Xuất tinh ra máu uống thuốc gì? Những lưu ý quan trọng người bệnh cần nhớ

Xuất tinh ra máu uống thuốc gì tốt cho sức khỏe là vấn đề được đấng mày râu đặc biệt quan tâm. Khi lựa chọn được loại thuốc phù hợp, tình trạng bệnh lý của nam giới cũng sẽ thuyên giảm đáng kể. Vậy nam giới bị xuất tinh ra máu thì nên uống loại thuốc nào và cần lưu ý những gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.

Nam giới bị xuất tinh ra máu uống thuốc gì?

Xuất tinh ra máu là tình trạng rối loạn sinh lý không quá hiếm gặp ở nam giới. Nó thường bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý hoặc thậm chí từ một số thói quen sinh hoạt tình dục không tốt ở các quý ông. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phái mạnh.

Xuất tinh ra máu uống thuốc gì là thắc mắc của khá nhiều nam giới
Xuất tinh ra máu uống thuốc gì là thắc mắc của khá nhiều nam giới

Dùng thuốc điều trị xuất tinh ra máu là một phương pháp khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Vậy nam giới bị xuất tinh ra máu uống thuốc gì? Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý của nam giới để tiến hành kê đơn cụ thể cho từng đối tượng bệnh nhân.

Dưới đây là các loại thuốc trị xuất tinh ra máu được bác sĩ khuyến cáo sử dụng:

1. Thuốc kháng sinh

Đây là loại thuốc được ưu tiên sử dụng khi nam giới bị xuất tinh ra máu do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra. Các thuốc kháng sinh phổ rộng có tác dụng hiệu quả với vi khuẩn Enterobacteria và Chlamydia bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh nhóm Quinolone: Norfloxacin, Levofloxacin, Ciprpfloxacin,…
  • Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 2 và 3: Cefixim, Cefoxitin, Cefuroxime,…
  • Các loại thuốc kháng sinh khác như Metronidazone, Trimethoprim,…

2. Thuốc kháng viêm, giảm phù nề và cầm máu

Để việc điều trị có được hiệu quả tốt nhất thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các thuốc kháng viêm kết hợp với thuốc kháng sinh.

Một số loại thuốc kháng viêm và giảm phù nề được sử dụng phổ biến là Alphachoay, Alpha Chymotrypsin,… Ngoài ra, với những trường hợp nam giới bị chảy máu nhiều và liên tục trong thời gian dài, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng thêm thuốc cầm máu như Transamin,… để hạn chế tình trạng xuất tinh ra máu.

3. Thuốc kháng lao

Ethambutol, Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide,… là những loại thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị lao túi tinh. Thời gian dùng thuốc kháng lao thường kéo dài đến 9 tháng hoặc hơn nữa.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả của những loại thuốc này, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên sử dụng chúng kết hợp với thuốc hỗ trợ gan hoặc thuốc kháng viêm steroid.

4. Các loại thuốc có tác dụng tại tuần hoàn tĩnh mạch

Diosmin + Hesperidin là loại thuốc được sử dụng trong trường hợp nam giới bị xuất tinh ra máu do các tổn thương tại cơ quan sinh dục như đứt – vỡ các mạch máu. Loại thuốc này có tác dụng tăng sức bền cho thành mạch và lưu thông tuần hoàn tĩnh mạch.

Điều trị xuất tinh ra máu ở nam giới bằng thuốc Diosmin + Hesperidin
Điều trị xuất tinh ra máu ở nam giới bằng thuốc Diosmin + Hesperidin

5. Thuốc nam

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nam dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Đậu cô ve, vỏ bí đao

Cách làm: Lấy vỏ bí đao rửa sạch, thái nhỏ, đậu cô ve cũng rửa sạch rồi đổ cả 2 loại nguyên liệu vào nồi cùng 3 bát nước. Đun sôi cho đến khi chỉ còn một bát thì rót lấy nước uống. Bài thuốc này vừa trị xuất tinh ra máu lại và giúp loại bỏ triệu chứng tiểu buốt ở nam giới.

  • Bài thuốc 2: Đăng tâm, 2 quả hồng và đường trắng

Hồng rửa sạch, thái nhỏ rồi làm thành mứt. Sau đó cho hồng vào nồi cùng đăng tâm và 1 lượng đường trắng vừa đủ, đun sôi cho đến khi canh còn sền sệt thì tắt bếp. Dùng canh khi còn nóng để có hiệu quả tốt nhất.

  • Bài thuốc 3: Lá hẹ tươi

Chuẩn bị một nắm hẹ tươi rồi đem rửa sạch rồi ép lấy nước, cho thêm một vài hạt muối vào khuấy đều. Uống mỗi ngày cho đến khi tình trạng xuất tinh ra máu thuyên giảm.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị xuất tinh ra máu

Để những loại thuốc nêu trên đem lại công dụng tốt nhất, khi sử dụng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Báo cho bác sĩ ngay nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà nam giới đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới để tránh các tương tác thuốc không mong muốn.
  • Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm hoặc ngừng dùng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Không lạm dụng thuốc. Nếu sau một thời gian dùng thuốc mà không thấy hiệu quả, nam giới nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
  • Thuốc nam thường đem lại hiệu quả khá chậm. Do đó, nam giới cần kiên trì dùng thuốc để thấy được kết quả điều trị tốt.
Nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh xuất tinh ra máu
Nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh xuất tinh ra máu
  • Nam giới nên kiêng quan hệ trong thời gian chữa bệnh. Nếu có phát sinh quan hệ, tránh giao hợp thô bạo vì nó có thể khiến tình trạng xuất tinh ra máu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nam giới cũng nên từ bỏ thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể để tránh làm ảnh hưởng đến bệnh lý hiện tại.
  • Ngoài ra, nam giới cũng nên chú ý xây dựng cho mình cuộc sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể tránh xa các bệnh lý nguy hiểm.

Vừa rồi, chúng tôi đã giúp các nam giới giải đáp cho vấn đề xuất tinh ra máu uống thuốc gì và những lưu ý khi dùng thuốc. Mong rằng nam giới sẽ có được mình những sự lựa chọn phù hợp để có thể điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn chữa bệnh thành công!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày đăng: 13/03/2023 - Cập nhật lúc 11:38 am , 13/03/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc