Mụn cóc có lây không? Những con đường lây nhiễm nhanh chóng của mụn cóc

Hỏi: Mụn cóc có lây không và nguy hiểm như thế nào đối với người bị bệnh? Em bị mụn cóc ở tay mấy tháng nay, em làm rất nhiều cách nhưng mụn vẫn không hết. Nếu có thể lây thì mụn cóc lây nhiễm qua đường nào vậy ạ và em cần phải làm gì để sớm loại bỏ chúng? – (Trần Hương Giang – Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

Trả lời:

Xin chào bạn Hương Giang! Trước tiên chúng tôi rất vui và cảm ơn vì bạn đã gửi câu hỏi về góc tư vấn của Wikibacsi.com. Mụn cóc là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp ở tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Bệnh do một loại virus có tên gọi là human papillomavirus (HPV) gây ra tình trạng tăng sinh lành tính ở lớp nông vùng thượng bì tạo thành những nốt u nhú sần sùi, có kích thước to nhỏ khác nhau.

Biểu hiện dễ thấy nhất của mụn cóc là những nốt mụn có hình tròn chai cứng có cùng tông màu với da hoặc màu thâm đen. Chúng có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất là vùng bàn tay, bàn chân. Ngay sau đây là những giải đáp của chuyên gia về vấn đề mụn cóc có lây không cho bạn Hương Giang cũng như những ai có cùng quan tâm.

Mụn cóc có lây không là sự quan tâm của rất nhiều người
Mụn cóc có lây không là sự quan tâm của rất nhiều người

Mụn cóc có lây không và con đường lây nhiễm

Câu trả lời là có. Mụn cóc không những có lây mà còn lây lan rất nhanh chóng. Các chuyên da da liễu khẳng định mụn cóc có lây lan. Virus HPV phát tán thuận lợi trong điều kiện môi trường công cộng như các bể bơi, phòng tập thể dục, chỗ tập thể đông người hay văn phòng công ty làm việc…

Những con đường lây nhiễm của mụn cóc

Mục có có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, theo các chuyên gia, có một số con đường lây nhiễm mụn cóc chủ yếu sau đây:

  • Lây nhiễm từ người này sang người khác: Mụn cóc dễ dàng lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Có thể là do vô tình sờ, cọ sát, cầm nắm hay quan hệ tình dục…
  • Sử dụng chung đồ với người bị mụn cóc: Việc sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh mụn cóc như rửa chung khăn mặt, dùng chung khăn tắm, giầy dép, chăn, màn cũng là những nguyên nhân khiến mụn cóc có điều kiện hoành hành phát triển.
  • Lây nhiễm từ chính cơ thể của người bệnh: Một con đường khác khiến mụn cóc thêm trầm trọng đó là tình trạng tự lây nhiễm trên chính cơ thể. Tức là ban đầu trên cơ thể chúng ta chỉ xuất hiện một vài mụn, sau đó nhanh chóng phát triển lây lan rộng ra khắp toàn bộ con người, những vùng da bên cạnh, vùng da bị trầy xước có vết thương hở. Do đó mụn cóc sẽ mọc toàn thân nếu chúng ta không chữa trị kịp thời và có biện pháp xử lý tận gốc.

Bị mụn cóc có nguy hiểm không?

Thoạt đầu mới nhìn thấy mụn cóc chắc hẳn nhiều người nghĩ nó sẽ gây nguy hiểm. Thế nhưng, mụn cóc khá lành tính không hề gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh ngoài một vẻ ngoài chẳng mấy thiện cảm.

Thông thường mụn cóc không gây ra nhiều đau đớn khó chịu, tuy nhiên trường hợp mụn cóc ở chân, lòng bàn chân với có kích thước lớn sẽ khiến quá trình vận động đi lại của người bệnh gặp nhiều khó khăn, tạo ra cảm giác vướng víu khó chịu.

Bên cạnh đó, mụn cóc nếu không được điều trị sớm, tồn tại dai dẳng, mức độ lây lan rộng hơn sẽ khiến quá trình chữa trị gặp khó khăn.

Như vậy, đến đây chắn hẳn bạn đã biết được mụn cóc có lây không và mụn cóc có nguy hiểm không. Hãy nhanh chóng tìm ra những cách chữa trị phù hợp để chấm dứt tình trạng bệnh phiền toái này, từ đó bảo vệ được sức khỏe cho mình và những người thân xung quanh.

Những cách điều trị mụn cóc tận gốc

Từ xưa đến nay khi bị mụn cóc người bệnh có rất nhiều giải pháp để chữa trị loại bỏ. Tuy nhiên để có thể điều trị dứt điểm tận gốc là điều không hề dễ. Trước khi quyết định điều trị theo phương pháp nào bạn cũng nên đánh giá được tình trạng bệnh của mình đang ở giai đoạn nào để xử lý phù hợp.

Nếu mụn cóc không quá nặng và chỉ xuất hiện một số ít trên bàn tay hoặc bàn chân thì bạn có thể để chúng tự mất sau 2 đến 6 tháng. Hoặc bạn hãy thử các biện pháp điều trị tại nhà hay nhờ bác sĩ phá nốt mụn bằng phương pháp áp lạnh, đốt điện hay laser mụn để mang lại kết quả nhanh hơn.

Sử dụng bông gòn thấm vào axit và bôi lên mụn cóc
Sử dụng bông gòn thấm vào axit và bôi lên mụn cóc

Trường hợp bệnh quá nặng, mụn cóc mọc dày đặc tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị loại bỏ bệnh mụn cóc hoàn toàn.

Mỗi một biện pháp điều trị (tại nhà hay nhờ bác sĩ) đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Cho dù khi mụn cóc đã được thu nhỏ lại hoặc đã biến mất thì chúng vẫn có khả năng quay lại hoặc tiếp tục “nhảy” sang những vùng da lành lặn khác.

Tùy từng mức độ bị bệnh mà bạn hãy chọn những phương pháp loại bỏ mụn cóc hợp lý nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn Hương Giang cùng quý độc giả một số cách trị bệnh mụn cóc đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà,

1. Loại bỏ mụn cóc bằng dược liệu thiên nhiên

Đây là những bài thuốc có trong dân gian từ lâu đời, và được nhiều người áp dụng thường xuyên mỗi khi bị mụn cóc. Bạn có thể dùng lá tía tô, giấm táo, băng keo để trị mụn cóc nhanh chóng.

  • Cách 1: Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

Bạn dùng tía tô rửa sạch và giã nát, sau đó đắp lên vùng có mụn cóc, cố định lại bằng băng gạc từ 20 đến 30 phút. Tiếp theo tháo ra, rửa lại bằng nước sạch. Làm liên tục từ 2 đến 3 tuần đảm bảo mụn cóc sẽ không còn một chút nào hết.

  • Cách 2: Đặc trị mụn cóc với băng keo

Hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da mụn cóc bằng sữa rửa mặt hoặc xà phòng kháng khuẩn rồi dùng băng keo băng lại trong thời gian 1 tuần thì tháo ra, rửa sạch vùng da bị tổn thương. Băng keo sẽ khiến virus HPV bị ngộp và không còn môi trường để tiếp tục phát triển. Cứ lặp lại như vậy 1 đến 2 tuần để điều trị dứt điểm mụn cóc.

Nhiều người dùng băng keo để trị mụn cóc hiệu quả
Nhiều người dùng băng keo để trị mụn cóc hiệu quả
  • Cách 3: Giấm táo trị mụn cóc

Do trong giấm táo có nhiều axit, đặc biệt là axit axit salicylic – một chất quan trọng trong tiêu diệt mụn cóc virus HPV nên giấm táo thật sự hữu hiệu cho những người bị bệnh mụn cóc.

Để sử dụng giấm táo, bạn hãy dùng tăm bông chấm vào giấm và thoa lên bề mặt mụn cóc, massage nhẹ nhàng để giấm táo thấm sâu vào da hơn từ đó khiến mụn cóc teo dần và rụng hẳn.

2. Trị mụn cóc bằng tác động ngoại khoa

Trong vài trường hợp việc điều trị mụn cóc bằng dược liệu thiên nhiên không mang lại tác dụng. Đây sẽ là lúc bạn cần áp dụng những phương pháp y tế hiện đại để nốt mụn cóc không còn hiện hữu.

Hiện nay, có nhiều cách giúp bạ thoát khỏi những nốt mụn cóc xấu xí như: liệu pháp áp lạnh, làm đóng băng nốt mụn, đốt mụn cóc… và đốt mụn cóc là cách điều trị mụn cóc được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và thời gian trị bệnh rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, để có cách điều trị phù hợp bạn cần đến cơ sở y tế uy tín, sau khi thăm khám, chẩn đoán và xác định mức độ bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều chữa trị tốt nhất cho bạn.

Trị mụn cóc bằng phương pháp ngoại khoa
Trị mụn cóc bằng phương pháp ngoại khoa

Làm sao để phòng ngừa mụn cóc lây lan?

Có nhiều cách để điều trị mụn cóc từ việc bôi thuốc, tiêm thuốc, áp dụng tác động ngoại khoa. Vậy nhưng dân gian vẫn luôn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, theo đó bên cạnh việc chữa trị tận gốc nguồn bệnh thì việc phòng ngừa lây nhiễm mụn cóc cũng rất quan trọng. Để phòng tránh mụn cóc bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Người bệnh cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, thường xuyên giặt quần áo, chăn màn. Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, dễ chịu.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người khác. Không mặc quần áo ẩm ướt, luôn giữ cho cơ thể, tay chân được khô thoáng.
  • Không đi chân trần trên những vùng ẩm ướt.
  • Thực hiện tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để không tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn trả lời cho Hương Giang cùng các bạn về câu hỏi mụn cóc có lây không. Mụn cóc sẽ lây lan cực nhanh chóng nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân bị mụn cóc và xử lý bệnh kịp thời. Để chữa bệnh hiệu quả nhất, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và có cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Xem thêm: Tổng hợp các cách trị mụn cóc cho hiệu quả tốt hiện nay

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 10:59 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo
Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội - Bệnh viện YHCT Trung Ương. Với hơn 30 kinh nghiệm làm việc và công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Trong suốt 30 năm công tác, nghiên cứu bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã có đề tài nghiên cứu về “phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc” được giới chuyên môn ghi nhận và đánh giá cao. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tập trung phát huy ưu điểm của châm cứu và vật lý trị liệu trong trị bệnh. Đồng thời khẳng định giá trị của YHCT dân tộc, đưa châm cứu vào trị bệnh một cách bài bản và khoa học. Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng thường xuyên xuất trong các chương trình tư vấn sức khỏe, gặp gỡ thầy thuốc nổi tiếng trên truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, kênh kiến thức sức khỏe của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc…
Thông tin chi tiết: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Về tác giả