Viêm Amidan

Viêm amidan điều trị ra sao, uống thuốc gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi bệnh dễ tái đi tái lại và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn về mối bận tâm này.

Viêm amidan là gì?

Amidan là hai hạch bạch huyết nằm hai bên của cổ họng, có nhiệm vụ ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời bảo vệ cơ quan hô hấp dưới. Tuy nhiên, khi cơ quan này bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus sẽ sinh ra viêm nhiễm. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm amidan gồm có:

  • Môi trường sống nhiều khói bụi;
  • Thời tiết thay đổi đột ngột;
  • Sử dụng nhiều đồ ăn, thức uống lạnh;
  • Do sự phát triển mạnh của các tạng bạch huyết nên có nhiều hạch ở cổ và họng dẫn đến dễ bị viêm amidan. 
  • Do vị trí, cấu trúc của amidan có nhiều ngóc ngách và khe kẽ nên các tác nhân gây hại dễ dàng trú ẩn ở đây, theo thời gian sinh ra viêm nhiễm.

Người bị viêm amidan thường có dấu hiệu đau họng, nuốt khó, thở có mùi hôi, sốt cao,… Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ thấy tình trạng sưng đỏ và thậm chí có mủ ở amidan. 

Do đó, bệnh cần được phát hiện kịp thời và tìm giải pháp điều trị phù hợp để ngăn nguy cơ tái đi tái lại thường xuyên, chuyển sang viêm amidan mạn, đặc biệt là viêm amidan quá phát ở trẻ em.

Vậy đây là giải pháp điều trị hiệu quả? Người bệnh nên dùng thuốc nào để vừa an toàn, vừa hiệu quả? Dưới đây, lương y Tuấn sẽ giải đáp hết những câu trả lời này.

Điều trị viêm amidan như thế nào cho đúng cách?

Có nhiều phương pháp được đưa ra để điều trị viêm amidan. Tùy vào triệu chứng, nguyên nhân và mức độ bệnh ở từng người mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp Tây y

Hiện nay, dùng thuốc trị viêm amidan là biện pháp điều trị chính đối với căn bệnh này.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Hầu hết người bệnh đều lựa chọn giải pháp này bởi tính tiện lợi, dễ dùng và cho hiệu quả nhanh. Các loại thuốc hay được dùng để trị viêm amidan gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau họng, sốt và các triệu chứng đau đớn khác của viêm amidan. 
  • Kẹo ngậm cổ họng bằng thuốc: Một số viên ngậm họng có chứa thuốc gây tê để làm tê và dịu cổ họng. Nhiều loại cũng chứa thuốc chống viêm, chất khử trùng để làm giảm sưng, viêm và loại trừ các vi khuẩn gây ra viêm amidan.
  • Thuốc xịt họng và nước súc miệng: Thuốc này có chứa thuốc gây tê, chống viêm, giúp làm giảm các triệu chứng đau rát và sát trùng trực tiếp vào cổ họng.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Thuốc có tác dụng hạ thân nhiệt và giảm đau.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn. Viêm nhiễm do vi khuẩn thường nghiêm trọng và dễ bị biến chứng hơn.
  • Thuốc giảm phù nề, chống viêm

Ngoài các loại thuốc cơ bản trên đây thì người bị viêm amidan cũng có thể sẽ được kê đơn sử dụng thêm thuốc giảm ho, thuốc kháng histamin, kẽm, vitamin C,…

TÌM HIỂU THÊM: Viêm amidan hốc mủ: Cảnh báo biến chứng và cách khắc phục

Lương y Tuấn cho biết, khi sử dụng thuốc Tây y chữa amidan, người bệnh cần lưu ý:

  • Thời điểm dùng thuốc kháng sinh: Đa phần các loại thuốc kháng sinh thường chỉ có tác dụng với vi khuẩn chứ không có tác dụng với các tác nhân gây bệnh khác. Do đó, nếu dùng kháng sinh cho trường hợp viêm amidan không do vi khuẩn gây bệnh thì thuốc sẽ không có hiệu quả. 
  • Thời gian dùng thuốc: Với thuốc kháng sinh, nên dùng trước bữa ăn, bởi lúc này thuốc hấp thụ tốt nhất qua đường tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, thuốc không nên dùng quá 10 ngày.

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong thăm khám và điều trị bệnh, lương y Tuấn khuyên người bệnh trước khi sử dụng thuốc, nên đi thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

Người bệnh cần tuân thủ uống đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Điều này giúp ngăn tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. 

Đặc biệt, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn mà thuốc đem lại như nhờn thuốc, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc chảy máu kéo dài, sốt thấp khớp, viêm thận,… người bệnh chỉ được phép dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ và không quá lạm dụng thuốc. Trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng.

Thuốc tây tuy mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhưng ở nhiều trường hợp, bệnh không được điều trị khỏi, dễ có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần. 

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Sau khi sử dụng thuốc Tây nhưng không có hiệu quả, phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tối ưu để điều trị khỏi tình trạng viêm amidan.

Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như:

  • Khó thở khi ngủ
  • Thở khó khăn
  • Khó nuốt
  • Áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh

Cắt amidan giúp loại trừ ổ viêm trong vùng hầu họng, cải thiện sức khỏe và hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

Tuy nhiên, lương y Tuấn cho hay, phẫu thuật cắt amidan không được chỉ định với những đối tượng:

  • Bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…);
  • Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ;
  • Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh,…

Cách điều trị viêm amidan tại nhà

Nếu bệnh viêm amidan phát hiện sớm và triệu chứng bệnh còn nhẹ thì người bệnh có thể chữa trị tại nhà. 

Tuy nhiên, lương y Tuấn khuyên rằng, nên tìm hiểu để áp dụng đúng các phương pháp điều trị tại nhà, không phải phương pháp truyền miệng nào cũng tốt và giúp chữa khỏi viêm amidan.

Dưới đây là một số cách lương y Tuấn đưa ra, người bệnh có thể áp dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra: 

  • Uống nhiều nước ấm: Không chỉ nước lọc ấm mà các loại chất lỏng khác như trà thảo mộc, canh, súp,… các loại nước có nhiệt độ thích hợp sẽ làm dịu cơn đau rát họng do viêm amidan, điều này giúp tạo một lớp màng nhầy bảo vệ amidan cũng như miệng và cổ họng.
  • Súc miệng với nước muối: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm sạch và kháng viêm tốt. Sử dụng nước muối súc miệng thường xuyên khi bị viêm amidan sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, bệnh cũng nhanh khỏi hơn. Súc miệng không phù hợp với trẻ nhỏ vì có nguy cơ trẻ hít phải chất lỏng và bị sặc.
  • Ăn đồ lạnh: Việc ăn, uống đồ ăn lạnh, mềm, chẳng hạn như sữa chua, kem, sinh tố ướp lạnh, nhấm nháp ít nước đá lạnh, có thể làm tê cổ họng, giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng quá nhiều và quá thường xuyên, tránh bệnh thêm nặng.
  • Tránh thức ăn cứng: Những thực phẩm như bánh quy, bánh mì nướng, khoai tây chiên, táo, cà rốt sống, ngũ cốc khô, hạt điều, hạt hướng dương, lạc,… có thể làm xước cổ họng, dẫn đến kích ứng, đau đớn và thêm viêm.
  • Tăng độ ẩm trong nhà: Không khí khô có thể làm đau họng thêm. Những người bị viêm amidan có thể sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương để làm giảm bớt khó chịu ở cổ họng.
  • Hạn chế nói chuyện: Sưng ở cổ họng có thể khiến giọng nói bị nghẹt, bị đau khi nói hoặc thậm chí mất giọng. Điều này khiến nhiều người phải cố gắng nói với âm lượng lớn hơn và nói nhiều hơn, việc này đồng thời lại gây kích thích niêm mạc họng. Vì vậy, khi bị viêm amidan, hãy hạn chế nói chuyện. 
  • Nghỉ ngơi nhiều: Người bị viêm amidan nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nghỉ ngơi sẽ cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Viêm Amidan Ở Bà Bầu: Cùng Chuyên Gia Đi Tìm Nguyên Nhân, Triệu Chứng Để Xử Lý Bệnh Hiệu Quả

Lưu ý: Những thông tin cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý lạm dụng các phương pháp này thay cho thuốc chữa bệnh. 

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Điều trị bằng thuốc Đông Y

Điều trị viêm amidan bằng Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. 

Viêm amidan được chia thành hai cấp độ gồm amidan cấp và mãn tính. Theo Đông y, viêm amidan cấp được gọi là phong nhiệt ngũ nga, bệnh hình thành do phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể. 

Viêm amidan mãn tính được gọi là hỏa ngũ nga, bởi nguyên nhân sinh bệnh do hỏa độc tích tụ nhiều ngày trong cơ thể. 

Theo đó, nguyên tắc chữa viêm amidan của Đông y là loại trừ phong nhiệt, dưỡng âm, thanh phế, tiêu viêm, tán độc. Một khi tà khí yếu, chính khi mạnh, bệnh viêm amidan sẽ tự lui. Nhờ vậy, thuốc Đông y không chỉ có khả năng chữa trị bệnh khỏi từ gốc mà còn hạn chế tình trạng tái đi tái lại nhiều lần. Vì thế nên mầm bệnh không có cơ hội quay trở lại tấn công.

Hiện nay, YHCT phát triển, các bài thuốc Đông y chữa viêm amidan rất đa dạng. Tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa và mức độ mắc bệnh của mỗi người mà sẽ có những thang thuốc khác nhau. 

Thuốc Đông y trị amidan cho hiệu quả lâu dài, giúp tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Không những thế, Đông y còn bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn cơ sở bốc thuốc uy tín, tránh các nơi bán đơn thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc. 

Chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa viêm amidan

Để phòng ngừa viêm amidan một cách hiệu quả, lương y Tuấn khuyến cáo mọi người nên: 

  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị viêm amidan để tránh lây truyền bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Dùng khăn giấy hoặc bên trong khuỷu tay để che những cơn ho và hắt hơi.
  • Không dùng chung thực phẩm, chất lỏng, dụng cụ ăn uống hoặc bình uống.
  • Thường xuyên làm sạch các bề mặt, đặc biệt là trong nhà bếp và phòng tắm.…

Trên đây là thông tin về những phương pháp và thuốc điều trị viêm amidan hiệu quả. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng phương pháp nào, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh, cũng như chỉ định giải pháp điều trị phù hợp, an toàn. 

Ngày đăng: 20/04/2023 - Cập nhật lúc 3:04 pm , 27/06/2024
Chuyên khoa
Bệnh học liên quan
Xem thêm
Điều trị tham khảo
Dinh dưỡng tham khảo
    Bài thuốc tham khảo
      Triệu chứng tham khảo
        Chuyên gia
        Chính thức
        • Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ
        • Đa khoa, Y học cổ truyền
        • Hơn 30 năm
        • Nhất Nam Y Viện

        Bác sĩ  Vân Anh có nền tảng kiến thức và chuyên môn cao. Bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc phải chứng bệnh về sỏi, mất ngủ, nam khoa, xương khớp, tiêu hóa, da liễu, tai – mũi – họng, bệnh tự kỷ, dị ứng, các bệnh về thần kinh, ...

        Xem tiếp
        Chính thức
        • Bác sĩ chuyên khoa II
        • Đa khoa, Y học cổ truyền
        • Hơn 40 năm
        • Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam

        Bác sĩ Lê Thị Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Bác sĩ đã điều trị thành công nhiều chứng bệnh bằng Đông y, trong đó nổi bật là: bệnh huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh axit máu, tiểu đường tuýp II, đau vai gáy, hội chứng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, các bệnh da liễu…

        Xem tiếp
        Cơ Sở Y Tế
        Chính thức
        • số 4 đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM
        • Đa khoa
        • Bệnh viện tư nhân

        Bệnh viện Mỹ Đức được thành lập năm 2012, với chức năng chính là khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ nhỏ, điều trị vô sinh - hiếm muộn.

        Xem tiếp
        Chính thức
        • 800 giường bệnh
        • 314 đường Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
        • Đa khoa
        • Bệnh viện công lập

        Bệnh viện Nguyễn Trãi có tiền thân là Y Viện Phước Kiến do một cộng đồng người Hoa thành lập vào năm 1909, chuyên điều trị bệnh theo Đông y.

        Xem tiếp
        Chính thức
        • 800 giường bệnh
        • số 29, Đường Phú Châu, Khu Phố 5, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
        • Đa khoa
        • Bệnh viện công lập

        Bệnh viện Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.

        Xem tiếp
        Chính thức
        • 45 giường bệnh
        • 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
        • Đa khoa
        • Bệnh viện tư nhân

        Bệnh viện Thu Cúc hay còn được biết đến với cái tên là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

        Xem tiếp
        Chính thức
        • 170 giường bệnh
        • số 1 đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
        • Đa khoa
        • Bệnh viện tư nhân

        Bệnh viện Việt Pháp hay Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và miền Bắc nước ta.

        Xem tiếp
        Chính thức
        • Quốc lộ 22 - Ấp Chợ , Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
        • Đa khoa
        • Bệnh viện tư nhân

        Bệnh viện Xuyên Á được thành lập vào năm 2012 với ý tưởng ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Bệnh viện Xuyên Á.

        Xem tiếp

        Bài viết liên quan