8 Thuốc Trị Ghẻ Phỏng Tốt, Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Thuốc trị ghẻ phỏng được khuyến cáo sử dụng ngay từ khi có các triệu chứng đầu tiên để bệnh nhanh chóng được điều trị dứt điểm và không có cơ hội tái phát trở lại. Mỗi loại thuốc bôi hay thuốc uống đều ẩn chứa những tác dụng phụ nhất định và bạn cần tuân thủ đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tối ưu.

Khi nào nên dùng thuốc trị ghẻ phỏng?

Ghẻ phỏng là tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra. Bệnh dễ lây lan và hay tái phát nếu không được điều trị triệt để.

Mọi đối tượng đều có thể bị ghẻ phỏng. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là trẻ em. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, thường xuyên tiếp xúc với thú cưng mang mầm bệnh, cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, sống trong môi trường đông đúc nên dễ bị lây nhiễm vi khuẩn.

thuốc trị ghẻ phỏng
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân bị ghẻ phỏng

Khi bị ghẻ phỏng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Vùng da tổn thương có dấu hiệu viêm, sưng nhẹ và có những vệt đỏ.
  • Hình thành nhiều mụn nước trên nền da đỏ. Chúng chứa dịch màu trắng đục với kích thước to nhỏ khác nhau. Mụn nước có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc mọc sát nhau tạo thành một chùm to. Đôi khi, nhiều mụn nước ở gần kết hợp với nhau tạo thành một bọng nước lớn.
  • Mụn nước vỡ ra sẽ rỉ dịch, sau đó dần khô lại và tạo thành một lớp dịch tiết màu vàng cứng, bong tróc.

Vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng tồn tại nhiều trong dịch tiết. Chính vì vậy, nếu để mụn nước bể ra và dính dịch sang các vùng da lành khác, bệnh rất dễ lây lan trên diện rộng hoặc truyền nhiễm cho người khác. Ở mức độ nặng, bệnh còn để lại nhiều di chứng trên da và các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm vi khuẩn, lở loét da, nhiễm trùng máu. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc trị ghẻ phỏng nên được tiến hành sớm, tốt nhất là ngay từ khi bạn phát hiện ra các triệu chứng bệnh.

8 thuốc trị ghẻ phỏng thông dụng

Bệnh ghẻ phòng chủ yếu được điều trị bằng thuốc bác sĩ kê đơn nhằm kiểm soát các triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc được bào chế dưới dạng bôi hoặc uống. Tùy theo mức độ bệnh và diện tích da bị ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bạn loại thuốc trị ghẻ phỏng phù hợp.

1. Thuốc bôi trị ghẻ phỏng Benzyl benzoat 33%

Benzyl benzoat 33% là một trong những loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất cho bệnh nhân bị ghẻ phỏng. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, tiêu diệt chấy rận và vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng bằng cách tác động, làm tê liệt hệ thần kinh của chúng.

Chống chỉ định sử dụng Benzyl benzoat 33% để điều trị ghẻ phỏng trên mặt, nhất là vùng mắt. Hoạt chất benzyl benzoat trong thuốc có khả năng gây kích ứng mạnh và thấp thụ nhanh qua da nên tránh sử dụng với liều cao kéo dài.

Cách sử dụng: 

  • Tắm rửa da sạch sẽ với nước ấm và lau khô.
  • Thoa thuốc Benzyl benzoat 33% lên vùng da bị ghẻ mỗi ngày 2 lần.
  • Lưu lại thuốc trong 24 tiếng rồi tiếp tục bôi thêm một lượt thuốc nữa thì ngưng.
  • Sau 48 tiếng bôi thuốc, bạn mới được tắm rửa trở lại.

2. Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite) trị ghẻ phỏng

Permethrin cream 5% (Elimite) chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho những ai đang thắc mắc “bị ghẻ phỏng bôi thuốc gì?”. Thuốc được bào chế từ thành phần Permethrin, hoạt chất thuộc nhóm Pyrethrins có khả năng làm tê liệt và giết chết bọ ve, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh ghẻ phỏng.

Bạn nên dùng thuốc Permethrin cream 5% bôi lên vùng da bị ghẻ phỏng ngay từ khi được chẩn đoán mắc bệnh để đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn. Với hàm lượng độc tính nhẹ, thuốc ít gây tác dụng phụ và được khuyến cáo sử dụng để điều trị ghẻ phỏng cho cả trẻ em lẫn phụ nữ đang mang thai.

Thuốc bôi trị ghẻ phỏng Permethrin cream 5% (Elimite)
Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc bôi trị ghẻ phỏng thường được bác sĩ da liễu chỉ định

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ phỏng rồi thoa thuốc lên da mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Khi bôi thuốc, bạn nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng và mát xa để các hoạt chất nhanh thẩm thấu. Tránh thoa quá mạnh khiến cho mụn nước bị bể.
  • Một số bệnh nhân bị ghẻ phỏng toàn thân được khuyến cáo bôi thuốc kín từ đầu đến lòng bàn chân, bao gồm cả kẽ các nếp nhăn cho đến vùng dưới móng tay chân nhằm đảm bảo tiêu diệt toàn bộ tác nhân gây bệnh.

3. Thuốc trị ghẻ phỏng D.E.P

Thuốc D.E.P được chỉ định trong điều trị vết đốt côn trùng cắn hay bệnh ghẻ phỏng. Thuốc chứa thành phần hoạt chất Diethylphtalat và được bào chế dưới dạng lỏng thoa ngoài da, không mùi.

Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng kích ứng da sau khi thoa thuốc. Triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể chấm dứt sau khi ngưng điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy báo ngay cho bác sĩ để biết cách xử lý và thay đổi loại thuốc trị ghẻ phỏng khác phù hợp hơn.

Cách dùng thuốc:

  • Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị ghẻ phỏng mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Bạn nên dùng bông gòn tiệt trùng để bôi thuốc nhằm tránh bị lây lan mầm bệnh.

4. Bị ghẻ phỏng bôi thuốc gì? – Lindane 1%

Thuốc Lindane 1% thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh ghẻ nước, ghẻ phỏng hay các vấn đề về da do ký sinh trùng gây ra. Thuốc chứa thành phần chính là Lindan. hoạt chất này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

Lindane 1% được sử dụng theo hình thức bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng tại chỗ, giúp sát trùng và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh ghẻ phỏng gây ra.

Bị ghẻ phỏng bôi thuốc gì? - Lindane 1%
Lindane 1% có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Bôi thuốc với 1 liều duy nhất. Khi dùng thuốc, bạn tắm rửa sạch sẽ rồi thoa một lớp mỏng phủ kín từ da cổ đến ngón chân, lưu lại từ 8 – 12 tiếng mới tắm rửa lại. Sau 7 ngày, nếu vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn tại thì điều trị nhắc lại 1 liều nữa. Không dùng thuốc cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và người có cân nặng dưới 50kg.
  • Trẻ em: Điều trị với 1 liều duy nhất và tắm lại sau khoảng 6 – 8 tiếng. Có thể nhắc lại sau 7 ngày nếu tác nhân gây bệnh vẫn còn. Chống chỉ định cho trẻ dưới 10 tuổi.

5. Thuốc Chlorhexidine sát trùng, giảm ngứa da do ghẻ phỏng

Chlorhexidine là thuốc sát trùng được sử dụng nhằm mục đích ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm sạch vùng da bị tổn thương khi bị ghẻ phỏng. Thuốc được bào chế dưới các hình thức kem hay gel bôi ngoài da.

Khi sử dụng thuốc bôi trị ghẻ phỏng Chlorhexidine, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như kích ứng, đỏ da, phồng rộp hay bong tróc da… Nguy cơ gặp phản ứng phụ của thuốc tăng lên khi bôi quá liều hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.

Cách sử dụng: 

  • Thoa thuốc lên vùng da bị ghẻ phỏng theo liều lượng được bác sĩ khuyến cáo trong đơn.
  • Tránh bôi thuốc lên khu vực có vết thương hở.

6. Thuốc Ivermectin (Stromectol)

Ivermectin thường được chỉ định khi các loại thuốc trị ghẻ phỏng khác không mang lại hiệu quả. Thuốc được chỉ định nhằm mục đích điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài da do ký sinh trùng và vi khuẩn gây ra, bao gồm cả bệnh ghẻ phỏng.

Chống chỉ định Ivermectin cho bệnh nhi nặng dưới 15kg, bà bầu và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như sốt đột ngột, phát ban, nổi mẩn ngứa, khó thở, tăng men gan, chán ăn, đau dạ dày, viêm gan cấp… Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

Cách sử dụng thuốc:

  • Thuốc Ivermectin được sử dụng theo đường uống.
  • Liều lượng thông dụng 200 microgam/kg. Có thể dùng thêm liều thứ 2 sau 8 – 12 ngày nếu bệnh chưa được điều trị dứt điểm.
  • Uống thuốc khi đói bụng. Có thể tán nhuyễn và pha nước khi dùng điều trị cho trẻ em.

7. Thuốc trị ghẻ phỏng Crotamiton (Eurax) 10%

Thuốc Crotamiton (Eurax) 10% có dạng kem bôi ngoài da. Thuốc hoạt động bằng cách cải thiện tình trạng nhiễm trùng trên vùng da bị ghẻ phỏng, đồng thời giảm ngứa, loại bỏ các cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Crotamiton (Eurax) không thích hợp cho bà bầu, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em và người già tuổi từ 65 trở lên.

Thuốc trị ghẻ phỏng Crotamiton (Eurax) 10%
Thuốc trị ghẻ phỏng Crotamiton (Eurax) 10% được sử dụng theo đường bôi ngoài da để chống nhiễm trùng, cải thiện các triệu chứng bệnh.

Cách sử dụng:

  • Thoa một lớp thuốc mỏng lên toàn bộ cơ thể, bắt đầu từ cằm xuống dưới chân.
  • Lưu lại thuốc trong 24 tiếng và tiếp tục bôi thêm lần thứ 2.
  • Cuối cùng, bạn đợi thêm 24 tiếng nữa là có thể tắm rửa sạch sẽ. Chú ý thay quần áo và ga trải giường để không bị lây nhiễm mầm bệnh trở lại.

8. Thuốc kháng sinh trị ghẻ phỏng

Trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân bị ghẻ phỏng. Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm Erythromycin 800mg hay Cephalexin 1g…

Thời gian điều trị ghẻ phỏng bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn tùy theo loại thuốc và mức độ nhiễm trùng. Với loại thuốc này, bạn nên dùng đủ liều để không bị kháng kháng sinh.

Lưu ý khi dùng thuốc trị ghẻ phỏng

Bệnh ghẻ phỏng có thể kéo dài dai dẳng hoặc tái phát trở lại nếu sử dụng thuốc không đúng cách. Để đạt được hiệu quả cao, bạn cần lưu ý:

  • Dùng thuốc điều trị ghẻ phỏng theo đơn của bác sĩ sau khi đã trải qua thăm khám.
  • Thoa hoặc uống thuốc đúng liều lượng, thời gian.
  • Không tự ý thêm bớt liều dùng dẫn đến lờn thuốc hoặc làm tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ có hại cho cơ thể.
  • Khi dùng thuốc bôi trị ghẻ phỏng, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng nhằm tạo điều kiện cho thuốc được hấp thụ tốt hơn.
  • Thường xuyên tắm rửa với xà phòng chứa chất diệt khuẩn do bác sĩ khuyến cáo hoặc sử dụng nước ấm để vệ sinh da được sạch sẽ.
  • Cắt sạch móng tay và tránh cào gãi lên da.
  • Thay quần áo, ga giường, chăn hay vỏ gối thường xuyên và giặt sạch, luộc trong nước sôi, phơi ngoài nắng to cho thật khô trước khi sử dụng lại. Có thể sấy đồ ở nhiệt độ cao để tiêu diệt hết vi khuẩn.
  • Đắp khăn lạnh hoặc chườm đá lạnh có thể giúp hỗ trợ giảm thiểu cảm giác ngứa rát khó chịu trên da do bệnh ghẻ phỏng gây ra.

Kiên trì sử dụng thuốc trị ghẻ phỏng và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh ghẻ phỏng được điều trị triệt để. Nếu không may gặp bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng: 02/03/2023 - Cập nhật lúc 12:52 pm , 02/03/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc