Nấm Candida ở nữ giới có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào cho hiệu quả tốt?

Nấm Candida ở nữ giới là tình trạng nhiễm nấm ở nhiều bộ phận và gây ra các bệnh lý khác nhau. Nấm Candida là loại nấm gây bệnh hàng đầu ở nữ giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các chị em. Vậy nấm Candida ở nữ có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Nấm Candida ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào?

Tình trạng nhiễm trùng nấm men Candida là bệnh lý khá dễ gặp. Thông thường, loại nấm này chỉ là một loại ký sinh không gây hại. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh sôi mạnh mẽ, giải phóng độc tố và hình thành các bệnh lý trong cơ thể nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết nấm Candida ở nữ giới là gì?
Dấu hiệu nhận biết nấm Candida ở nữ giới là gì?

Để có thể điều trị và phòng tránh tốt căn bệnh này, người bệnh cần phát hiện các dấu hiệu nấm Candida khi chúng còn ở mức độ nhẹ. Những triệu chứng điển hình của loại vi nấm này là:

  • Nấm Candida tại bộ phận sinh dục (âm đạo): Nữ giới có thể thường xuyên bị ngứa rát vùng kín, ra nhiều khí hư với màu sắc và mùi khác lạ, vùng da xung quanh vùng kín xuất hiện các đốm mụn màu trắng hoặc đỏ, sưng tấy vô cùng khó chịu.
  • Nấm Candida tại đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đường ruột, hậu môn): Nữ giới sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như ăn uống khó tiêu, bị ợ nóng, thường xuyên tiêu chảy, dễ nôn và chán ăn.
  • Nấm Candida tại miệng, họng: Khi nấm Candida ở nữ giới tấn công vào miệng, nó sẽ khiến người bệnh bị các mảng màu trắng bám đầy trong khoang miệng, các tổn thương có hình như miếng pho mát, đau họng và đau nhói ở xương ức mỗi khi nuốt xuống. Nướu của người bệnh cũng sẽ bị sưng đỏ, lở loét và rất dễ chảy máu.
  • Nấm Candida ở móng, da: Các chị em khi bị nhiễm nấm Candida ở các vùng này sẽ thấy các vết mụn đỏ hoặc trắng, da bong tróc, đỏ tấy, ngứa ngáy. Ở móng tay, móng chân cũng có thể xuất hiện các mảng bám màu trắng và vùng da xung quanh móng bị nứt nẻ.

Nấm Candida ở nữ giới có nguy hiểm không?

Tình trạng nấm Candida ở phụ nữ dễ gặp nhất đó là nhiễm nấm tại cơ quan sinh dục. Khi đó, nữ giới có thể bị nấm phụ khoa với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của phái đẹp.

Nấm Candida ở nữ giới có nguy hiểm không?
Nấm Candida ở nữ giới có nguy hiểm không?

Nấm Candida ở phụ nữ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh. Nhiễm nấm khuẩn sẽ khiến các chị em luôn khó chịu, cảm thấy mệt mỏi, rất dễ cáu gắt và mất tập trung trong công việc.

Bên cạnh đó, nấm Candida còn làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch trong cơ thể nữ giới. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho các chị em.

Nấm Candida khi phát triển quá mạnh có thể xâm nhập vào máu. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nữ giới, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Với trường hợp nấm Candida tại cơ quan sinh dục, chúng có thể làm suy giảm chức năng của các bộ phận sinh sản, từ đó dẫn đến nguy cơ vô sinh khá cao ở nữ giới.

Điều trị nấm Candida ở nữ giới như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh lý này. Khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý của bạn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp trị nấm Candida ở phụ nữ phổ biến và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay:

Thuốc Tây y chữa nấm Candida

Bạn sẽ được kê đơn các loại thuốc đặc trị giúp kháng nấm như thuốc uống Fluomizin, Mebines. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kết hợp với thuốc bôi, thuốc đặt (đối với trường hợp nhiễm nấm Candida âm đạo).

Thuốc Đông y trị nấm Candida ở nữ giới

Thuốc Đông y khá lành tính và là phương pháp được đánh giá an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, cách này lại mang lại hiệu quả khá chậm nên đòi hỏi phải thật kiên trì trong quá trình điều trị.

Sử dụng thuốc Đông y trị nấm Candida ở nữ giới
Sử dụng thuốc Đông y trị nấm Candida ở nữ giới

Trị bệnh nấm Candida ở phụ nữ bằng phương pháp dân gian

Với những chị em bị nấm Candida ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các mẹo chữa nấm ngay tại nhà như dầu trà xanh, dầu dừa, muối, tỏi,… Trường hợp đã bị nấm bệnh nặng, bạn không nên áp dụng các cách này.

Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc nêu trên, người bệnh cũng có thể trị bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Ngoài ra, với những nữ giới bị nấm Candida phụ khoa, bạn cần kiêng quan hệ tình dục để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho các chị em về tình trạng nấm Candida ở nữ giới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh nhiễm trùng nấm men nguy hiểm này. Chúc các bạn sức khỏe!

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Nấm Candida và cách chữa trị cho hiệu quả tốt, an toàn với sức khỏe

Ngày đăng: 22/05/2023 - Cập nhật lúc 9:49 am , 22/05/2023
Nguồn tham khảo
Biên tập viên
Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Miss Trang đã từng làm việc tại một số cơ quan báo chí và nhiều dự án phát triển website về mảng nội dung sức khỏe. Miss Trang chịu trách nhiệm cập nhật các tin tức về các vấn đề chăm sóc sức khỏe từ các nhóm, cộng đồng của người bệnh, đảm bảo đưa tin nhanh chóng và giải quyết được những khó khăn tức thời của người bệnh. Nghiên cứu các thông tin y khoa về các vấn đề sức khỏe, biên tập viết bài trên website wikibacsi.com
Về tác giả

Bài viết nhiều người đọc