Trẻ bị hắc lào: Cha mẹ cần nhận biết sớm triệu chứng và điều trị kịp thời

Hắc lào là tình trạng viêm nhiễm ngoài da không chỉ lây lan ở người lớn mà cũng rất phổ biến ở trẻ em. Hắc lào ở trẻ em không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn, ngứa ngáy và ốm yếu. Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh hắc lào ở trẻ và nhanh chóng điều trị, ngăn ngừa kịp thời.

Trẻ bị hắc lào nguyên nhân do đâu?

Hắc lào là bệnh lý ngoài da, một dạng nấm da rất phổ biến hiện nay. Trong điều kiện môi trường sống ngày càng ô nhiễm, các bệnh về da ngày càng phát triển thì tỷ lệ người mắc và lây lan hắc lào càng nhiều hơn. Bệnh có thể gặp phải ở tất cả các đối tượng người lớn và trẻ nhỏ.

Theo chuyên trang sức khỏe Mỹ HealthLine, bệnh hắc lào ở trẻ em là một tên gọi khác của bệnh nấm da. 2 loại vi nấm gây bệnh chủ yếu là Trichophyton và Microsporum. Hắc lào ở trẻ sơ sinh tuy không phổ biến nhưng vẫn có nhiều trường hợp mắc bệnh. Thường trẻ từ 3 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao hơn. Triệu chứng bệnh hắc lào thường có ở phần da đầu và mặt, nếu không được điều trị tốt sẽ nhanh chóng lan sang các vị trí khác.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em, có thể do môi trường sống, do di truyền hoặc vấn đề vệ sinh, sinh hoạt của trẻ. Cụ thể các nguyên nhân có thể kể đến như:

Trẻ bị hắc lào do di truyền

Mặc dù nguyên nhân này ít gặp phải nhưng vẫn luôn tồn tại. Khi mẹ mang thai bị hắc lào, đặc biệt là hắc lào nặng sẽ khiến bệnh ăn sâu vào máu, vô tình truyền sang cho con. Trong quá trình sinh sản, vùng sinh dục của mẹ bị hắc lào cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hắc lào nhanh chóng.

Trẻ bị hắc lào do môi trường xung quanh

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc vệ sinh không đúng cách sẽ là cơ hội để nấm hắc lào xâm nhập vào cơ thể non yếu của bé. Những bé có cơ địa nhạy cảm, làn da mỏng manh, kháng thể yếu nên rất dễ bị hắc lào tấn công.

Trẻ bị hắc lào khiến tình trạng bệnh lây lan khắp cơ thể
Trẻ bị hắc lào khiến tình trạng bệnh lây lan khắp cơ thể

Ngoài ra, sự lây nhiễm cũng là tác nhân gây bệnh cho bé nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc các đồ dùng của người bệnh thì khả năng lây nhiễm rất cao.

Nhận biết triệu chứng trẻ bị hắc lào

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị hắc lào tương đối dễ nhận biết. Nấm hắc lào trên da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có biểu hiện:

  • Tình trạng ngứa ngáy, xuất hiện những mẩn đỏ mọng nước, vùng da bị hắc lào có chấm tròn như đồng tiền xu, sau đó là các mụn nước ở vùng rìa của vùng da bị tổn thương.
  • Hắc lào thường xuất hiện ở mặt, mông, háng của trẻ sơ sinh, do đây là những vùng hay bị ẩm ướt (trẻ tiểu nhiều khiến vùng bẹn, háng, mông không khô thoáng) và vùng chân, tay với trẻ nhỏ.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị hắc lào?

Trẻ sơ sinh được các bác sĩ chuyên khoa khuyên cáo là không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh chống viêm hay giảm đau. Do các loại thuốc này thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh nặng, việc điều trị bệnh bằng thuốc là bắt buộc nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chữa hắc lào cho bé từ dân gian

Do cơ địa của trẻ sơ sinh còn quá mẫn cảm, các kháng thể còn yếu nên khi chữa bệnh cần hết sức cẩn trọng. An toàn nhất vẫn là nên áp dụng cách chữa hắc lào dân gian như sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên, cỏ cây hoa lá.

Bạn có thể sử dụng những phương pháp chữa bệnh cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị hắc lào từ chuối tiêu xanh, lá trầu không, củ gừng, củ riềng, tỏi…Đây đều là những cách chữa mang lại hiệu quả và không gây tác dụng phụ.

Tùy cơ địa và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà kết quả của bài thuốc sẽ khác nhau. Thông thường từ 4 đến 6 tuần là bệnh sẽ khỏi hẳn.

Trẻ bị hắc lào bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Khi trẻ bị hắc lào, cần đưa bé đến gặp chuyên gia, bác sĩ về da liễu để có hướng điều trị tốt nhất.

Hiện nay, ngoài việc áp dụng các phương thuốc dân gian để chữa hắc lào cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các loại thuốc bôi cũng được bác sĩ kê đơn cho bé khá nhiều, mang lại hiệu quả tức thời.

Sử dụng thuốc Butenafine trị hắc lào cho bé mang lại hiệu quả cao
Sử dụng thuốc Butenafine trị hắc lào cho bé mang lại hiệu quả cao

Các loại thuốc như Miconazole, Butenafine, Econazole, Clotrimazole… có khả năng được áp dụng để chữa trị hắc lào cho bé.

Chăm sóc và phòng tránh cho trẻ bị hắc lào

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có bị hắc lào không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Để tránh xa bệnh  này và không bị lây nhiễm cho con, các bậc cha mẹ hãy lưu ý những điểm sau:

  • Vệ sinh đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh hắc lào. Khi tắm rửa cho bé xong, lau khô cơ thể bé bằng khăn bông mềm, tránh để da bị ẩm ướt vì đây là điều kiện môi trường lý tưởng cho hắc lào phát triển.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố mầm mống gây bệnh. Những yếu tố này chính là đám đông, có sự tiếp xúc cơ thể với bé.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa những nguyên nhân gây hắc lào liên quan đến miễn dịch, đề kháng của bé.
  • Mặc quần áo sạch sẽ, khô thoáng, thấm hút mồ hôi cho trẻ
  • Hạn chế hoặc không cho trẻ chơi các trò chơi vận động mạnh ra nhiều mồ hôi, với những trẻ đã bị bệnh cần dùng riêng đồ cá nhân để tránh lây bệnh cho những người khác trong gia đình.
  • Trong thời gian bị bệnh, các bậc phụ huynh phải chú ý, không cho trẻ gãi lên các vùng da bị hắc lào, tránh tổn thương thêm vùng da bên cạnh và để lại sẹo thâm.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, không ăn những thức ăn làm tăng khả năng gây sẹo, mủ (rau muống, đồ nếp…), hạn chế ăn bánh kẹo ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Với những trẻ đã có thể biết bơi lội, không cho trẻ tắm ở những bể bơi công cộng, vùng nước bẩn ô nhiễm.
  • Không để người lạ, người có nguồn bệnh hắc lào hôn, bế trẻ phòng tránh lây nhiễm.
  • Điều trị bệnh tận gốc để tránh tái phát bệnh nhiều lần.
  • Trong trường hợp điều trị bệnh bằng các phương pháp đông y, dân gian từ 4 đến 6 tuần chưa khỏi, cần đến các cơ sở y tế ngay để nghe lời khuyên của bác sĩ.
Cần giặt, phơi khô quần áo trẻ thường xuyên tránh ẩm mốc
Cần giặt, phơi khô quần áo trẻ thường xuyên tránh ẩm mốc

Cần kiêng gì cho bé khi đang điều trị hắc lào? Việc điều trị sẽ nhanh chóng hơn nếu bố mẹ giúp trẻ phối hợp được cả việc chữa bằng thuốc và kiêng ăn uống. Bởi trong thực phẩm hàng ngày sẽ có những đồ ăn không tốt, gây ngứa, khiến bệnh hắc lào lan rộng, tiến triển xấu hơn.

Vì vậy trong quá trình điều trị bệnh, các bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn những đồ ăn như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh đã ăn dặm, nên tránh những đồ ăn như hải sản, tôm, cua, cá hoặc người mẹ cũng cần tránh ăn những thứ này để tránh tiết ra sữa cho bé bú. Các loại như thịt gà, trứng, sữa, các loại chất kích thích bia rượu cũng không nên ăn.
  • Đối với trẻ nhỏ cũng cần kiêng ăn những thứ như trên, hạn chế hoặc không tắm bằng xà phòng tắm, nên ăn nhiều thịt bò, thịt lợn, rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh hắc lào sẽ dễ dàng chữa khỏi nếu cha mẹ có những cách điều trị hợp lý với tình trạng bệnh của bé đồng thời biết tách con khỏi nguồn lây nhiễm bệnh thì hắc lào sẽ khó có cơ hội lây lan.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của trẻ bị hắc lào, tốt nhất bạn nên đưa con đến các trung tâm y tế, gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết an toàn, hiệu quả nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Các loại thuốc trị hắc lào được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

Ngày đăng: 17/04/2023 - Cập nhật lúc 5:48 pm , 17/04/2023
Nguồn tham khảo
Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội - Bệnh viện YHCT Trung Ương. Với hơn 30 kinh nghiệm làm việc và công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Trong suốt 30 năm công tác, nghiên cứu bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã có đề tài nghiên cứu về “phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc” được giới chuyên môn ghi nhận và đánh giá cao. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tập trung phát huy ưu điểm của châm cứu và vật lý trị liệu trong trị bệnh. Đồng thời khẳng định giá trị của YHCT dân tộc, đưa châm cứu vào trị bệnh một cách bài bản và khoa học. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng thường xuyên xuất trong các chương trình tư vấn sức khỏe, gặp gỡ thầy thuốc nổi tiếng trên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, kênh kiến thức sức khỏe của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc…
Thông tin chi tiết: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Về tác giả