Trẻ bị rôm sảy có mủ có nguy hiểm không? Có để lại sẹo?

Trẻ bị rôm sảy có mủ thường quấy khóc, chán ăn và bỏ bú do cảm giác đau rát và khó chịu dai dẳng. Khác với rôm sảy nhẹ, rôm sảy có mủ cần được điều trị sớm để tránh bội nhiễm, da thâm sẹo và tổn thương ống tuyến mồ hôi vĩnh viễn.

Nhận biết rôm sảy có mủ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Rôm sảy là bệnh da liễu thường gặp vào mùa nắng nóng, xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rôm sảy là bệnh lành tính và thuyên giảm nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rôm sảy có thể tiến triển nặng dẫn đến đau rát, khó chịu kéo dài.

trẻ bị rôm sảy có mủ
Rôm sảy có mủ đặc trưng bởi tình trạng phát ban da, xuất hiện các nốt rôm lớn kèm theo mụn mủ và mụn nước

Trường hợp rôm sảy nặng cần được điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng lâu dài – đặc biệt là rôm sảy có mủ. Rôm sảy có mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có những biểu hiện như sau:

  • Bề mặt da xuất hiện các đám rôm dày, xung quanh da có hiện tượng đỏ và phát ban
  • Các nốt rôm có kích thước khá lớn kèm theo mụn nước và mụn mủ
  • Mụn nước, mụn mủ rất dễ vỡ, khi vỡ gây tiết dịch hoặc mủ
  • Rôm sảy có mủ khiến vùng da trở nên sưng đỏ và nóng rát hơn bình thường
  • Rôm sảy có mủ thường tiến triển từ rôm sảy tinh thể (dạng rôm sảy nhẹ thường gặp) do không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Trẻ bị rôm sảy có mủ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, chán ăn và mệt mỏi do cảm giác đau rát và khó chịu kéo dài. Vị trí xuất hiện các nốt mủ thường là mặt, bẹn và lưng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy có mủ

Rôm sảy nói chung và rôm sảy có mủ nói riêng chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia Da liễu cho biết, ống tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện là yếu tố quan trọng trong cơ chế gây bệnh. Do đó, người trưởng thành và người cao tuổi ít khi gặp phải bệnh lý này.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy có mủ, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:

  • Ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh
  • Khả năng điều hòa thân nhiệt kém
  • Thời tiết nóng bức, độ ẩm cao
  • Mặc trang phục chật, chất liệu dày cứng, khó thấm hút
  • Không thay tã thường xuyên
  • Vệ sinh cơ thể kém
  • Môi trường sống ô nhiễm
  • Chế độ ăn nhiều đường, thường xuyên dùng món ăn có nhiều gia vị và thực phẩm có tính nóng cũng là yếu tố gia răng nguy cơ nổi rôm sảy có mủ

Rôm sảy có mủ thường liên quan đến rôm sảy dạng tinh thể không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Từ đó làm gia tăng mức độ viêm đỏ khiến cho da bị nổi mụn nước và mụn mủ.

Trẻ bị rôm sảy có mủ nguy hiểm không? Để lại sẹo không?

Rôm sảy là bệnh da liễu lành tính. Nếu vệ sinh cơ thể đúng cách, các nốt rôm trên da sẽ thuyên giảm nhanh và không để lại sẹo. Tuy nhiên đối với rôm sảy có mủ, da thường bị tổn thương sâu hơn nên cần có biện pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả.

trẻ bị rôm sảy có mủ
Rôm sảy có mủ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc thường xuyên

Rôm sảy có mủ gây đau rát, khó chịu và làm sưng nóng da. Tình trạng này khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc và chán ăn. Nếu không được điều trị đúng cách, các nốt mụn mủ có thể vỡ gây trợt loét và bội nhiễm. Trong trường hợp này, da dễ bị thâm sẹo do tổn thương nặng. Rôm sảy có mủ tiến triển nặng có thể gây tổn thương vĩnh viễn ống tuyến mồ hôi. Do đó, mẹ cần có biện pháp chăm sóc và điều trị hợp lý để kiểm soát chứng bệnh này ở trẻ.

Cách cải thiện rôm sảy có mủ ở trẻ em

Trẻ bị rôm sảy có mủ thường khó chịu, quấy khóc, bỏ bú và bỏ ăn. Ngoài ra, tổn thương trên da cũng có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian nếu không được điều trị. Vì vậy, ngay khi nhận thấy da của bé nổi rôm và có nhiều mụn mủ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như:

1. Chăm sóc tại nhà

Rôm sảy là bệnh da liễu lành tính và có thể thuyên giảm bằng cách chăm sóc tại nhà. Trong trường hợp da xuất hiện các nốt mụn mủ với kích thước nhỏ và đám rôm không quá dày, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện sau:

trẻ sơ sinh bị rôm sảy có mủ
Tắm rửa hằng ngày và giữ cơ thể mát mẻ giúp cải thiện rôm sảy có mủ hiệu quả
  • Đảm bảo trẻ được vui chơi, ăn, ngủ, sinh hoạt trong không gian mát mẻ, không nóng bức và ngột ngạt. Nếu cần thiết, có thể dùng quạt và máy lạnh để hạ nhiệt độ trong phòng. Tuy nhiên, tránh để nhiệt độ máy lạnh quá thấp vì có thể khiến trẻ bị cảm và sốc nhiệt.
  • Giảm tiết mồ hôi để tránh cảm giác xót và rát ở vùng da nổi rôm. Có thể thực hiện một số biện pháp làm giảm mồ hôi cho bé như tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, mặc quần áo rộng, chất liệu thoáng khí và hạn chế vận động mạnh.
  • Không băng kín vùng da nổi rôm, thay vào đó nên để da thông thoáng và thường xuyên vệ sinh bằng nước sạch. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch da cho trẻ nhiều lần trong ngày để tránh viêm nhiễm.
  • Sử dụng phấn rôm trị rôm sảy đúng cách. Nên thoa phấn rôm ngay sau khi tắm rửa để ngăn hoạt động tiết mồ hôi. Không nên thoa phấn rôm khi da đã ra mồ hôi vì có thể gây bít tắc và ứ đọng khiến tình trạng rôm sảy có mủ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cho bé bú để làm mát cơ thể và cung cấp kháng thể nhằm giúp cơ thể chống lại những tác nhân có hại từ môi trường. Với trẻ lớn, nên cho trẻ uống đủ nước và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để thanh nhiệt.
  • Dặn dò trẻ không được gãi, cào lên nốt rôm và mụn mủ. Mẹ nên cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh tình trạng dùng tay chà xát mạnh khiến da bị chảy máu và trầy xước.
  • Có thể sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt như lá khế, trà xanh, sài đất,… để trị rôm sảy cho trẻ.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể cải thiện cảm giác nóng rát, khó chịu do rôm sảy có mủ gây ra. Với những trường hợp rôm sảy có mủ nhẹ, tình trạng có thể thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau vài ngày.

2. Thăm khám khi cần thiết

Nếu nhận thấy da của trẻ nổi nhiều mụn mủ, nốt rôm vỡ và bị tấy đỏ, mẹ sắp xếp đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, nên chú ý cho trẻ đến bệnh viện ngay nếu có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh và vùng da nổi rôm tấy đỏ nặng.

trẻ sơ sinh bị rôm sảy có mủ
Nếu cần thiết, mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện nếu rôm sảy có mủ tiến triển nặng gây sốt cao và ớn lạnh

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị rôm sảy có mủ sau:

  • Sử dụng thuốc bôi trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu có hiện tượng sốt và nốt rôm gây đau rát nhiều
  • Sử dụng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm
  • Dùng thêm sữa tắm có độ pH cân bằng, công thức an toàn và lành tính để làm dịu da.

Nếu được điều trị, rôm sảy có mủ ở trẻ sẽ được kiểm soát và ít gây ra các biến chứng nặng nề. Theo kinh nghiệm thực tế, mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện sớm để giảm mức độ tổn thương da và phòng ngừa sẹo thâm sau khi điều trị.

Phòng ngừa rôm sảy có mủ ở trẻ nhỏ

Rôm sảy nói chung và rôm sảy có mủ có thể tái phát nhiều lần vào thời tiết nóng ẩm. Bệnh lý này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi, quấy khóc nhiều. Do đó, mẹ nên phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em bằng một số biện pháp sau:

  • Khi bước sang mùa nóng, nên cho trẻ vui chơi trong nhà, hạn chế vận động mạnh ngoài trời. Bên cạnh đó, nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để giảm tiết mồ hôi.
  • Tắm cho trẻ 1 – 2 lần/ ngày và sử dụng phấn rôm lên những vùng da tiết nhiều mồ hôi như cổ, nách, bẹn,… để ngăn hiện tượng tăng tiết mồ hôi.
  • Lựa chọn sữa tắm có công thức lành tính cho bé, hạn chế sản phẩm chứa các thành phần gây kích ứng và dị ứng da.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là cách phòng ngừa rôm sảy hiệu quả. Chế độ ăn cân bằng, cung cấp đủ axit béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và đạm giúp cải thiện sức đề kháng của da. Nhờ đó, các vấn đề da liễu ít khi xảy ra và đa phần đều được kiểm soát chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Ngay khi nhận thấy trẻ bị nổi rôm, mẹ nên chăm sóc và điều trị sớm cho bé để tránh tình trạng chuyển biến nặng gây rôm sảy có mủ.
  • Vào những ngày thời tiết nắng nóng, có thể cho trẻ tắm nước lá chè xanh, lá kinh giới, rau má, sài đất,… để làm dịu da và phòng ngừa rôm sảy.

Trẻ bị rôm sảy có mủ cần được điều trị sớm để tránh tổn thương ống tuyến mồ hôi và nguy cơ bội nhiễm. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mẹ đã có những kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ hiệu quả. Nếu cần thiết, nên cho trẻ đến bệnh viện thăm khám để được điều trị y tế.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 19/07/2023 - Cập nhật lúc 12:12 pm , 19/07/2023

Bình luận

*
*

Bài viết nhiều người đọc