Menu

Nên sử dụng Insulin glulisine để điều trị tiểu đường như thế nào? Cần lưu ý gì?

Thuốc Insulin glulisine
Hoạt chất

insulin glulisine

    Đóng gói: Dung dịch tiêm dưới da

    Loại thuốc: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

    Công ty sản xuất: Sanofi-Aventis - một công ty dược phẩm đa quốc gia của Pháp

    Quốc gia sản xuất: Pháp

Insulin glulisine (Apidra) là một loại insulin có tác dụng nhanh được sử dụng trước hoặc sau khi ăn khoảng 15- 20 phút để duy trì chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường ở mức độ ổn định và an toàn. Thuốc sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, đau tim, đột quỵ…

Thuốc Insulin glulisine có công dụng gì?

Nếu như trước đây, mỗi bữa ăn của chúng ta thường chỉ quanh quẩn ở nhà với những món điển hình như thịt cá, tôm, trứng, rau… thì hiện nay, với sự ra đời của một loạt các đồ ăn, các nhà hàng, mọi người dễ dàng thay đổi thực đơn, dễ dàng đi ăn hàng mà chẳng thèm bận tâm nó có tốt hay không.

Nếu như trước đây, mỗi tối chúng ta thường đi ngủ trước 10 giờ vì chẳng còn việc gì để làm, thế nhưng ngày nay, lượng người thức khuya, thậm chí là cả đêm không ngủ để cắm đầu vào điện thoại, máy tính hay những cuộc vui chơi ngoài xã hội lại ngày một nhiều. Có thể nhiều người không biết rằng, chính sự phong phú đa dạng đó, chính vì một lối sống không khoa học, ăn uống không lành mạnh đã đẩy con người đến gần hơn với nguy cơ bệnh tật.

Xuất phát từ những sai lầm đó, một trong những căn bệnh mà người người nhà nhà đều có thể mắc là tiểu đường. Căn bệnh này trước đây thường được coi là bệnh của người giàu, còn hiện tại và tương lai, chắc nó sẽ là “ác mộng” chung cho toàn xã hội nếu mọi người vẫn tiếp tục sống một cách thiếu trách nhiệm với bản thân như hiện tại.

Thuốc Insulin glulisine dùng cho bệnh nhân tiểu đường
Thuốc Insulin glulisine dùng cho bệnh nhân tiểu đường

Thông thường khi bị tiểu đường, cơ thể người bệnh sẽ không thể sản sinh đủ số lượng insulin – hormone do tế bào beta của tuyến tụy tiết ra để giúp giảm lượng đường trong máu. Hoặc có thể, insulin được tiết ra ào ạt nhưng lúc này cơ thể không thể vận chuyển glucose vào tế bào và khiến đường huyết tăng đột ngột. Về lâu dài, tuyến tụy sẽ bị hủy hoại và mất dần khả năng tiết ra loại hormone quan trọng này.

Chính vì thế khi mắc bệnh, cho dù là tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, mọi người vẫn nên tiêm insulin để giúp kiểm soát đường huyết. Một trong những loại insulin phổ biến được nhiều người tin dùng hiện nay là Insulin glulisine. Insulin glulisine (Apidra) là một loại insulin có tác dụng nhanh.

Được biết, chỉ sau 15 phút khi đưa vào cơ thể, loại insulin này sẽ bắt đầu hoạt động. Theo đánh giá của các chuyên gia, nó sẽ đạt được hiệu quả cực đại trong khoảng 1 giờ sau khi tiêm thuốc. 2-4 giờ sau đó, thuốc vẫn phát huy tối đa tác dụng. Insulin glulisine hoạt động bằng cách thay thế insulin thường được sản xuất bởi cơ thể và giúp di chuyển đường từ máu vào các mô cơ thể khác giúp bình ổn lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường

Nên sử dụng thuốc Insulin glulisine như thế nào?

Insulin glulisine được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm dưới da. Thậm chí, ngày nay, các nhà sản xuất đã phát minh đã dạng bút tiêm vô cùng tiện lợi cho người sử dụng. Thuốc không có dạng viên uống. Vậy Insulin glulisine được sử dụng như thế nào?

1. Liều dùng Insulin glulisine cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1

  • Liều khởi đầu: 0,5-0,8 đơn vị/kg/ngày
  • Giai đoạn giữa: 0,2-0,5 đơn vị/kg/ngày
  • Liều phân chia: 0,5-1,2 đơn vị/kg/ngày
  • Kháng insulin: 0,7-2,5 đơn vị/kg/ngày

2. Liều dùng cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2

  • Liều khởi đầu: 0,5-1,5 đơn vị/kg/ngày
  • Liều duy trì: 2,5 đơn vị/kg/ngày

3. Liều dùng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị tiểu đường loại 1

  • Liều khởi đầu: 0,5-0,8 đơn vị/kg/ngày
  • Giai đoạn giữa: 0,2-0,5 đơn vị/kg/ngày
  • Liều phân chia: 0,5-1,2 đơn vị/kg/ngày
  • Kháng insulin: 0,7-2,5 đơn vị/kg/ngày

Lưu ý:

  • Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định số lượng insulin glulisine cần tiêm mỗi ngày
  • Thuốc được sử dụng trước hoặc sau khi ăn khoảng 15- 20 phút
  • Tiêm thuốc vào một số vị trí trên cơ thể như bụng, đùi, bắp tay
  • Nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên để khu vực đó không bị tổn thương
  • Tuyệt đối không được tự ý tiêm thuốc vào tĩnh mạch hoặc cơ
Thuốc có dạng bút tiêm
Thuốc có dạng bút tiêm

Tác dụng phụ của Insulin glulisine là gì?

Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ nếu như trong thời gian dùng Insulin Glulisine và bất ngờ xuất hiện các triệu chứng bất thường như:

  • Nổi mẩn ngứa khắp cơ thể
  • Khó thở, đau đầu, nghẹt mũi
  • Co giật, chân tay hay bị run rẩy, đau khớp
  • Nhịp tim nhanh, đau tức ngực
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt
  • Thính giác, thị giác bị ảnh hưởng
  • Lưỡi, cổ họng, mặt bị sưng
  • Tăng cân đột ngột
  • Thường xuyên bị chuột rút ở chân
  • Cổ họng luôn có cảm giác như bị chặn lại, khó nuốt, khó nói
  • Nhiễm trùng mũi, họng, xoang cấp tính
  • Huyết áp tăng cao đột ngột

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Insulin glulisine?

Nếu thuộc các trường hợp dưới đây, bệnh nhân nên cẩn trọng khi sử dụng Insulin Glulisine để tránh gặp phải những tai ương không mong muốn:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
  • Bệnh nhân bị tiểu đường loại 1 nhưng chưa được 4 tuổi
  • Mắc bệnh suy tim, đã từng lên cơn đau tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim
  • Người bị huyết áp cao
  • Chức năng gan, thận không tốt, có nguy cơ mắc bệnh suy gan, suy thận
  • Người có nồng độ kali trong máu thấp
  • Nhiễm toan đái tháo đường
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc

Khi dùng Insulin glulisine, người bệnh cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng Insulin Glulisine để điều trị bệnh đái tháo đường, mọi người cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ, đồng thời không cản trở quá trình hoạt động của thuốc.

  • Không được tự ý pha Insulin Glulisine với các loại thuốc khác
  • Thuốc chỉ được tiêm tĩnh mạch trừ khi có sự thực hiện và giám sát chặt chẽ của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn
  • Kiểm tra dung dịch thuốc trước khi tiêm, nếu thấy có màu khác thường hoặc có cặn bên trong, hãy bỏ nó đi ngay lập tức
  • Insulin Glulisine cần được tiêm trước hoặc sau khi ăn khoảng 20 phút mỗi ngày
  • Mỗi ngày chỉ tiêm một lần nên mọi người cố gắng thực hiện vào một khung giờ nhất định để tránh bị quên liều
  • Không được sử dụng chung bút tim, ống tiêm với người khác ngay cả khi đã thay kim tiêm
  • Người bệnh tránh tự ý ngừng dùng thuốc mà chưa thông báo cho bác sĩ
  • Trước khi tiêm, cần làm sạch khu vực da cần tiếp xúc với kim tiêm
  • Ống và kim tiêm nên được thay mới hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng
  • Với Insulin Glulisine dạng bút tiêm, mọi người nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có in trên bao bì sản phẩm hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ
  • Cố gắng uống rượu bia, hút thuốc lá ở mức ít nhất có thể để tránh làm cho bệnh có chuyển biến xấu
  • Người dùng nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để xác định mức độ hiện tại của bệnh
  • Tuyệt đối không được tự ý nâng liều dùng mỗi ngày vì việc dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết đột ngột, khiến bệnh nhân hôn mê, tử vong
  • Sau khi tiêm thuốc, người bệnh tránh lái xe hoặc làm việc nặng
Không tự ý pha Insulin glulisine với các loại thuốc khác
Không tự ý pha Insulin glulisine với các loại thuốc khác

Insulin glulisine tương tác với những loại thuốc nào?

Theo các nhà nghiên cứu, Insulin Glulisine có tương tác với một số thuốc điển hình như:

  • Pioglitazone
  • Rosiglitazone
  • Glimepiride
  • Metformin
  • Pramlintide
  • Ethanol
  • Macimorelin
  • Acarbose
  • Albiglutide
  • Alogliptin
  • Aripiprazole
  • Asenapine
  • Aspirin
  • Atazanavir
  • Azilsartan
  • Benazepril
  • Ciprofibrate
  • Clozapin
  • Dapagliflozin
  • Darunavir
  • Deflazacort
  • Dexfenfluramine
  • Fosamprenavir
  • Fosinopril
  • Glyburide
  • Imidapril
  • Lanreotide
  • Levofloxacin
  • Linagliptin
  • Mecasermin
  • Metformin
  • Quinapril
  • Ramipril
  • Rasagiline
  • Saquinavir
  • Saxagliptin
  • Tolbutamid
  • Trandolapril
  • Valsartan
  • Xipamid
  • Ziprasidone

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bệnh nhân. Không những vậy, một số thuốc còn có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của insulin glulisine khiến cho tình trạng bệnh không được kiểm soát. Chính vì thế, trước khi sử dụng insulin glulisine, chúng tôi khuyên mọi người nên cung cấp đầy đủ tên gọi của các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng cho bác sĩ biết để họ có sự điều chỉnh về liều lượng cũng như thời gian dùng cho hợp lý nhất.

Bảo quản thuốc Insulin glulisine ra sao?

  • Tuyệt đối không để thuốc ở môi trường có nhiệt độ trên 37 độ C
  • Người bệnh có thể bảo quản insulin glulisine trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng từ 15 – 25 độ C
  • Những lọ dung dịch insulin glulisine đã mở ra thì bắt buộc cần phải để ở ngăn mát tủ lạnh
  • Với các lọ thuốc đã mở ra, sau 28 ngày, cho dù nó có còn hay không, người bệnh vẫn nên vứt bỏ
  • Không để thuốc ở gần tầm với của trẻ nhỏ
Không để thuốc ở điều kiện nhiệt độ trên 37 độ C
Không để thuốc ở điều kiện nhiệt độ trên 37 độ C

Nên mua thuốc ở đâu? Giá bao nhiêu?

Giá thành của insulin glulisine không hề rẻ và nó còn có sự chênh lệch ít nhiều giữa các địa điểm bán. Chính vì thế, để mua được sản phẩm tốt, chúng tôi khuyên mọi người nên tìm đến bệnh viện hoặc các cửa hàng thuốc lớn, uy tín. Tại đó, người bệnh sẽ được cung cấp về giá cả cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc một cách chính xác nhất. Khi mua insulin glulisine, mọi người nhớ đọc kỹ nơi sản xuất cũng như quan sát thật kỹ dược phẩm nhé.

Như bao loại insulin khác, insulin glulisine không thể giúp chữa khỏi bệnh tiểu đường một cách hoàn toàn. Nó chỉ có vai trò hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân ở mức an toàn. Chính vì thế, để hạn chế tối đa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm như mùa lòa, hoại tử chân tay, suy gan, đột quỵ… thì bên cạnh việc tiêm insulin glulisine hàng ngày, người bệnh cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ.

Không chỉ vậy, việc dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục cũng là cách hữu hiệu giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó bệnh nhân sẽ có cơ thể khỏe mạnh hơn để luôn dành chiến thắng trong cuộc chiến trường kỳ với căn bệnh hiểm ác này.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo

Bình luận

*
*

Top