng gây ảnh hưởng đến tinh trùng, do đó nam giới cũng cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp.

Tác hai của thụ tinh trong ống nghiệm
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để tăng tỷ lệ thành công

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống làm tăng khả năng thụ tinh trong ống nghiệm thành công:

  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả
  • Chọn protein nạc, như cá và thịt gia cầm
  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt
  • Bổ sung các loại đậu, chẳng hạn như đậu xanh và đậu lăng
  • Sử dụng các sản phẩm sữa ít béo
  • Ăn các loại chất béo lành mạnh, chẳng hạn như bơ, dầu ô liu, dầu dừa và các loại hạt
  • Tránh sử dụng thịt đỏ, đường, ngũ cốc tinh chế và các loại thực phẩm đã qua chế biến khác
  • Cắt bỏ muối, thay vào đó hãy nấu các loại thức ăn với thảo mộc và gia vị thiên nhiên

2. Tăng cường sức khỏe thể chất

Nhiều phụ nữ có xu hướng tránh và ngừng việc tập thể dục trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, bởi vì lo lắng việc tập thể dục có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên duy trì việc tập thể dục cũng như tăng cường sức khỏe để chất để cải thiện khả năng thụ thai thành công.

Phụ nữ nên duy trì việc tập thể dục nhằm đảm bảo cân nặng khỏe mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả phụ nữ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nên đi bộ khoảng 20 km mỗi tuần, tức là khoảng dưới 3 km mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng cường sức bền và đảm bảo hệ xương khớp khỏe mạnh.

Ngoài ra, các chuyên gia cho biết thêm, chạy bộ là môn thể thao cần tránh khi thụ tinh trong ống nghiệm. Cụ thể, chạy bộ có tác động tiêu cực đến sự dày lên của niêm mạc tử cung và chuyển máu từ tử cung đến các cơ quan và cơ quan khác khi hệ thống sinh sản cần máu nhất. Do đó, bạn nên tránh chạy bộ khi thực hiện chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

Nếu yêu thích chạy bộ, bạn có thể tập môn thể thao này một cách an toàn, như sau:

  • Chạy bộ nhẹ nhàng
  • Đi bộ đường dài
  • Chạy trên máy tập thể dục

3. Hóa chất và sản phẩm trần tránh

Một số sản phẩm và đồ gia dụng được làm từ hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC). EDC gây ảnh hưởng đến:

  • Kích thích tố
  • Sức khỏe sinh sản
  • Phát triển tiền sản

Ngoài ra, EDC cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng quát.

IVF có hiệu quả không
Một số loại hóa chất có trong mỹ phẩm và các sản phẩm sử dụng hàng ngày có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Hóa chất và sản phẩm cần tránh:

  • Fomandehit: Sản phẩm làm móng.
  • Parabens, triclosan và benzophenone: Có trong một số loại mỹ phẩm, xà phòng và kem dưỡng ẩm.
  • BPA và các phenol khác: Thường được dùng trong vật liệu đóng gói thực phẩm.
  • Chất chống cháy brôm: Thường có trong một số đồ nội thất, quần áo, thiết bị điện tử và thảm tập yoga.
  • Các hợp chất được flo hóa: Được tìm thấy ở dụng cụ nấu ăn chống dính và vật liệu chống ố.
  • Phthalates: Có trong nhựa, lớp phủ ngoài của một số loại thuốc, mỹ phẩm thơm.

4. Sử dụng thuốc thận trọng

Khi bắt đầu chuẩn bị thực hiện thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Đảm bảo liệt kê đầy đủ, ngay cả các loại thuốc thông thường nhất, chẳng hạn như:

  • Thuốc dị ứng hàng ngày
  • Acetaminophen hoặc ibuprofen
  • Các loại thuốc theo đơn khác
  • Thực phẩm hoặc thảo dược bổ sung không kê đơn

Có một số loại thuốc có thể can thiệp vào quá trình hỗ trợ sinh sản, gây mất cân bằng nội tiết tố cũng như khiến quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thất bại. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần dùng các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống viêm không steroid theo toa và OTC (NSAIDS), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, Midol) và naproxen (Aleve).
  • Thuốc điều trị trầm cảm, lo âu và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, như thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Thuốc steroid, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh hen suyễn hoặc lupus ban đỏ.
  • Thuốc thuốc chống co giật.
  • Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.
  • Các sản phẩm dành cho da, đặc biệt là những sản phẩm có chứa estrogen hoặc progesterone.
  • Thuốc hóa trị ung thư.

5. Các chất cần bổ sung

Để tăng tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm bổ sung.

Bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh trong 30 ngày (hoặc thậm chí vài tháng) trước khi chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm để tăng axit folic. Axit folic cực kỳ quan trọng và cần thiết trong thai kỳ, bởi vì vitamin này có thể chống lại các dị tật bẩm sinh về não và cột sống ở thai nhi đang phát triển.

Vitamin trước khi sinh thậm chí có thể giúp nam giới tăng cường sức khỏe tinh trùng. Do đó, các cặp đôi nên tăng cường vitamin trước sinh để tăng tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm.

Nếu có mức độ vitamin D thấp, bạn cũng nên bắt đầu bổ sung vitamin D trước chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Mức vitamin D thấp có thể liên quan đến chứng tự kỷ cũng như các vấn đề sức khỏe tinh thân khác.

6. Tăng cường chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ và khả năng sinh sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngủ đủ giấc có thể hỗ trợ chu kỳ IVF thành công. Theo các nghiên cứu, phụ nữ có giấc ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm có tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công cao hơn đáng kể so với người ngủ không đủ giấc.

Các chuyên gia cũng cho biết,  melatonin, một loại hormone có tác dụng điều hòa cả giấc ngủ và chức năng sinh sản, đạt đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ 9 giờ tối đến nửa đêm. Do đó, thời gian lý tưởng để ngủ là từ 10 giờ tối đến 11 giờ đêm.

Để tăng cường chất lượng giấc ngủ, bạn có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Làm mát phòng ngủ với nhiệt độ từ 28 – 26 độ C
  • Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm trước khi ngủ
  • Sử dụng tinh dầu hoa oải hương trong phòng ngủ
  • Tránh sử dụng caffeine trong 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ
  • Ngừng ăn 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng, chậm rãi, chẳng hạn như những bản nhạc giao hưởng
  • Không sử dụng màn hình điện thoại, tivi hoặc máy tính ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ
  • Thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ

7. Thận trọng khi uống rượu bia

Các chuyên gia cho biết, bạn có thể uống một ít rượu nếu cảm thấy áp lực hoặc mệt mỏi liên quan đến quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên hãy uống rượu điều độ. Việc uống rượu mỗi ngày hoặc vài ly mỗi ngày có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công thấp hơn 21% ở những phụ nữ uống nhiều hơn 4 ly trong một tuần. Ngoài ra, nam giới uống hơn 4 ly trong một tuần cũng làm giảm tỷ lệ thành công đến 21%.

Thụ tinh trong ống nghiệm là một thủ tục y tế và không đảm bảo thành công. Tuy nhiên bạn có thể tăng tỷ lệ thành công của phương pháp bằng cách thay đổi lối sống và tăng cường sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, hãy trao đổi với bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 26/05/2023 - Cập nhật lúc 12:23 am , 26/05/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Biên tập viên
Miss Trần Diệp Anh tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao, đã từng làm biên tập tại các trang tin điện tử, website chuyên về sức khỏe và tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Miss Diệp Anh giữ nhiệm vụ là Biên tập viên, chuyên viết bài mảng nội dung sức khỏe mẹ và bé trên wikibacsi.com. Với các bài viết được biên tập từ nguồn uy tín, chuyên khoa nước ngoài và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực này.
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc