Nấm phụ khoa có lây không? – 4 con đường truyền nhiễm nguy hiểm của bệnh

Nấm phụ khoa có lây không là nỗi lo của khá nhiều nữ giới khi họ đang mang trong mình căn bệnh này. Đây là bệnh lý khá nhạy cảm tại cơ quan sinh dục nữ và gây ra không ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chị em. Vậy bệnh nấm phụ khoa có lây không, lây qua đường nào và cách điều trị, phòng tránh ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh nấm phụ khoa có lây không?

Nấm phụ khoa là căn bệnh rất dễ gặp ở mọi độ tuổi của nữ giới. Khi mắc phải căn bệnh này, các chị em sẽ luôn cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy tại vùng kín, khí hư âm đạo ra nhiều bất thường.

Tình trạng nấm phụ khoa lan rộng còn gây ra những ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh, khiến chị em cảm thấy đau rát khi tiểu tiện và mỗi khi quan hệ tình dục.

Bệnh nấm phụ khoa có lây không?
Bệnh nấm phụ khoa có lây không?

Nguyên nhân gây nấm phụ khoa là một loại nấm bệnh có tên Candida – loại nấm ký sinh trong âm đạo nữ. Điều kiện môi trường âm đạo thay đổi, mất đi sự cân bằng sẽ khiến chúng sinh sôi mạnh mẽ và tấn công cơ thể tạo thành bệnh.

Các hành động dễ gây mất cân bằng môi trường axit âm đạo bao gồm: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách, có các thủ thuật y tế không an toàn, do sự thay đổi nội tiết khi mang thai, do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh hoặc do một số thói quen sinh hoạt không tốt khác của người bệnh.

Vì là bệnh lý do nấm bệnh gây ra, do đó chị em thường lo lắng, tự ti về vấn đề bệnh nấm phụ khoa có lây không. Với những nguyên nhân gây bệnh mà chúng tôi vừa nêu ở trên, cũng như từ tính chất của loại nấm Candida, chúng tôi xin trả lời rằng căn bệnh này hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người sang người.

Do đó, với những chị em đang bị nấm phụ khoa, nên điều trị bệnh sao cho hiệu quả để hạn chế tối đa việc lây nhiễm bệnh sang cho người khác.

Bệnh nấm phụ khoa lây qua con đường nào?

Viêm nấm phụ khoa là căn bệnh có thể lây nhiễm giữa người với người. Tuy nhiên, nó lây nhiễm như thế nào thì vẫn đang là câu hỏi lớn đối với nhiều chị em. Hiểu được tâm lý này, ngay sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những con đường lây nhiễm của căn bệnh này, từ đó giúp chị em có được cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân.

Nấm phụ khoa lây nhiễm qua con đường nào là chủ yếu?
Nấm phụ khoa lây nhiễm qua con đường nào là chủ yếu?

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Candida là một loại nấm ký sinh trong môi trường âm đạo của nữ. Vậy nữ giới bị nấm phụ khoa có lây không và lây qua đường nào? Khi chị em có phát sinh quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su), loại nấm bệnh này có thể tiếp xúc và tấn công trực tiếp vào dương vật nam giới.

Trên thực tế, nếu bạn tình của nữ giới đang có các bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục thì chị em cũng có thể bị tấn công ngược lại. Do đó, “yêu” không an toàn là con đường lây nhiễm bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới.

Nam giới khi bị lây nhiễm nấm phụ khoa từ bạn tình rất dễ mắc phải các bệnh lý như nấm dương vật, viêm bao quy đầu, viêm nhiễm tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh,… Các bệnh lý này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe nam giới, đặc biệt khi không được phát hiện và điều trị tốt, chúng có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh khá cao.

2. Lây qua dịch tiết của người bệnh

Khi người bình thường tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm căn bệnh của họ. Đặc biệt, khi nữ giới mặc chung đồ lót với nhau, nấm bệnh có thể tấn công trực tiếp vào âm đạo và gây nấm phụ khoa ở các chị em.

3. Lây gián tiếp

Khăn tắm, bồn tắm, bồn cầu,… là những nơi có điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh ký sinh và phát triển. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật này, bạn có nguy cơ bị nhiễm các bệnh lý viêm nhiễm khá cao.

4. Lây nhiễm trực tiếp từ mẹ sang con

Tình trạng nấm phụ khoa khi mang thai không hề hiếm gặp. Bởi lẽ, khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể nữ bị thay đổi tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây bệnh. Nếu không điều trị triệt để bệnh, tình trạng nấm phụ khoa của bạn sẽ ngày càng nặng hơn, vi khuẩn nấm bệnh có thể tấn công trực tiếp vào thai nhi và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Nấm phụ khoa có thể lây nhiễm trực tiếp từ mẹ sang con
Nấm phụ khoa có thể lây nhiễm trực tiếp từ mẹ sang con

Bên cạnh đó, khi nữ giới bị nấm phụ khoa tiến hành sinh thường, trẻ có thể bị lây nhiễm trực tiếp các loại nấm bệnh trong âm đạo của mẹ. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý bẩm sinh về da, mắt, hô hấp và tiêu hóa cho trẻ.

Các phương pháp điều trị và phòng tránh nấm phụ khoa hiệu quả

Bên cạnh vấn đề viêm nấm phụ khoa có lây không, các chị em cũng đặc biệt quan tâm đến việc cần làm gì để hạn chế sự lây nhiễm của căn bệnh này trong quá trình phòng tránh và điều trị bệnh. Khi đó, bạn cần thực hiện tốt theo lời khuyên của chuyên gia y tế, cụ thể như sau:

1. Kiêng quan hệ tình dục

Nấm phụ khoa có thể gây ra những tổn thương bên trong niêm mạc âm đạo. Khi quan hệ, những va chạm sẽ khiến các vết thương bị tác động và trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này làm cho quá trình điều trị bệnh của các chị em giảm hiệu quả, khiến bệnh có nguy cơ tái phát cao.

Bên cạnh đó, kiêng quan hệ tình dục sẽ giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh lý giữa bạn tình với nhau. Do đó, những nữ giới đang bị nấm phụ khoa cần kiêng quan hệ, nếu có phát sinh quan hệ thì hãy nhớ sử dụng các biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm cho bạn tình.

2. Điều trị song song cùng bạn tình

Nấm phụ khoa có lây không và cần phòng tránh như nào? Nấm phụ khoa hoàn toàn có thể lây cho bạn tình nếu các bạn có quan hệ không an toàn. Do đó, trong các trường hợp nam giới vô tình bị nhiễm bệnh, nữ giới nên khuyên bạn tình của mình cùng tham gia vào quá trình chữa bệnh để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ chính là nguyên nhân gây bệnh nấm phụ khoa ở nữ giới. Do đó, chị em cần biết vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ mỗi ngày, hạn chế tối đa việc thụt rửa âm đạo vì nó có thể khiến nấm bệnh đi sâu vào trong “cô bé” và khiến bệnh nặng hơn.

Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để hạn chế nấm phụ khoa
Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để hạn chế nấm phụ khoa

Ngoài ra bạn cũng nên dừng sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh vì nó có thể gây kích ứng vùng kín.

4. Loại bỏ các thói quen không tốt

Để tránh được bệnh lý này, chị em hãy hạn chế việc mặc quần áo bót sát, không mặc đồ lót khi chúng còn ẩm ướt, không sử dụng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, với những gia đình có bồn tắm, chị em đang bị nấm phụ khoa tuyệt đối không nên ngâm mình vì nó có thể gây lây nhiễm bệnh sang những người thân của bạn.

5. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ

Thay vì lo lắng quá nhiều về vấn đề nấm phụ khoa có lây không, chị em cần đẩy cao tinh thần phòng tránh và điều trị bệnh. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bệnh lý bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa một cách hiệu quả.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên thường xuyên tái khám để thấy được hiệu quả của phương pháp chữa bệnh mà bạn lựa chọn. Nếu thấy tình trạng bệnh lý không có chuyển biến tốt, bạn cần báo ngay với bác sĩ phụ trách để được tư vấn cách xử lý kịp thời.

Trên đây là những lý giải của chúng tôi về vấn đề nấm phụ khoa có lây không – một thắc mắc của nhiều nữ giới. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp chị em phòng tránh căn bệnh một cách tốt nhất, giảm thiểu tối đa sự lây nhiễm có hại cho những người thân xung quanh. Chúc các chị em sức khỏe tốt và phòng chữa bệnh hiệu quả!

Xem thêm: 4 cách chữa nấm phụ khoa ở nữ giới hiệu quả và những địa chỉ điều trị uy tín

Ngày đăng: 17/04/2023 - Cập nhật lúc 5:48 pm , 17/04/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc