Menu

Thuốc Ketorolac sử dụng để giảm đau sau phẫu thuật có thực sự tốt không?

Thuốc Ketorolac
Hoạt chất

Ketorolac 

    Đóng gói: Viên uống, Dung dịch tiêm, Dung dịch xịt mũi

    Loại thuốc: Thuốc thường được sử dụng trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật để giảm đau đớn cho bệnh nhân

Ketorolac (Toradol) là thuốc giảm đau thuộc một nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không chứa chất gây nghiện được sử dụng để giảm thiểu các cơn đau ở mức độ trung bình đến nặng. Thông thường, các bệnh nhân trước hoặc sau khi trải qua một ca phẫu thuật, họ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng Ketorolac.

Thuốc Ketorolac có công dụng gì?

Thông thường sau phẫu thuật, khi lượng thuốc tê, thuốc gây mê bên trong cơ thể hết, người bệnh sẽ cảm nhận thấy một nỗi đau thể xác vô cùng ghê gớm. Lúc này, việc bác sĩ cần làm đó là tiêm hoặc cho bệnh nhân thuốc giảm đau để tránh tình trạng họ bị sốc mạnh do sự tấn công của cơn đau – một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tim và trí não.

Một trong những loại thuốc được bác sĩ cân nhắc sử dụng ở thời điểm này đó chính là Ketorolac (Toradol). Theo tìm hiểu, Ketorolac thuộc một nhóm thuốc có tên gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không chứa chất gây nghiện được sử dụng để giảm thiểu các cơn đau ở mức độ trung bình đến nặng.

Thuốc Ketorolac được dùng để giảm đau cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật
Thuốc Ketorolac được dùng để giảm đau cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật

Thuốc được sản xuất dưới dạng viên uống, dung dịch xịt mũi và dung dịch tiêm vào cơ bắp hoặc tĩnh mạch. Khi được vào bên trong cơ thể người bệnh, nó sẽ hoạt động bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các chất tự nhiên có thể gây viêm. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc giảm lượng prostalandin trong cơ thể sẽ giúp kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân, hạn chế tình trạng sưng hoặc sốt.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc Ketorolac còn được sử dụng để giảm thiểu tối đa cơn đau do bệnh đau nửa đầu gây ra. Tuy nhiên, mọi người cần biết rằng, Ketorolac hoạt động rất mạnh, vì thế nó chỉ nên áp dụng cho các cơn đau ngắn hạn trong khoảng từ 5 ngày trở xuống.

Thuốc Ketorolac đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn vào năm 1989. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ketorolac là một trong những loại thuốc không thể thiếu tại bất cứ các bệnh viện nào trên toàn thế giới.

Nên sử dụng thuốc Ketorolac như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh có thể sử dụng đồng thời thuốc Ketorolac dạng tiêm lẫn uống để tăng mức độ hiệu quả. Tùy vào độ tuổi cũng như mức độ nguy hiểm của cơn đau, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc Ketorolac với liều lượng khác nhau. Nhưng thông thường sẽ là:

1. Liều dùng Ketorolac cho người lớn dưới 65 tuổi

  • Tiêm tĩnh mạch (IV): Tiêm một liều 30mg duy nhất hoặc 2 mũi 30mg cách nhau 6 giờ, không vượt quá 120mg/ngày
  • Tiêm bắp (IM): Tiêm một liều 60mg duy nhất hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần 30mg cách nhau 6 giờ, không vượt quá 120mg/ngày
  • Thuốc uống: Sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, bệnh nhân uống bổ sung 20mg Ketorolac dạng viên nén. Chia làm 2 lần, mỗi lần 10mg, cách nhau 4-6 giờ. Không vượt quá 40mg/ngày

2. Liều dùng Ketorolac cho bệnh nhân trên 65 tuổi

  • Tiêm tĩnh mạch (IV): Tiêm một liều duy nhất 15mg Ketorolac hoặc 2 mũi 15mg cách nhau 6 giờ, không vượt quá 60mg/ngày
  • Tiêm bắp (IM): 30 mg dưới dạng liều đơn hoặc chia 2 lần cách nhau 6 giờ; không quá 60 mg/ngày
  • Viên uống: 10mg một lần sau khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp, không vượt quá 40mg/ngày

3. Liều dùng Ketorolac cho trẻ em

– Trẻ dưới 2 tuổi: Không an toàn

– Trẻ từ 2-16 tuổi:

  • Liều duy nhất: 0,5 mg/kg IV IM một lần; không quá 15 mg
  • Liều tiêm 2-3 lần/ngày:  0,5 mg/kg IV/IM mỗi 6 giờ; không quá 5 ngày

– Trẻ trên 16 tuổi, dưới 50kg:

  • Tiêm tĩnh mạch (IV): 15 mg dưới dạng liều đơn hoặc tiêm nhiều lần, mỗi lần 15 mg và cách nhau 6 giờ; không quá 60 mg/ngày
  • Tiêm bắp (IM): 30 mg dưới dạng liều đơn hoặc tiêm nhiều lần, mỗi lần 15 mg và cách nhau 6 giờ; không quá 60 mg/ngày
  • Uống: 10 mg một lần sau khi điều trị IV/IM, không quá 40 mg/ngày

– Trẻ trên 16 tuổi, nặng hơn 50kg:

  • Tiêm tĩnh mạch (IV): 30 mg dưới dạng liều đơn hoặc tiêm nhiều lần, mỗi lần 30 mg và cách nhau 6 giờ; không vượt quá 120 mg/ngày
  • Tiêm bắp (IM): 60 mg khi dùng liều đơn hoặc tiêm nhiều lần, mỗi lần 30 mg và cách nhau 6 giờ; không vượt quá 120 mg/ngày
  • Uống: 20 mg một lần sau khi điều trị IV/IM, không quá 40 mg/ngày
Thuốc được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau
Thuốc được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau

Tác dụng phụ của Ketorolac là gì?

Những người dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ketorolac có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Mặc dù số lượng bệnh nhân gặp phải rủi ro này không nhiều nhưng gây vẫn là một hồi chuông cảnh báo mọi người trước khi sử dụng Ketorolac.

Bên cạnh đó, Ketorolac có thể khiến bệnh nhân bị loét, chảy máu hoặc thủng ruột, dạ dày. Người lớn tuổi sẽ có tỷ lệ đối mặt với nguy cơ này nhiều hơn so với đối tượng tuổi còn trẻ. Một vấn đề nghiêm trọng khác người bệnh cần biết khi sử dụng Ketorolac đó là nó tác động không nhỏ đến chức năng hoạt động của thận hoặc gan.

Ngoài các vấn đề trên, sau khi uống và tiêm Ketorolac, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu như bị:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ
  • Buồn nôn, nôn ra máu
  • Tiêu chảy
  • Huyết áp tăng
  • Lở loét trên da, đặc biệt là ở miệng
  • Đau tức ngực
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Nước tiểu sẫm, màu lượng nước tiểu giảm đột ngột
  • Đau họng, ớn lạnh, sốt
  • Thở nhanh và không đều, đôi khi còn bị khó thở
  • Co thắt phế quản

Ketorolac không phải là chất gây nghiện, nhưng nó vẫn có thể để lại tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng. Hầu hết các chuyên gia y tế đều thừa nhận tác dụng phụ của Ketorolac càng trở nên nguy hiểm nếu như liều lượng cũng như thời gian sử dụng tăng lên. Chính vì thế trước khi bác sĩ kê toa Ketorolac, người bệnh nên nói chuyện rõ ràng về thời gian dùng thuốc và các triệu chứng kèm theo của nó.

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Ketorolac?

Không phải trường hợp bệnh nhân nào trước hoặc sau khi phẫu thuật cũng có thể sử dụng Ketorolac để giảm đau. Theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh thuộc các trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ thay thế Ketorolac bằng một loại thuốc giảm đau khác.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Mắc bệnh suy gan hoặc suy thận
  • Người bị dị ứng với aspirin và các thuốc NSAID
  • Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn
  • Đang uống thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, cholesterol cao
  • Đã từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Người nghiện thuốc lá
  • Thường xuyên bị chảy máu hoặc gặp các vấn đề về đông máu
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Đang điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày
  • Thường xuyên bị phù mạch
  • Bệnh nhân bị Polyp mũi
  • Đang uống thuốc điều trị bệnh gút
Người mắc bệnh suy gan không nên dùng loại thuốc này
Người mắc bệnh suy gan không nên dùng loại thuốc này

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Ketorolac?

  • Không sử dụng thuốc cho các tình trạng đau nhẹ hoặc lâu dài như viêm khớp
  • Tuyệt đối không dùng thuốc quá 5 ngày
  • Luôn luôn bắt đầu việc tiêm thuốc trước khi dùng dạng uống
  • Không dùng quá 40mg dạng thuốc viên trong vòng 24 giờ
  • Người bệnh cần nhớ không dùng thuốc khi đang đói bụng
  • Cần nhớ không được tiêm thuốc vào cột sống
  • Với thuốc dạng viên uống, mọi người nên uống cùng với một cốc nước đầy, tuyệt đối không cắn, nhai thuốc trong miệng
  • Sau khi uống thuốc Ketorolac, người bệnh không nên nằm xuống ngay lập tức, hãy đợi khoảng 15-30 phút
  • Do tác động của thuốc Ketorolac rất mạnh nên thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
  • Mọi người tránh đưa thuốc cho bệnh nhân khác, nếu trường hợp thuốc và bệnh không tương thích, người đó sẽ gặp phải rắc rối vô cùng nguy hiểm
  • Không cho con bú trong thời gian dùng thuốc Ketorolac
  • Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc hút thuốc lá trong khi sử dụng Ketorolac để tránh nguy cơ bị chảy máu dạ dày

Ketorolac tương tác với những loại thuốc nào?

Thuốc Ketorolac tương tác với một số thuốc điển hình như:

  • Thuốc chống động kinh: Phenytoin, carbamazepine
  • Thuốc chống đông máu: Warfarin (Coumadin)
  • Aspirin hoặc NSAID khác: Ibuprofen (Advil, Motrin) và Naproxen (Aleve, Naprosyn), Dexamethasone (Decadron), Methylprednisolone (Medrol) và Prednison (Deltasone)
  • Thuốc lợi tiểu: Bumetanide, Demadex (torsemide), Edecrin (axit ethacrynic), Chlorthalidone, Zaroxolyn (metolazone), Midamor (amiloride)…
  • Thuốc ức chế men chuyển Angiotension II: Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Fosinopril (Monopril), Lisinopril (Prinivil, Zestril), Moexipril (Univasc), Perindopril (Aceon), Quinapril (Accupril ), Ramipril (Altace) và Trandolapril (Masta)
  • Thuốc chống trầm cảm: Citalopram (Celexa ), Escitalopram (Lexapro), Fluoxetine (Prozac, Sarafem), Fluvoxamine (Luvox), Paroxetine (Paxil), Sertraline (Zoloft)…
  • Thuốc điều trị co giật: Carbamazepine (Tegretol) hoặc Phenytoin (Dilantin)
  • Thuốc an thần: Nembutal (pentobarbital), Phenobarbital, Xanax (alprazolam), Valium (diazepam), Ativan (lorazepam), Librium (chlordiazepoxide), Halcion (triazolam), Serax (oxazepam) và Klonopin (clonazepam)

Nếu người bệnh đang sử dụng một trong các loại thuốc trên thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Bởi lẽ việc dùng chung chúng với Ketorolac có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ, đồng thời làm thuốc giảm đi tính hiệu quả và điều này hoàn toàn không tốt cho người bệnh.

Bảo quản thuốc Ketorolac ra sao?

  • Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, từ 15 đến 30 độ C
  • Tuyệt đối không để Ketorolac ở những nơi ẩm ướt
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp
  • Không để thuốc gần tầm với của trẻ nhỏ
Không để thuốc ở nơi ẩm ướt
Không để thuốc ở nơi ẩm ướt

Nên mua Ketorolac ở đâu? Giá bao nhiêu?

Chính vì Ketorolac có công dụng rất mạnh nên bác sĩ khuyến cáo mọi mũi tiêm hoặc uống thuốc dạng viên nén nên được thực hiện tại bệnh viện để bác sĩ có thể theo dõi được toàn bộ phản ứng của bệnh nhân. Tại đó, mọi người sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc cũng như giá thành.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Ketorolac được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về loại thuốc này.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc Salicylamide điều trị giảm đau, hạ sốt có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top