Bệnh Gai Khớp Gối Có Nguy Hiểm Không? Ảnh Hưởng Gì?

Gai khớp gối có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, bệnh lý này không quá nguy hiểm và không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

gai khớp gối có nguy hiểm không
Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm

Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không?

Gai khớp gối là một trong những bệnh cơ xương khớp mãn tính thường gặp. Bệnh lý này thường xảy ra ở những người bị thoái hóa khớp gối. Do cấu trúc khớp đã bị suy yếu nên cơ thể có hiện tượng tự sửa chữa bằng cách tích lũy canxi ở cơ quan này. Kết quả là khớp gối hình thành các gai xương lởm chởm.

Ban đầu, gai khớp gối không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu gai xương phát triển với kích thước lớn, mô mềm và các dây thần kinh xung quanh có thể bị cọ xát, kích thích dẫn đến sưng viêm và đau nhức. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị tối ưu đối với các bệnh xương khớp mãn tính, bao gồm cả gai khớp gối.

Mặc dù chưa thể điều trị dứt điểm nhưng bệnh lý này hoàn toàn có thể kiểm soát. Mục tiêu của điều trị là giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện khả năng vận động và ngăn sự phát triển của gai xương. Gai cột sống không phải là bệnh nguy hiểm và hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng sau:

1. Gây đau nhức dai dẳng

Đặc điểm chung của các bệnh xương khớp do thoái hóa là tiến triển nặng dần theo thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc cơn đau kéo dài dai dẳng và mức độ tăng dần lên. Như đã đề cập, ban đầu gai khớp gối không gây ra bất cứ triệu chứng nào bất thường. Tuy nhiên, khi gai xương phát triển với kích thước, mô mềm và các dây thần kinh xung quanh có thể bị kích thích dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau nhức.

gai khớp gối có nguy hiểm không
Gai khớp gối gây đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống

Cơn đau do gai khớp gối gây ra có tính chất cơ học. Tức là mức độ đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi và tăng lên khi lao động nặng, cử động khớp thường xuyên. Theo thời gian, gai xương lớn dần lên gây ma sát các cơ quan xung quanh dẫn đến tình trạng đau dai dẳng, kéo dài.

Mặc dù đau không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng cảm giác này tạo cho người bệnh sự khó chịu, bứt rứt. Thậm chí, nhiều bệnh nhân bị đau vào ban đêm gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và tâm lý.

2. Hạn chế khả năng vận động

Tương tự như các bệnh xương khớp khác, gai khớp gối cũng khiến cho bệnh nhân giảm khả năng vận động. Bản thân khớp gối là một trong những khớp có cấu tạo phức tạp nhất trong hệ cơ xương khớp. Cấu trúc này đảm bảo khớp cử động linh hoạt, nhịp nhàng với các nhóm cơ và tín hiệu từ não bộ.

Khi khớp gối xuất hiện gai xương, mô sụn và các cơ quan xung quanh sẽ bị kích thích liên tục dẫn đến tình trạng đau nhức và hạn chế khả năng vận động. Những trường hợp hình thành gai xương kích thước lớn có thể làm rạn xương bánh chè và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động.

Khớp gối là một trong những khớp quan trọng. Không chỉ phục vụ cho hoạt động đi lại và mang vác, khớp gối còn phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Vì những lý do này, các vấn đề ở khớp gối đều đều sẽ gây suy giảm khả năng vận động rõ rệt.

3. Gây ra nhiều phiền toái khi sinh hoạt, làm việc

Gai khớp gối có mối liên hệ mật thiết với tính chất công việc. Thống kê cho thấy, những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác hoặc vận động viên điền kinh,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do các công việc này làm gia tăng áp lực lên khớp gối, từ đó kích thích phản ứng tự sửa chữa bằng cách hình thành gai xương.

Bệnh gai khớp gối ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lao động – đặc biệt là với những công việc kể trên. Nhiều người đã phải từ bỏ và thay đổi công việc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, tình trạng đau nhức và hạn chế khả năng vận động cũng gây ra nhiều phiền toái khi sinh hoạt. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi leo cầu thang, đi bộ, lấy các vật dụng và khuân vác. Trường hợp nặng có thể phải nhờ sự trợ giúp của gia đình trong việc sinh hoạt.

4. Tổn thương đầu gối vĩnh viễn

Những trường hợp gai khớp gối không được điều trị có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn. Gai xương được hình thành từ canxi và nhiều loại khoáng chất khác nên có tính chất cứng không thua kém mô xương thông thường. Khi gai xương phát triển với kích thước lớn sẽ gây tổn thương dây thần kinh, bào mòn mô sụn và có thể gây rạn xương bánh chè.

gai khớp gối có nguy hiểm không
Nếu không được điều trị, gai khớp gối có thể gây tổn thương khớp gối vĩnh viễn

Nếu những tổn thương này không được phục hồi kịp thời, đầu gối có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động và đôi khi phải phẫu thuật thay khớp do khớp mất hẳn chức năng.

5. Biến chứng do các phương pháp điều trị

Ngoài những biến chứng do bệnh gai khớp gối gây ra, bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng và tác dụng phụ do các phương pháp điều trị. Hiện nay, phương pháp chính trong điều trị bệnh lý này là sử dụng thuốc và vật lý trị liệu. Trường hợp nặng và không có đáp ứng với các phương pháp khác sẽ được xem xét phẫu thuật.

gai khớp gối có nguy hiểm không
Bệnh nhân gai khớp gối có thể gặp phải các biến chứng do sử dụng thuốc và phẫu thuật

Tất cả các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn rủi ro. Trong đó thường gặp nhất là:

  • Các tác dụng phụ do dùng thuốc như đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tăng đường huyết,…
  • Phẫu thuật là phương pháp có nguy cơ cao nhất. Ngoài chi phí điều trị cao, phương pháp này còn có thể gây nhiễm trùng, tổn thương mạch máu và dây thần kinh trong quá trình phẫu thuật, dị ứng thuốc gây mê, gây tê,…

Nhìn chung, các phương pháp điều trị gai khớp gối đều có thể gây ra tác dụng phụ và biến chứng. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, tỷ lệ gặp phải tác dụng ngoại ý đã giảm đi đáng kể. Hơn nữa trước khi áp dụng, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ và rủi ro để đảm bảo an toàn.

Lời khuyên cho bệnh nhân bị gai khớp gối

Gai khớp gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp. Bệnh lý này gặp chủ yếu ở người trung niên và cao tuổi với nguyên nhân đa dạng. Gai khớp gối không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân cần chăm sóc và điều trị đúng cách để quản lý bệnh thành công.

gai khớp gối có nguy hiểm không
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để quản lý thành công bệnh gai khớp gối

Lời khuyên cho bệnh nhân bị gai khớp gối:

  • Gai khớp gối có tiến triển chậm và thường nghiêm trọng hơn theo thời gian. Vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.
  • Tuân thủ các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thực hiện thêm một số cách chữa gai khớp gối tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Chú ý những biểu hiện bất thường để kịp thời thăm khám và xử trí.
  • Các loại thuốc trị gai khớp gối đều tiềm ẩn rủi ro và tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có tác dụng ngoại ý. Bên cạnh đó, nên kiêng dùng rượu bia, thuốc lá và ăn uống điều độ để hạn chế tác dụng không mong muốn.
  • Đối với những trường hợp phải phẫu thuật, cần chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tập vật lý trị liệu và tái khám thường xuyên để được đánh giá tốc độ phục hồi.
  • Thừa cân – béo phì có thể gia tăng áp lực lên khớp gối. Để quản lý gai khớp gối, bệnh nhân cần giảm cân khoa học bằng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Hy vọng qua bài viết trên, bệnh nhân đã hiểu rõ vấn đề Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không?. Hiểu được tính chất của bệnh lý này sẽ giúp bệnh nhân chủ động trong việc điều trị và chăm sóc, từ đó quản lý bệnh tốt hơn. Nếu cần thiết, nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng: 12/07/2023 - Cập nhật lúc 11:54 am , 12/07/2023

Bài viết nhiều người đọc