Menu

Sử dụng thuốc kháng sinh Zanocin® trị nhiễm trùng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Biệt dược

Zanocin®

    Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên

    Loại thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

    Công ty sản xuất: Công ty TNHH Ranbaxy Việt Nam - XING GA PO

Zanocin® là thuốc kháng sinh nhóm quinolon, có thành phần chính là ofloxacin. Thuốc có tác dụng điều trị một số bệnh nhiễm trùng. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách. Vậy khi sử dụng nhóm thuốc này trong điều trị các tình trạng bệnh cần chú ý những gì? Cách dùng và liệu lượng ra sao? Giá thuốc bao nhiêu? 

Tác dụng của thuốc Zanocin® là gì?

Zanocin® là kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thuốc được chỉ định để điều trị các vấn đề như:

Zanocin® giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng
Zanocin® giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Viêm nhiễm đường niệu sinh dục như: Viêm tiền liệt tuyến, viêm bể thận, bàng quang, mào tinh, nhiễm trùng do phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, áp xe phổi, viêm tai giữa viêm amidan, viêm xoang.
  • Nhiễm trùng khác: Máu, mắt, xương khớp, mật và tuyến tiền liệt, sản phụ khoa, da và mô mềm.

Zanocin® đôi khi cũng được sử dụng để điều trị các loại nhiễm trùng khác như Legionnaires (nhiễm trùng phổi), bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng khớp, xương, dạ dày và ruột. Thuốc này cũng có thể được dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh than, bệnh dịch hạch ở những người tiếp xúc với những tác nhân gây nhiễm trùng tồn tại trong không khí.

Thuốc không có tác dụng đối với những bệnh lý nhiễm trùng do virus như cảm lạnh thông thường, cúm…

Sử dụng thuốc Zanocin® như thế nào?

Cách sử dụng thuốc Zanocin®

Zanocin® là thuốc dạng viên uống. Người bệnh có thể uống thuốc kết hợp với thức ăn hoặc không. Sử dụng thuốc hai lần một ngày, kéo dài điều trị từ 3 – 6 tuần. Thời gian điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà người bệnh cần điều trị.

Giữa hai lần uống thuốc nên cách nhau khoảng thời gian là 12 giờ.

Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc và tờ thông tin. Dùng thuốc theo đúng liều lượng và liệu trình bác sĩ đã chỉ định.

Không nên dùng chung thuốc này với các thuốc hoặc sản phẩm khác. Nên sử dụng thuốc ít nhất trước 2 giờ hoặc sau 2 giờ sử dụng thuốc khác.

Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm, người bệnh nên tiếp tục hoàn thành liệu trình thuốc. Không tự ý dừng thuốc, trừ khi gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng được cảnh báo. Việc dừng thuốc sớm hơn so với chỉ định hoặc bỏ qua liều có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng không được điều trị triệt để và dẫn đến hiện tượng kháng thuốc.

Hãy thông báo với bác sĩ sớm nếu tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc Zanocin®.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bỏ lỡ một liều thuốc, người bệnh nên uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm đó gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua và tiếp tục dùng thuốc theo kế hoạch bình thường, không dùng 2 liều quá sát nhau.

Nên làm gì trong trường hợp quá liều?

Sử dụng thuốc quá liều người bệnh có thể gặp các vấn đề như: Buồn ngủ, buồn nôn, tê và sưng mặt, chóng mặt, nóng hoặc lạnh bất thường, nói lắp, nhầm lẫn…

Khi gặp phải các vấn đề khẩn cấp do quá liều, người bệnh nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115, hoặc đến trạm Y địa phương gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Liều dùng thuốc Zanocin® như thế nào?

Tùy vào loại viêm nhiễm, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng cho từng bệnh nhân. Liều dùng khuyến cáo của thuốc là:

Liều cho người lớn:

  • Uống 200 – 400mg x 2 lần mỗi ngày. Sử dụng từ 7 – 14 ngày tùy bệnh lý.
  • Đối với bệnh nhân suy thận ClCr 20 – 25 ml/phút, điều trị bằng nửa liều, người có chỉ số ClCr < 20ml/phút dùng nửa liều khuyến nghị và điều trị xen kẽ cách ngày.

Liều cho trẻ em và trẻ dậy thì:

  • Hiện nay chưa được nghiên cứu và xác định.

Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Khi sử dụng Zanocin® người bệnh có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn dễ gặp như:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Nôn
  • Đầy hơi
  • Đau dạ dày hoặc chuột rút
  • Ăn mất ngon
  • Khô miệng
  • Thay đổi vị giác
  • Da nhợt nhạt
  • Suy nhược cơ thể
  • Đau – sưng hoặc ngứa âm đạo

Nếu những triệu chứng này diễn ra với mức độ nghiêm trọng hoặc không biến mất, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần tìm tới sự hỗ trợ từ bác sĩ nhanh chóng
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần tìm tới sự hỗ trợ từ bác sĩ nhanh chóng

Trường hợp gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm sau đây, người bệnh cần dừng sử dụng thuốc, gọi ngay cấp cứu để được hỗ trợ y tế khẩn cấp:

  • Phát ban, nổi mề đay, ngứa, bong tróc hoặc phồng rộp da, sốt
  • Sưng tại các vị trí như mắt, mặt, miệng, môi, lưỡi, họng, tay, chân, mắt cá chân, bàn chân…
  • Khàn hoặc nghẹn giọng
  • Khó thở, khó nuốt
  • Ho liên tục
  • Vàng da, vàng mắt, da nhợt nhạt, nước tiểu đậm, phân sáng màu
  • Rất khát hoặc rất đói
  • Run, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, đi tiểu thường xuyên, mờ mắt, lo lắng bất thường…
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường.
  • Đau sưng, cứng hoặc khó cử động cơ

Ngoài ra, thành phần Ofloxacin trong thuốc có thể gây ra các vấn đề xương khớp và mô quanh khớp của trẻ em. Vì vậy không nên dùng thuốc này cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Trên đây chưa phải toàn bộ những tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Vì vậy khi sử dụng thuốc hãy chú ý đến những phản ứng của cơ thể và báo ngay với bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường.

Zanocin® tương tác với những thuốc nào?

Các nghiên cứu y khoa đã xác định thuốc Zanocin® tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống đông máu: acenvitymarol, warfarin , strontium.
  • levofloxacin
  • Zanocin® có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát sinh sản bằng liệu pháp nội tiết như sử dụng thuốc viên, miếng dán… Vì vậy nếu đang áp dụng biện pháp tránh thai nội tiết hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Zanocin®.

Để đảm bảo an toàn khi điều trị bằng thuốc Zanocin®, người bệnh nên liệt kê tất cả những loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, sản phẩm chức năng, thuốc không kê đơn với bác sĩ.

Sử dụng thuốc cần thận trọng và chú ý những điều gì?

Trước khi sử dụng cần biết

– Thuốc không được chỉ định với những bệnh nhân:

  • Dị ứng nghiêm trọng với ofloxacin và các kháng sinh quinolone
  • Trẻ em dưới 18 tuổi

– Thông báo với bác sĩ nếu:

  • Bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào trước đó
  • Đang sử dụng những loại thuốc khác
  • Đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú
  • Sử dụng thuốc cho người trên 60 tuổi
  • Có các bệnh lý khác: Rối loạn co giật, có rối loạn ở gân khớp, mắc bệnh thận, bệnh gan, bệnh thần kinh…
  • Từng ghép nội tạng
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên.

Trong khi sử dụng thuốc Zanocin® cần chú ý gì?

  • Không lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia vào các hoạt động khác đòi hỏi phải tỉnh táo
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia cực tím. Khi đi ra ngoài người bệnh cần mặc quần áo bảo hộ, đeo kính râm vì khi dùng Zanocin®, da người bệnh nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Nếu da bị sưng, đỏ, hoặc phồng rộp hãy tìm đến bác sĩ sớm.
Khi sử dụng Zanocin®, người bệnh không nên tiếp xúc với ánh nắng vì lúc này da rất nhạy cảm
Khi sử dụng Zanocin®, người bệnh không nên tiếp xúc với ánh nắng vì lúc này da rất nhạy cảm
  • Thông báo với các bác sĩ về việc đang sử dụng Zanocin® khi phải làm các phẫu thuật khác

Phụ nữ có thai, người đang cho con bú cần lưu ý những gì?

Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu xác định về việc sử dụng Zanocin® cho phụ nữ có thai và người đang cho con bú có an toàn hay không. Vì vậy nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú thì người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Bảo quản thuốc như thế nào?

  • Thuốc Zanocin® nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm thấp hoặc có nhiều ánh sáng.
  • Không lưu trữ thuốc trong nhà tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh.
  • Để thuốc ở nơi cách xa tầm tay trẻ em.
  • Không vứt thuốc vào bồn cầu hoặc đường ống nước khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc thuốc đã hết hạn. Hãy tham khảo cách tiêu hủy thuốc an toàn từ các bác sĩ, dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương.

Thuốc Zanocin® có giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Zanocin® hiện đã được sản xuất tại Việt Nam. Người bệnh có thể mua thuốc ở các quầy thuốc tân dược trên cả nước. Thuốc được niêm yết với mức giá 6.260 VNĐ/ viên. Giá thuốc có thể dao động giữa các cơ sở bán thuốc.

Người bệnh nên tìm đến những địa chỉ bán thuốc uy tín, kiểm tra kỹ bao bì, thông tin thuốc khi mua để đảm bảo mua được thuốc chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

Trên đây là những thông tin về thuốc Zanocin®. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho nhiều bệnh nhân khi điều trị bệnh. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế những chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ thăm khám và kê đơn.

wikibasi.com không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin xem thêm: Tacozin® điều trị tình trạng nhiễm trùng dùng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top