Menu

Nabumetone giảm đau, kháng viêm có hiệu quả không? Thận trọng khi sử dụng

Nabumetone
Hoạt chất

Nabumetone

    Đóng gói: Viên nén

    Loại thuốc: Thuốc giảm đau, kháng viêm

    Công ty sản xuất: Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ

    Quốc gia sản xuất: Ấn Độ

    Công ty đăng ký: Micro Labs., Ltd

Nabumetone là loại thuốc chống viêm không steroid, được sử dụng để giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm và ngăn ngừa tình trạng đau cứng khớp ở người bệnh. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh gút, giảm thiểu tối đa các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.

Nabumetone là thuốc gì? Công dụng thế nào?

– Nabumetone là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đồng thời cũng được coi là loại thuốc ức chế cyclooxygenase – 2. Nabumetone thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, tiêu sưng cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.

Thuốc Nabumetone có tác dụng như thế nào?
Thuốc Nabumetone có tác dụng như thế nào?

– Bên cạnh đó, thuốc Nabumetone cũng được nhiều người áp dụng để ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do bệnh gút gây ra. Thành phần chính trong thuốc là Nabumeton – hoạt chất có tác dụng giảm đau – kháng viêm ở xương khớp do chấn thương hoặc do bệnh lý.

– Thuốc Nabumetone được chế dưới dạng viên nén với hai hàm lượng chính là 500mg và 750mg. Liều lượng thuốc mà người bệnh sử dụng sẽ do các bác sĩ trực tiếp chỉ định.

Dùng thuốc Nabumetone đúng cách như thế nào?

  • Thuốc Nabumetone được sử dụng theo đường uống trực tiếp. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể cho từng người dùng sau khi thăm khám và kiểm tra lâm sàng.
  • Người bệnh có thể dùng thuốc kèm hoặc không kèm thức ăn. Để ngăn ngừa tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Bác sĩ khuyến cáo nên dùng thuốc cũng thức ăn và uống kèm theo một cốc nước đầy.
  • Sau khi uống thuốc, người bệnh không nên nằm nghỉ ngay. Điều này có thể làm thuốc không thể phát huy được tối đa công dụng. Người bệnh nên đi lại hoặc ngồi khoảng 10 phút rồi hãy nằm nghỉ.
  • Nên uống thuốc vào những thời điểm nhất định trong ngày. Điều này giúp thuốc có thể phân bố đều đặn trong cơ thể đồng thời cũng giúp người bệnh không quên liều.
  • Không tự ý kéo dài thời gian uống thuốc, tăng hoặc giảm liều nếu không có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Không dừng uống thuốc đột ngột vì điều này là một trong những nguyên nhân khiến bệnh không được điều trị triệt để và dễ tái phát.

Liều dùng thuốc Nabumetone như thế nào?

Mỗi bệnh nhân lại có các liều lượng riêng biệt. Với thuốc Nabumetone, bác sĩ sẽ tiến hành phân chia liều lượng cho hai đối tượng người bệnh chính là người lớn và trẻ nhỏ.

1. Liều dùng cho người lớn

  • Điều trị viêm khớp dạng thấp

– Liều khởi đầu: Sử dụng thuốc với liều 1000mg, ngày uống một lần. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là dùng trước khi đi ngủ.

– Liều duy trì: Dùng thuốc Nabumetone với hàm lượng 1500 – 2000mg, chia ra làm 1 – 2 lần uống trong ngày. Liều tối đa mỗi ngày không được vượt quá 2000mg.

2. Liều dùng cho trẻ nhỏ

Thuốc Nabumetone vẫn chưa có liều dùng cụ thể cho trẻ nhỏ. Do đó, trước khi dùng thuốc cho đối tượng bệnh nhân này, người dùng cần tham khảo cẩn thận ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình điều trị.

Nên làm gì khi dùng thuốc lỡ/ quá liều?

1. Dùng thuốc lỡ liều phải làm sao?

– Khi không may bị lỡ liều thuốc, người bệnh có thể khắc phục bằng cách uống thuốc trong thời gian nhớ ra sớm nhất. Lưu ý, nếu đã gần với thời gian dùng thuốc kế tiếp, người bệnh nên dùng liều mới và bỏ qua liều cũ.

– Người bệnh cũng có thể xin ý kiến của bác sĩ về vấn đề này. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc gấp đôi liều lượng được chỉ định.

2. Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Dùng thuốc quá liều dễ khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Khi đó, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ cấp cứu kịp thời. Không nên tự chữa trị tại nhà vì nó có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ của thuốc Nabumetone là gì?

Khi dùng thuốc không đúng liều lượng, sai cách và cơ thể mẫn cảm với thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Có dấu hiệu đau dạ dày, ợ nóng, bụng chướng và bị đầy hơi
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng
  • Tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, nước tiểu đậm màu
  • Đau thắt vùng ngực, khó thở
  • Ho ra máu, đau rát họng
  • Đại tiện phân đen, phân màu đất sét, đôi khi còn lẫn cả máu
  • Tăng cân không kiểm soát
  • Phát ban và nổi mề đay nghiêm trọng trên da
  • Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi
Sốt nhẹ là một trong những tác dụng phụ điển hình của thuốc Nabumetone
Sốt nhẹ là một trong những tác dụng phụ điển hình của thuốc Nabumetone
  • Nói lắp, mất tập trung
  • Gặp các vấn đề về thị lực: mờ mắt, vàng mắt, tầm nhìn giảm
  • Bầm tím da và ngứa rát dữ dội, phồng rộp và bong tróc da
  • Tiêu chảy và táo bón
  • Yếu cơ, khả năng thăng bằng kém

Khi thấy cơ thể có một trong những triệu chứng như trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tiến hành điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có hại đến sức khỏe sau này.

Tương tác thuốc Nabumetone

1. Những thuốc nào có tương tác với Nabumetone?

Việc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể khiến cơ thể người bệnh gặp phải những tương tác không mong muốn. Dưới đây là một số loại thuốc không nên dùng chung với Nabumetone mà người bệnh nên biết:

  • Các thuốc chống ung thư và ức chế miễn dịch
  • Thuốc chống đông máu (Warfarin)
  • Các loại thuốc steroid
  • Các chất ức chế ACE (Captopril, Lisinopril, Benazepril, Ramipril,…)
  • Thuốc chống trầm cảm (Fluvoxamine, Duloxetine, Sertraline,…)
  • Các loại thuốc lợi tiểu (Furosemide)
  • Thuốc Lithium
  • Thuốc giảm đau và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (Indomethcin, Etodolac, Ketorolac, Naproxen,…)

Để hạn chế những tương tác xấu, người bệnh nên liệt kê chính xác các loại thuốc đang hoặc sắp dùng cho bác sĩ biết (bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, viên uống vitamin hoặc thực phẩm chức năng). Thông qua đó, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với người bệnh.

2. Nabumetone có tương tác với thức ăn, bia rượu không?

Thức ăn và rượu bia có thể gây ra những tương tác nhất định đến công dụng của thuốc Nabumetone. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian điều trị. Lưu ý không dùng thuốc với rượu, bia, thuốc lá vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

3. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Nabumetone?

Thuốc Nabumetone có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý sau đây:

  • Bệnh gan
  • Bệnh thiếu máu
  • Rối loạn đông máu
  • Bệnh hen suyễn
  • Bệnh thận
  • Người nhạy cảm với các loại thuốc giảm đau
  • Huyết áp cao
  • Cơ thể bị phù nề
  • Bị loét hoặc xuất huyết dạ dày
  • Có bệnh lý về chảy máu
  • Đang bị hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ hoặc có tiền sử đột quỵ

Nếu đang mắc phải một trong những bệnh lý này, người dùng cần thông báo cho bác sĩ để có thể điều chỉnh phương án điều trị phù hợp.

Thận trọng khi dùng thuốc Nabumetone

Để thuốc Nabumetone có được công dụng tốt nhất, người bệnh khi dùng cần lưu ý một số điều sau:

– Báo cho bác sĩ nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Liệt kê chính xác cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc có ý định sử dụng trong thời gian tới.

– Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi

– Cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh lý của mình để được điều trị phù hợp.

– Trường hợp đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc để có cách trị bệnh an toàn.

Bảo quản thuốc Nabumetone như thế nào?

  • Nên để thuốc ở những nơi thoáng mát, có nhiệt độ phòng.
  • Tránh để thuốc ở nơi có độ ẩm cao hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp.
  • Không để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong nhà tắm.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Bảo quản thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ
Bảo quản thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ
  • Nên bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì khi không dùng đến.
  • Khi thuốc hết hạn sử dụng, người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ về việc hủy thuốc an toàn với môi trường.

Thuốc Nabumetone giảm đau – kháng viêm có hiệu quả không?

Nabumetone có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng đối với các bệnh nhân bị viêm khớp hoặc viêm khớp mãn tính. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng trong việc điều trị bệnh gút.

Vậy thuốc Nabumetone giảm đau – kháng viêm có tốt không? Về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời rằng hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Nếu người bệnh có cơ địa hợp thuốc và tình trạng viêm khớp còn nhẹ, thuốc Nabumetone sẽ cho thấy công dụng khá tốt.

Còn với người bệnh bị mẫn cảm với thuốc và tình trạng viêm khớp mãn tính đã quá nghiêm trọng, thuốc Nabumetone sẽ rất khó đem lại kết quả. Do đó, người bệnh nên lưu ý hơn trong quá trình điều trị bằng thuốc.

Nabumetone có giá bao nhiêu?

Giá thuốc Nabumetone sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các địa điểm bán, giá dao động trong khoảng 35.000 – 60.000 đồng/hộp. Người bệnh có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc các nhà thuốc uy tín để mua thuốc với giá cả hợp lý.

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về thuốc giảm đau – kháng viêm Nabumetone. Mong rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho người bệnh trong quá trình dùng thuốc để loại bỏ các triệu chứng khó chịu về xương khớp của mình.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Thuốc Ketoprofen giảm đau, viêm do bệnh viêm khớp gây ra có tốt không?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023
Nguồn tham khảo
Bình luận (4)
Sắp xếp

Bình luận

*
*

Top