Nấm Candida thực quản: Tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm với tính mạng

Nấm Candida thực quản là tình trạng nấm bệnh xâm nhập vào thực quản và gây bệnh tại bộ phận này. Bệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho vùng thực quản và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân và triệu chứng của nấm Candida thực quản

Nấm Candida có thể ký sinh ở nhiều bộ phận trên cơ thể và đặc biệt nhiều ở những nơi có nhiệt độ nóng ẩm. Nấm Candida ở thực quản là tình trạng tích tụ quá mức của các loại nấm khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng nấm men và gây viêm nhiễm.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Khi cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng có đủ sức để đẩy lùi sự tấn công của các loại nấm khuẩn. Do một vài nguyên nhân nào đó, hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm nghiêm trọng thì đó sẽ là thời điểm mà nấm bệnh Candida sinh sôi.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nấm Candida thực quản?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nấm Candida thực quản?

Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ gây ra tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể. Điều này làm mất đi sự cân bằng của các vi sinh vật và dễ gây ra các triệu chứng viêm nhiễm. Ngoài ra, các bệnh lý như HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư,… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nấm Candida thực quản.

Trẻ sơ sinh cũng dễ mắc phải tình trạng nhiễm nấm Candida thực quản bẩm sinh nếu người mẹ bị nhiễm nấm khuẩn trong thai kỳ. Những người sử dụng răng giả hoặc có các thói quen không an toàn như quan hệ tình dục bằng miệng, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu,… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhiễm nấm Candida thực quản.

Nấm Candida tại thực quản có các triệu chứng điển hình như: Khó khăn khi nuốt xuống, đau ở xương ức mỗi lần nuốt, đôi khi có thể bị chảy máu khi có sự cọ xát tại vùng bị tổn thương.

Biến chứng nguy hiểm do nấm Candida thực quản

Nấm bệnh ở thực quản rất dễ lây lan và có thể gây nấm Candida đường tiêu hóa cục bộ nếu không được điều trị triệt để. Lúc này, người bệnh có thể thường xuyên gặp phải các triệu chứng như cảm giác đau nghẹn khi nuốt, đau tức xương ức và thậm chí còn có thể nôn ra máu vô cùng nguy hiểm.

Nấm Candida thực quản gây sốt cao, chán ăn và suy nhược cơ thể
Nấm Candida thực quản gây sốt cao, chán ăn và suy nhược cơ thể

Tình trạng nấm Candida thực quản quá nặng còn có thể gây ra tình trạng sốt cao, chán ăn, sút cân nghiêm trọng. Ngoài ra, nấm bệnh còn có khả năng lan xuống các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa và gây nấm Candida ở dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét nặng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của nấm Candida thực quản là dẫn tới tình trạng xuất huyết thực quản, thủng thực quản, hẹp thực quản.

Chữa nấm Candida thực quản như thế nào?

Các bệnh lý phát triển trên cơ thể do nấm gây ra ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự ra đời của các loại thuốc kháng nấm đặc trị cho từng trường hợp.

Với nấm Candida thực quản, nhóm thuốc Fluconazole là một lựa chọn được khá nhiều bác sĩ chuyên khoa tin dùng. Nhóm thuốc này có thể hấp thu tốt qua đường ruột và không bị thay đổi tính chất khi gặp thức ăn hoặc pH dịch dạ dày, do đó nó rất phù hợp cho việc điều trị nấm Candida đường ruột. Thuốc này giúp người bệnh đào thải độc tố chủ yếu qua con đường nước tiểu nên bạn cũng cần uống đủ lượng nước mỗi ngày.

Thuốc kháng nấm là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng
Thuốc kháng nấm là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng

Nhóm thuốc này tuy tốt nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng men gan,… Do đó, bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt của thuốc.

Một số cách phòng tránh nấm Candida thực quản hiệu quả

Để không bị căn bệnh nhiễm trùng nấm men này tấn công, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng hai lần/ngày để tránh nấm Candida ở miệng lan xuống thực quản.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước súc miệng có nhiều hóa chất.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm khẩu phần đường trong các món ăn.
  • Bổ sung sữa chua mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể.
  • Tăng cường thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh nấm Candida thực quản cùng phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh lý này. Người bệnh cũng nên lưu ý, nếu trong quá trình chữa bệnh tại nhà không thấy hiệu quả, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn khám chữa bệnh một cách tốt nhất.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Nấm Candida và cách chữa trị cho hiệu quả tốt, an toàn với sức khỏe

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 10:03 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc