Menu

Iopamidol: Loại thuốc cần tiêm trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ

Thuốc Iopamidol
Hoạt chất

Iopamidol 

    Đóng gói: Dung dịch tiêm, tiêm tĩnh mạch

    Loại thuốc: Thường được dùng trong chụp CT hoặc các xét nghiệm phóng xạ khác

    Công ty sản xuất: Bracco – công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

    Quốc gia sản xuất: Italia

Thuốc Iopamidol là một chất tương phản iốt được tiêm cho bệnh nhân trước khi tiến hành chụp cắt lớp điện toán (CT), cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm. Khi được đưa vào cơ thể, chất tương phản (cản quang) sẽ tạo ra một bức tranh rõ ràng về các bộ phận bên trong con người, từ đó giúp chẩn đoán hoặc tìm ra các vấn đề bất thường ở não, tim, mạch máu…

Thuốc Iopamidol có công dụng gì?

Những ai đã từng ít nhất một lần chụp cắt lớp CT, cộng hưởng từ MRI, siêu âm hoặc chụp động mạch sẽ biết đến một loại thuốc có tên gọi là Iopamidol. Theo tìm hiểu, Iopamidol là một chất tương phản (cản quang) có chứa i-ốt được tiêm bào tĩnh mạch hoặc động mạch để làm tăng mức độ tương phản của hình ảnh chụp X-quang, CT.

Điều đó có nghĩa là, khi thuốc Iopamidol được đưa vào bên trong cơ thể, nó sẽ tạo ra một bức tranh rõ ràng về các bộ phận bên trong con người. Thông qua hình ảnh chụp X-quang, CT, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra những bất thường có ở cơ quan nội tạng, đường tiêu hóa, não, vú, mô mềm của cơ thể…

Thuốc Iopamidol được sử dụng cho bệnh nhân trước khi chụp CT, MRI
Thuốc Iopamidol được sử dụng cho bệnh nhân trước khi chụp CT, MRI

Nó được sử dụng để giúp chẩn đoán một số rối loạn về tim, não, mạch máu và hệ thần kinh. Khi được tiêm Iopamidol, người bệnh sẽ cảm thấy toàn thân nóng lên, vị kim loại xuất hiện trong miệng. Mọi người không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này chỉ kéo dài trong vòng vài phút. Bác sĩ có thể cung cấp thêm một loại thuốc nào đó giúp người bệnh hạn chế tối đa các tác dụng phụ khi dùng thuốc Iopamidol.

Nên sử dụng thuốc Iopamidol như thế nào?

Thuốc Iopamidol thường được tiêm truyền tĩnh mạch hoặc động mạch trước khi người bệnh chụp X-quang hoặc MRI với liều lượng cụ thể với từng trường hợp như sau:

1. Liều dùng thuốc Iopamidol cho người lớn

Trường hợpLiều lượng
Chụp X-quang tĩnh mạch ngoại vi
  • 200 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm Iopamidol 41%)
  • 25-100 ml vào mỗi chi dưới
  • Tổng liều lượng các lần tiêm không quá 350ml
Chụp X-quang đường niệu
  • 250 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm Iopamidol 51%: 50-100ml)
  • 300 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm Iopamidol 61%: 50ml)
  • 370 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm Iopamidol 76%: 40 ml)
 Chụp cắt lớp vi tính
  • 250 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm Iopamidol 51%: 130-240 ml)
  • 300 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm Iopamidol 61%: 100-200 ml)
Chụp X-quang động mạch não
  • 300 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm iopamidol 61%)
Chụp X-quang động mạch ngoại vi
  • 300 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm iopamidol 61%)
  • Truyền ở động mạch đùi hoặc dưới xương đòn: dùng 5-40 ml
  • Truyền ở động mạch chủ để chảy ra ngoại biên: dùng 25-50 ml
Chụp X-quang động mạch nội tạng chọn lọc hoặc động mạch chủ
  • 370 ml i-ốt/ml (thuốc tiêm 76%)

2. Liều dùng thuốc Iopamidol cho trẻ em

Trường hợpLiều lượng
Chụp X-quang tim mạchDùng liều lượng 370 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm iopamidol 76%) tiêm tĩnh mạch cho trẻ với 1 liều như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 10-15ml
  • Trẻ 2-9 tuổi: 15-30ml
  • Trẻ 10-18 tuổi: 20-50ml
Chụp X-quang đường niệu
  • 250 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm iopamidol 51%): 1,2-3,6ml/kg
  • 300 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm iopamidol 61%): 1-3ml/kg
Chụp cắt lớp vi tính
  • 250 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm iopamidol 51%): 1,2-3,6 ml/kg
  • 300 mg i-ốt/ml (thuốc tiêm iopamidol 61%): 1-3 ml/kg

Một số người sau khi được tiêm Iopamidol, sau 30-60 phút cơ thể sẽ có những phản ứng không tốt nếu dùng thuốc lần đầu tiên. Chính vì thế, người thân cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để sớm thông báo cho bác sĩ nếu thấy có hiện tượng bất thường.

Các chuyên gia cho biết có không ít trường hợp bệnh nhân có phản ứng dị ứng với chất tương phản có chứa i-ốt như Iopamidol. Chính vì thế, nếu đã từng có phản ứng không tốt với i-ốt trong quá khứ, người bệnh cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được chỉ định uống thêm thuốc dị ứng.

Tác dụng phụ của Iopamidol là gì?

Cùng với lợi ích cần thiết của Iopamidol được sử dụng trước khi chụp CT, thuốc còn có thể đem đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các hiện tượng dưới đây đều xảy ra nhưng mọi người vẫn nên cảnh giác. Hãy báo ngay với bác sĩ nếu dùng thuốc Iopamidol và dẫn đến:

  • Đau cánh tay, đau lưng
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Đau tức, khó chịu ở ngực
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh không đều
  • Thân nhiệt cơ thể tăng đột ngột
  • Buồn nôn và nôn
  • Co thắt dạ dày
  • Đổ nhiều mồ hôi một cách bất thường
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Màu sắc da trở nên nhợt nhạt
  • Số lần đi tiểu giảm đáng kể mặc dù uống nhiều nước
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau đầu, sốt, ho có đờm
  • Nổi mề đay, mụn ngứa, phát ban trên da
  • Giảm huyết áp ở mức nghiêm trọng
  • Khả năng di chuyển của đôi chân không còn được linh hoạt
Chú ý các phản ứng của bệnh nhân sau khi dùng thuốc này
Chú ý các phản ứng của bệnh nhân sau khi dùng thuốc này

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi sử dụng Iopamidol?

Trước khi tiến hành chụp CT hoặc xét nghiệm phóng xạ và cần có sự can thiệp của thuốc Iopamidol, mọi người cần tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và thông báo ngay cho bác sĩ nếu bản thân thuộc diện các đối tượng dưới đây. Vì những trường hợp bệnh nhân này nếu sử dụng Iopamidol sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ và đương nhiên điều đó không hề tốt cho sức khỏe.

  • Người bị viêm mũi dị ứng
  • Dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh hen suyễn
  • Mắc bệnh suy tim, xơ cứng động mạch
  • Đã từng lên cơn đau tim, đột quỵ
  • Bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2
  • Chức năng hoạt động của thận không tốt, có nguy cơ bị suy thận
  • Từng gặp các vấn đề về đông máu
  • Mắc bệnh động kinh hoặc thường xuyên bị co giật
  • Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone
  • Bệnh nhân gặp vấn đề về tuyến thượng thận
  • Mắc bệnh hồng cầu hình liềm (thiếu màu hồng cầu hình liềm) – một bệnh thiếu máu di truyền
  • Người cao huyết áp
  • Bị bệnh Homocystin niệu – một rối loạn chuyển hóa di truyền
  • Đối tượng bệnh nhân thường xuyên rơi vào tình trạng mất nước
  • Đang sử dụng thuốc metformin – thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid
  • Bệnh nhân đang mắc một căn bệnh nhiễm trùng nào đó
  • Mắc bệnh ung thư xương

Người bệnh cần lưu ý gì khi dùng Iopamidol?

  • Sau khi dùng thuốc, nếu cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bệnh nhân hãy thông báo ngay cho bác sĩ
  • Trước vào sau khi xét nghiệm x-quang, người bệnh cần uống thêm nước
  • Hãy nói ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy đau rát, sưng hoặc ngứa xung quanh khu vực vừa được tiêm thuốc
  • Không được để bản thân rơi vào tình trạng mất nước trong vài ngày sau khi sử dụng Iopamidol
  • Uống nhiều chất lỏng không chứa caffeine sau khi sử dụng Iopamidol
  • Nếu trên 65 tuổi, người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng Iopamidol vì nó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
  • Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc mới nào, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết về việc bản thân đã dùng Iopamidol
  • Chức năng thận có thể cần phải kiểm tra sau khi mọi người sử dụng thuốc Iopamidol
Thuốc có dạng dung dịch tiêm
Thuốc có dạng dung dịch tiêm

Iopamidol tương tác với những loại thuốc nào?

Iopamidol có tương tác với một số loại thuốc điển hình như:

  • Glucophage
  • Glucovance
  • Actoplus Met
  • PrandiMet
  • Avandamet
  • Kombiglyze
  • Janumet
  • Kazano
  • Invokamet
  • Jentadueto
  • Xigduo
  • Synjardy
  • Metaglip

Trên đây chưa phải là toàn bộ danh sách các loại thuốc có tương tác với Iopamidol. Chính vì thế, mọi người cần nhớ thông báo cho bác sĩ biết về thông tin mọi loại thuốc hiện đang sử dụng trước khi có sự can thiệp của Iopamidol vào quá trình chụp CT hoặc xét nghiệm.

Nên mua Iopamidol ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Iopamidol chỉ được tiêm khi người bệnh cần tiến hành chụp X-quang, cộng hưởng từ hoặc siêu âm. Đương nhiên hoạt động này chỉ có thể tiến hành ở ngay tại bệnh viện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Về phần giá tiền, mọi người nên tham khảo trực tiếp tại các bệnh viện mà bản thân mình sẽ tiến hành các thực hiện các hoạt động trên.

Thuốc Iopamidol khá an toàn tuy nhiên người bệnh vẫn cần được bác sĩ theo dõi sát sao từng phản ứng trên cơ thể. Với trường hợp người lớn tuổi, họ cần phải được chăm sóc đặc biệt sau khi tiêm Iopamidol để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Thông tin thuốc trên đây đều được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, bao gồm các bài báo trên tạp chí y khoa, những bài thuyết trình hội thảo y tế cũng như các trang tin sức khỏe nổi tiếng của nước ngoài.

Wiki Bác Sĩ không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia, tuyệt đối không được dùng theo ý thích cá nhân.

Xem thêm: Thuốc gây tê, gây mê Ketamine hoạt động như thế nào? Có tốt không?

Ngày đăng: 19/12/2023 - Cập nhật lúc 12:23 pm , 19/12/2023

Bình luận

*
*

Top